Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu 

Theo quan điểm cá nhân của tác giả Anne Lamott, Vừa Viết, Vừa Sống (Bird By Bird) là hướng dẫn để trở thành một người viết tốt hơn và để cải thiện cuộc sống. Cách tiếp cận đặc biệt của Lamott, tính trung thực và những giai thoại cá nhân của cô làm cho quyển sách này trở nên cần thiết cho các nhà văn hoặc bất cứ ai muốn trở thành một nhà văn. 

Cuốn sách này dành cho

  • Các nhà văn chuyên nghiệp và đầy tham vọng;
  • Bất cứ ai hứng thú với đời sống của người viết;
  • Bất cứ ai muốn học cách thiết lập một thói quen sáng tạo.

Về tác giả

Anne Lamott là một nhà văn, tiểu thuyết gia và giáo viên dạy viết. Cô đã xuất bản bảy tiểu thuyết, bao gồm Traveling Mercies và Hard Laughter.

Cuốn sách này có gì? Học cách giải phóng nhà văn vĩ đại trong bạn.

Vừa Viết, Vừa Sống là một hướng dẫn cổ điển về cách viết và về cuộc sống của một nhà văn. Từ nhận thức độc đáo của mình, nhà văn Anne Lamott giải thích một cách dí dỏm và trung thực cách tiếp cận của mình về cách viết và cách mà bạn cũng có thể tìm ra kỷ luật, sự cam kết và tập trung cần thiết để trau dồi tay viết của bạn.

Tuy nhiên Lamott cho thấy rằng trở thành một nhà văn tốt không có nghĩa là chỉ cần thiết lập một thói quen cứng nhắc, mà nó có nghĩa làm chậm lại sự quan sát thế giới của bạn, tìm sâu trong chính mình và môi trường xung quanh bạn những nguyên liệu để viết.

Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ tìm hiểu cách tìm giọng nói của nhà văn thực sự và tạo ra các nhân vật không thể nào quên được đến với cuộc sống thông qua các câu chuyện của bạn. Và với điều này, bạn có thể trở thành nhà văn vĩ đại mà bạn luôn muốn trở thành.

Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ khám phá:

  • làm thế nào để đối phó và tiêu diệt các khối “đá tảng” người viết thường sợ;
  • tại sao viết một “bản nháp đầu tiên” lại rất quan trọng;
  • làm thế nào để tìm ra tiếng nói thực sự của bạn như một tác giả.

Trở thành một nhà văn tốt có nghĩa là viết về mọi thứ xảy ra với bạn và diễn ra xung quanh bạn.

Mặc dù không có công thức bí mật để trở thành một nhà văn giỏi nhưng có một số bước thiết yếu.

Bước đầu tiên là học cách thư giãn, tách biệt khỏi mọi người và quan sát chặt chẽ.

Bạn từng thấy những người hay đứng ở góc trong một bữa tiệc, quan sát mọi người chứ? Các nhà văn giỏi thường giống nhau: họ thường chọn cách tách xa đám đông, quan sát mọi thứ họ thấy và ghi chép.

Công việc của nhà văn là nói lên những gì người ấy thấy và trải nghiệm. Điều này đòi hỏi khả năng thư giãn và tập trung cao độ. Điều quan trọng là đừng vội vã trong quá trình hoặc ép buộc bất cứ thứ gì.

Nói cách khác, bạn phải học cách chú ý. Dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh bạn: lối đi đầy tò mò của người lạ, cách độc đáo mà ánh nắng buổi sớm trải dài trên đôi vai của người thương, những suy tư về kỉ niệm thời thơ ấu khiến bạn cảm thấy như thế nào.

Có một lý do khác mà việc quan sát và ghi chép về thế giới lại rất quan trọng để trở thành một nhà văn giỏi. Bài viết hay nhất là bài viết truyền đạt sự thật; các quan sát bạn thu thập sẽ giúp bạn kể về những điều đó.

Cho dù bạn tin rằng quan sát của bạn sẽ tạo ra chất liệu viết tốt hay không cũng không quan trọng. Nhiệm vụ chính của bạn là cố gắng tìm ra sự thật bạn đã quan sát và tìm ra cách sử dụng chúng trong câu chuyện bạn muốn kể. Bằng cách đó, sự thật sẽ tự nhiên tìm đường vào bài viết của bạn.

Đừng ngại lấy những kinh nghiệm trong quá khứ làm chất liệu viết. Ví dụ, dành thời gian để suy nghĩ và viết về thời thơ ấu cùng những kỷ niệm khác. Sau tất cả, như một nhà văn, bạn may mắn để nhìn cuộc sống theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Bạn có thể biến những sự kiện trong trí nhớ của bạn thành phần đất bỏ hoang, rồi đào bới sự thật được chôn sâu trong đó.

Đi một chuyến vào ngân hàng trí nhớ của bạn là hợp lý miễn là bạn chắc chắn xem xét cẩn thận và viết theo quan điểm của chính bạn một cách trung thực nhất có thể. Vì vậy, bạn cần phải đánh giá bản thân theo cách bạn đánh giá mọi thứ xung quanh.

Để tìm được tiếng nói riêng, bạn phải thành thật với người đọc của mình. 

Nếu có một điều mà các nhà phê bình đồng tình về việc xác định một nhà văn vĩ đại, thì đó là nhà văn có một “giọng nói” – một phong cách độc đáo bao gồm không chỉ các chi tiết của một câu chuyện mà còn cách câu chuyện được kể.

Cách duy nhất bạn có thể phát triển tiếng nói của bạn là trung thực với người đọc về những cảm xúc thật của bạn.

Bạn không thể khám phá giọng nói chân thực của mình mà không mở cửa những cảm xúc và đối mặt với những sự thật đằng sau chúng. Đó là vai trò chính của bạn khi là một nhà văn: khám phá và đối đầu với bất cứ cảm xúc nào mà những cánh cửa đó đang giấu và nói lên bằng những câu chữ phản ánh chân lý cảm xúc của bạn.

Nguyên tắc này gìn giữ tính chân thật ngay cả khi bạn đang cảm thấy đau buồn sâu sắc hay tức giận tột cùng. Để đảm bảo tiếng nói của bạn đang phản ánh những cảm xúc đó, cách duy nhất là đối mặt với chúng và chấp nhận chúng trong quá trình viết, đặc biệt là khi bạn cảm thấy có điều gì đó đang giữ câu chữ của bạn lại: ví dụ, khi cảm xúc của bạn quá riêng tư hoặc quá khắc nghiệt để đánh giá chặt chẽ.

Để chấp nhận cảm xúc của mình, bạn phải có mặt trong các cảm xúc ấy – nói cách khác, bạn phải nhận thức đầy đủ cảm giác của mình trong bất kỳ thời điểm nào. Nếu bạn né tránh cảm xúc của mình, hoặc nếu bạn chỉ nghĩ về chúng mà không thâm nhập hoàn toàn và xuất hiện trong cảm xúc ấy, bạn sẽ không bao giờ thành thật với chính mình hay với tiếng nói của bạn.

Khi hiện thân trong cảm xúc của mình, bạn sẽ hiểu rằng thực tại của bạn – được làm từ những trải nghiệm và cảm xúc, có cả tốt lẫn xấu – thực sự là ngôi nhà của bạn. Đó là một nơi thoải mái, và bạn có thể là bản thân đích thực của mình ở đó.

Một khi bạn chấp nhận điều này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái với chính mình và với toàn bộ những cảm xúc của bạn – và bạn đang và sẽ tìm thấy tiếng nói nhà văn của riêng mình.

Đặt niềm tin vào khả năng viết, ngay cả khi bạn nghĩ mình đang làm không tốt.

Một điểm chung mà tất cả các nhà văn giỏi đều có là họ không lo lắng liệu họ có phải là những nhà văn giỏi hay không!

Nếu bạn tin tưởng rằng bạn nên viết, hãy viết. Với thời gian và sự luyện tập, cuối cùng bạn sẽ trở nên giỏi trong việc đó.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là việc viết sẽ dễ dàng. Sẽ có những ngày đau khổ nơi bạn nhìn chằm chằm vào một trang giấy để trống trong nhiều giờ. Nhưng cũng sẽ có những ngày qua một vài lần nhấp chuột và từ ngữ cứ thế tuôn trào ra.

Điều cần nhớ là mỗi ngày đều có những câu chuyện riêng của nó, miễn là bạn đủ kiên nhẫn và quyết tâm để nhìn thấy chúng.

Đối với các nhà văn trẻ, loại niềm tin này rất hữu ích. Mặc dù bạn có thể không phải là một nhà văn giỏi ngay từ đầu, bạn vẫn có thể trở nên tốt nếu bạn kiên trì.

Trên đường đi, bạn cũng có thể phát triển một khao khát thực sự cho việc viết, giống như cách một người nào đó khao khát chơi thể thao hoặc âm nhạc. Bằng cách tin tưởng rằng bạn sẽ trở thành một nhà văn giỏi, sự thất vọng của việc không viết một cách xuất sắc như bạn tin bạn có thể sẽ được thay thế bởi tình yêu tuyệt đối của hành động đó.

Một cách khác mà niềm tin là điều quan trọng để viết là các nhà văn phải tin vào vị trí của họ – bất cứ điều gì họ đang viết. Nếu bản thân bạn không tin tưởng vào lời nói của mình, chẳng ai sẽ tin bạn cả.

Làm thế nào để tạo ra được niềm tin như vậy? Hãy nỗ lực để hiểu cuộc sống, và quan tâm đến nó, càng sâu càng tốt. Điều đó đòi hỏi một cái nhìn đủ lâu và đủ khó khăn vào sự giản dị của cuộc sống mà không chỉ là những sự kiện lớn, kịch tính.

Viết về mọi thứ quan trọng với bạn. Chỉ sau đó bạn mới cảm thấy được liên kết với câu chuyện của chính mình và có thể tìm thấy những từ đúng đắn để mô tả chúng.

Để trở thành một nhà văn giỏi, hãy thiết lập một quy trình viết hàng ngày. 

Một giả định chung về các nhà văn và tất cả các nghệ sĩ, là họ chỉ làm việc khi nguồn cảm hứng đến.

Tuy nhiên, tất cả các nhà văn tốt thường theo một thói quen nghiêm ngặt. Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn tốt hơn, bạn cũng nên làm như vậy.

Tại sao? Vì thói quen là kỷ luật và kỷ luật có nghĩa là thành công.

Trước tiên, tìm một nơi để viết và đến đó mỗi ngày, ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng năng suất.

Thứ hai, đi đến đó để viết trong cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. Bằng cách làm như vậy, bạn đảm bảo rằng tâm trí vô thức của bạn đã sẵn sàng để khơi gợi sáng tạo khi bạn đến nơi.

Lần đầu thiết lập quá trình này, bạn có thể cảm thấy một chút chán và có lẽ sẽ không thể viết bất kỳ một bài nào cả.

Sau cùng bạn sẽ nhận thấy thói quen này mang tới ảnh hưởng tích cực. Bạn sẽ bắt đầu làm sạch một “không gian viết” trong đầu để chuẩn bị cho công việc sáng tạo cần thiết để có bài viết tốt. 

Ý tưởng đằng sau phương thức này là để việc viết trở thành một thói quen hàng ngày. Mặc dù sẽ có những lúc bạn đấu tranh để viết, nhưng thói quen của bạn sẽ đào tạo năng lượng sách tạo đến vào đúng thời điểm vào mỗi ngày.

Tuy nhiên, ngay cả thói quen và kỷ luật không biến bạn thành một nhà văn vĩ đại. Hãy nhớ rằng: không có công thức bí mật nào để viết tốt.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu được tầm quan trọng của sự cam kết đối với công việc của bạn. Cam kết cùng với thói quen và kỷ luật, là điều cần thiết cho sự thành công của bạn như là một nhà văn.

Tác giả thừa nhận rằng chẳng có bí mật nào được truyền trong gia đình có thể giúp cô viết tốt. Cô chẳng có được mật khẩu để “phá mật mã” của việc giỏi viết.

Thay vào đó, bằng cách suy ngẫm về tất cả các nhà văn tốt mà cô biết, tác giả đã nhận ra rằng tất cả họ đều cam kết hết mình với công việc và nuôi dưỡng kỷ luật cho những thói quen của họ.

Viết rất giống với thiền: bạn phải yên tĩnh trong tâm trí để có thể nghe thấy tiếng nói bên trong của mình. Thiết lập một thói quen hàng ngày, và gắn bó thói quen ấy như một tín ngưỡng, khiến thói quen ấy khả thi.

Cho đến nay, bạn đã thấy những điều cần thiết để trở thành một nhà văn tốt. Trong những phần tiếp theo, bạn sẽ học tất cả về các bước tham gia vào việc viết một cuốn sách.

Đừng sợ những bản nháp đầu tiên.

Nhiều người nghĩ rằng bài viết tốt hoàn toàn hình thành từ trí tưởng tượng của nhà văn. Nếu bạn đã từng viết một bài luận ở trường đại học, bạn sẽ biết điều này là không đúng: không ai viết được một bản nháp rõ ràng trong đầu tiên. 

Tất cả những cuốn sách hay là kết quả cuối cùng của một loạt các phiên bản ngày càng tốt, bắt đầu bằng việc xây dựng ý tưởng của một người – hay như tác giả gọi đó là “bản thảo tệ hại đầu tiên”.

Ngay cả những người viết dày dạn nhất cũng có thể cảm thấy khó khăn trong việc chấp nhận bài viết nghèo nàn của họ ở giai đoạn này. Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các nhà văn không chỉ chấp nhận bản nháp đầu tiên là một điểm khởi hành mà còn chấp nhận giai đoạn này của quá trình.

Bản nháp đầu tiên là một cơ hội hoàn hảo cho bạn để cho trí tưởng tượng của bạn đi lang thang và chơi với những ý tưởng.

Đừng suy nghĩ quá nhiều về bài viết ở giai đoạn này – hãy chỉ viết thôi. Suy nghĩ quá nhiều có thể phản tác dụng, cản trở sự sáng tạo của bạn và làm bạn bực bội đến mức bạn thậm chí có thể từ bỏ.

Thay vào đó, hãy tận hưởng nó! Bản nháp đầu là nơi bạn có thể lấm bẩn, lăn lộn trong đống bùn của riêng mình, được giải phóng bởi sự hiểu biết rằng bạn có thể làm sạch đống lộn xộn sau đó. Không ai có thể đánh giá bạn qua bản nháp đầu của bạn, vì vậy chỉ cần sử dụng nó để đổ tất cả mọi thứ bạn có lên trang giấy.

Một khi bạn đã tạo được ra bản nháp đầu tiên, bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa: quá trình phát triển tác phẩm, tinh chỉnh tiêu điểm và cải tiến bài viết của mình.

Xem xét bản nháp thứ hai như bản nháp “được nâng cấp”, bởi vì bạn đang sửa nó. Hãy nghĩ đến bản nháp thứ ba như bản “nha khoa”, bởi vì nó liên quan đến việc chọc thủng và viết theo cách giống như nha sĩ kiểm tra miệng của bạn, kiểm tra tình trạng của mỗi răng.

Một cách hay để nghĩ đến toàn bộ quá trình là hãy tưởng tượng bạn đang xem một câu chuyện được tiết lộ qua các bản nháp kế tiếp, như xem một tấm ảnh Polaroid đang từ từ phát triển.

Tìm hiểu rõ các nhân vật của bạn; cốt truyện và đối thoại của câu chuyện đều liên quan tới họ.

Mỗi câu chuyện hay đều có những nhân vật đáng nhớ và mỗi nhà văn đều muốn biết làm thế nào để tạo ra họ. Vậy làm thế nào để bạn tạo ra các nhân vật không thể nào quên?

Để tạo ra các nhân vật tuyệt vời, bạn phải làm quen với họ. Sau đó, một khi bạn hiểu họ, công việc của một nhà văn với bạn là mang họ đến với cuộc sống.

Làm thế nào?

Mỗi nhân vật, giống như người thực, sở hữu một mẫu cảm xúc. Hãy nghĩ về nó như một không gian nơi mà mọi thứ tạo nên tính cách của bạn – bạn muốn, ghét, nhu cầu và yêu thương – lớn lên hoặc phát triển.

Trong câu chuyện của bạn, điều quan trọng là phải có được cảm nhận về diện mạo cảm xúc của mỗi nhân vật. Hãy tự hỏi mình: nhân vật của tôi đang phát triển trên mẫu đất nào? Cái gì đang nở rộ, cái gì đang chết mòn. Đất đang ở trong điều kiện nào?

Tiếp theo, hãy xem xét chi tiết hơn: Các nhân vật của bạn đang làm gì? Chuyện gì đã xảy ra với họ?

Bạn không thể quá bảo vệ nhân vật của bạn. Bạn phải để những điều xấu xảy ra với họ. Nếu họ sống một cuộc sống lý tưởng và hành xử một cách hoàn hảo, câu chuyện của bạn sẽ trở nên bình thường và bằng phẳng – giống như cuộc sống hàng ngày.

Cuối cùng, bạn phải tìm ra tiếng nói của các nhân vật của mình. Một cách để làm điều này là mô phỏng nhân cách của nhân vật với người mà bạn biết trong cuộc sống thực, vì điều này sẽ mang lại cho nhân vật của bạn một “tiếng nói thực sự”. Điều này rất cần thiết bởi vì – như những độc giả – chúng tôi muốn tin rằng các nhân vật hư cấu nói cho chúng tôi sự thật.

Đưa nhân vật vào cuộc sống cũng có nghĩa là cho phép cốt truyện và đối thoại xuất hiện từ họ. Để làm điều này bạn phải hiểu họ. Từ sự hiểu biết này, cốt truyện và đối thoại của bạn sẽ phát triển một cách tự nhiên.

Cân nhắc nhân vật của bạn sẽ nói chuyện với nhau như thế nào trong các phân cảnh khác nhau – như trên xe lửa hoặc tại trung tâm mua sắm. Mang đến với những tình huống đầy thách thức cho họ và tưởng tượng họ sẽ phản ứng thế nào.

Hãy nhớ rằng cuộc đối thoại có thể tiết lộ về một nhân vật nhiều hơn một mô tả dài dòng.

Điều này không chỉ đề cập đến những gì nhân vật nói, mà còn cách họ nói nó – cách phát âm, tốc độ và cách nói của họ.

Cuối cùng, để tạo ra một cuộc đối thoại tốt, hãy đọc to để kiểm tra mức độ thực tế và chú ý đến cách người thực nói chuyện. Lắng nghe chặt chẽ – họ có sử dụng từ của họ một cách chính xác không? Điều gì phân biệt cách họ nói chuyện?

Chú ý đến các chi tiết để tạo ra bầu không khí của câu chuyện.

Nếu bạn đã từng say mê cuốn tiểu thuyết, bạn biết những chi tiết quan trọng như thế nào để kể chuyện. Bởi vì chi tiết làm cho câu chuyện trở nên hữu hình và đáng tin cậy hơn, một nhà văn sử dụng các chi tiết để đưa người đọc “vào trong” câu chuyện của cô.

Một chi tiết quan trọng là cách thiết lập câu chuyện. Một thiết lập tốt có thể mang câu chuyện của bạn tới cuộc sống, làm cho thế giới của các nhân vật của bạn thêm đa chiều.

Là một người viết, bạn có khả năng điều chỉnh bất kỳ thiết lập nào để phù hợp với câu chuyện và nhân vật của bạn.

Ví dụ, một khu rừng nơi xảy ra một tội ác chắc chắn sẽ được miêu tả bằng cách sử dụng những chi tiết sâu sắc hơn, u ám hơn là một khu rừng đầy ánh nắng, mà ở đó một gia đình hạnh phúc có cuộc dã ngoại buổi chiều.

Các thiết lập cá nhân của nhân vật cũng có thể tiết lộ nhiều về họ. Mối quan hệ giữa nhân vật với không gian của anh ta có thể làm sáng tỏ những khía cạnh nhất định trong tính cách của anh ta. Ví dụ, nếu một nhân vật ngày ngày lang thang quanh ngôi nhà lớn mình, điều này có thể cho thấy anh ta là một người đàn ông giàu có.

Những chi tiết tuyệt vời có thể tự hiện diện bất cứ lúc nào, do đó một nhà văn giỏi luôn mở mắt và mang theo sổ ghi chép để có thể ghi lại những chi tiết có ích khi viết.

Nhưng là những loại chi tiết nào? Ví dụ: nếu bạn ở một lâu đài vĩ đại cho một sự kiện, hãy lưu ý có bao nhiêu bước trên cầu thang chính hoặc tìm ra khoảng thời gian cần thiết để đi bộ từ một đầu của biệt thự đến nơi khác. Từ đó, bạn có thể biến nhân vật thành một người giàu sang trong sự cô độc y như thật vậy.

Tập trung vào chi tiết có thể giúp làm khuôn cấu trúc câu chuyện của bạn. Thông thường, khi một nhà văn muốn kiểm tra xem cách tường thuật hay cốt câu chuyện của anh ấy có tốt không, anh ấy sẽ viết một bản điều tra cốt truyện – một danh sách chi tiết về mọi thứ xảy ra trong mỗi chương của cuốn sách.

Khi bạn có phương pháp giải quyết, mọi chi tiết bị mất hoặc những phần vô lý của câu chuyện sẽ trở nên hiển nhiên đối với bạn. Ví dụ, nếu một nhân vật chết trong chương đầu tiên nhưng lại xuất hiện trở lại vào một ngày trong phần cuối, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã có vấn đề – trừ khi là bạn đang viết về thây ma.

Các bản nháp đầu tiên, các nhân vật đáng nhớ và các chi tiết sinh động có thể giúp bạn viết tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn gặp rắc rối trong quá trình viết?

Khi người viết vấp phải tảng đá, hãy nghỉ ngơi và hít thở để có thể tìm thấy sự tự tin.

Điều này xảy ra với mỗi người viết: đột nhiên, bạn chỉ đơn giản là không có ý tưởng để viết. Nói cách khác, bạn đã bị tấn công bởi tảng đá mà nhà văn thông thường gặp phải.

Cảm giác trống rỗng trong sáng tạo có thể làm bạn suy nhược, giống như xấu hổ và thất vọng.

Dù vậy, may mắn thay, có những điều bạn có thể làm để vượt qua được điều này.

Bước đầu tiên là chấp nhận bạn đang bị chặn (bởi tảng đá). Chỉ cần thừa nhận với chính mình rằng bạn đang không ở trong tâm trạng sáng tạo vào lúc này.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ các thói quen đã được thiết lập và viết ít nhất một trang mỗi ngày – cho dù nhiệm vụ của việc xây dựng các câu có khó khăn đến đâu.

Cuối cùng, điều sẽ giúp bạn vượt qua được khối đá này là sự tự tin của bạn – nghĩa là, kiến thức mà sớm thôi thúc bạn có thể viết lại. Bằng cách này, sự tự tin giống như một cột hỗ trợ giúp bạn đứng thẳng.

Nhưng điều gì xảy ra khi bạn mất tự tin và nguồn cảm hứng?

Đây là một tình huống gian nan. Nhưng bạn có thể lấy lại sự tự tin của bạn bằng cách lắng nghe trực giác của bạn và tin tưởng bản thân. Cố giữ bình tĩnh, vững tâm trí và hít thở – và lắng nghe trực giác của mình. Không hoảng loạn, bạn sẽ ở trạng thái được kết nối và cuối cùng sẽ trở lại trên đường đua.

Tuy nhiên, đừng quên rằng nếu trực giác của bạn nói rằng câu chuyện mà bạn bị chặn ở đó đơn giản không đủ tốt, bạn vẫn phải quan sát và tôn trọng thông tin đó.

Khối đá của nhà văn có thể khiến một câu chuyện thực sự tuyệt vời không hoàn thiện. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy mình bị chặn – đấu tranh vì đoạn, chương hay câu chuyện bạn đang viết quá nghèo nàn.

Vì vậy, làm thế nào để có thể biết chắc chắn rằng bạn phải đấu tranh hoặc cho phép mình bỏ qua? Chỉ trực giác của bạn mới có thể hướng dẫn bạn.

Hãy nhìn vào điểm yếu của bạn với sự hài hước và rộng lượng, và sau đó viết về họ.

Tất cả chúng ta đều từ chối những cảm xúc của chính mình. Đặc biệt là đối với các nhà văn, từ chối cảm xúc của một người có thể dẫn đến một tổn thất lớn, vì giá trị của những gì chúng ta cảm nhận nằm trong những gì chúng ta học được từ những cảm xúc đó.

Điều này đúng ngay cả khi nói đến các cảm giác nguy hiểm tiềm ẩn – như ghen tuông.

Đối với một nhà văn, việc ghen tị với các nhà văn khác mang nguy hại và tiềm năng bị suy giảm. Chỉ đơn giản là không có gì tích cực để thu lại từ việc đó; nó chỉ làm cho bạn hoang tưởng, đau khổ và cô đơn.

Cho dù bạn theo đuổi việc viết như một nghề nghiệp hay là một mục tiêu cá nhân, ghen tị có thể là một cảm giác quen thuộc. Ví dụ: nếu cuốn sách của bạn thân nhất của bạn được xuất bản để đánh giá trong khi những người sáng lập của bạn ở tận Chương 6, bạn có thể đố kị và quyết định không nói chuyện với người bạn đó. Tuy nhiên, nếu bạn để những cảm xúc tiêu cực phát triển, chúng có thể mở rộng tới tất cả các nhà văn, và thậm chí cả với bạn và tác phẩm của riêng bạn.

Đây là sự độc hại mà đố kị gây nên: nếu bạn không kiểm soát được nó, nó sẽ hạ độc tính cách của bạn và cuộc sống viết của bạn.

Bất kể cảm xúc của bạn thế nào – dù là đố kị, đau khổ hay sợ hãi – đừng ngại ngần tránh chúng. Thay vào đó, hãy dùng con mắt của người viết để nhìn chúng và cố gắng miêu tả vẻ đẹp bên trong đó. Hoàn toàn trải nghiệm cảm xúc của bản thân và nắm bắt chúng bằng từ ngữ sẽ giúp bạn phát triển cả về mặt văn học và con người.

Tất nhiên, đối mặt với cảm xúc của bản thân là khó khăn. Những thứ như tình yêu, đau đớn và mất mát có thể vô cùng khó khăn để dành thời gian vô tận với chúng.

Nhưng cuối cùng, khi bạn đối mặt với cảm xúc của mình, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, bạn sẽ khám phá lại được cảm giác hài hước của mình. Khóc và cười là hai mặt một đồng xu và theo thời gian, những gì dường như tận cùng của thế giới có thể sẽ là một trong những khoảnh khắc sâu sắc hơn trong cuộc sống của bạn.

Là một nhà văn, bạn có thể sử dụng tất cả những cảm xúc này để khám phá những đặc điểm nhất định của bản thân bạn và trong những người khác – và sau đó lồng ghép vào các nhân vật trong câu chuyện của bạn.

Tìm đúng người và chia sẻ với họ về công việc của bạn.

Thế giới đầy những câu chuyện. Có rất nhiều người ngoài kia đang chờ đợi để chia sẻ câu chuyện của riêng họ, đang tìm kiếm một người viết phù hợp – như bạn. Tất cả bạn phải làm là nói chuyện với họ!

Tất nhiên, viết lách thường là một nỗ lực đơn độc, và vì lý do đó nhiều nhà văn cuối cùng tự cô lập bản thân họ.

Cố gắng tránh điều này trong đời sống viết của bạn. Sau một khoảng thời gian dài ở bàn làm việc, nghiền nát mọi công việc của mình, bạn có thể bắt đầu có dấu hiệu phân ly – đến mức bạn không thể phân biệt thực tế với hư cấu.

Đừng chờ đợi cho đến khi bạn đạt đến mức độ này rồi mới tiếp cận với người khác! Thay vào đó, tìm kiếm cảm hứng trong cuộc sống của người khác. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một cuộc trò chuyện với một người lạ trong khi bạn đang nghỉ ngơi trong công viên; câu chuyện của họ có thể truyền cảm hứng cho bạn. Ai muốn bỏ lỡ cơ hội được kể lại câu chuyện của mình?

Một cách khác nữa để thu hút được cảm hứng từ “thế giới bên ngoài” trong khi bạn đang viết là chia sẻ và thảo luận công việc của bạn với các nhà văn khác.

Nếu bạn không có bạn bè là một người viết, bạn có thể tham gia vào một nhóm viết. Các lớp học sáng tạo và các buổi thảo luận viết cho phép bạn thảo luận về công việc của bạn với những người khác cũng sống một cuộc sống viết.

Nhưng hãy cẩn thận: một số nhóm này có tiếng là hay phê phán tàn nhẫn, và công việc của bạn có thể bị xé toạc bởi cả những người hướng dẫn và các người viết khác, khiến bạn mất tự tin.

Vì vậy, khi bạn cảm thấy cần sự chú ý và bạn muốn có ý kiến chuyên môn về công việc của mình, hãy cố gắng tìm một người có thể hỗ trợ và phản biện góp ý.

Là một nhà văn tốt quan trọng hơn là được xuất bản.

Tại sao có rất nhiều nhà văn bị ám ảnh bởi việc xuất bản?

Chắc chắn, các nhà văn cần độc giả. Không ai muốn viết trong một khoảng không.

Các nhà văn cũng muốn khẳng định tài năng của họ. Đối với nhiều nhà văn, mặc dù, mong muốn được xuất bản, tìm thấy khán giả và cuối cùng, tận hưởng sự hoan nghênh rộng rãi có thể biến thành nỗi ám ảnh.

Và nếu bạn mong đợi việc xuất bản sẽ mang lại cho bạn danh tiếng và sự giàu có, bạn sẽ nhanh chóng thất vọng.

Nếu bạn may mắn, cuốn sách của bạn sẽ được xuất bản, bạn sẽ nhận được một số đánh giá thuận lợi, một số người sẽ đến gặp bạn ở buổi đọc và đại lý của bạn có thể gửi cho bạn những bông hoa.

Nhưng rất có thể, bạn sẽ không nổi tiếng hoặc giàu có từ việc xuất bản sách. Điều quan trọng nhất cần nhớ về xuất bản là nếu bạn không phải là một người viết tốt trước khi xuất bản, bạn cũng sẽ không phải là một nhà văn tốt sau đó. Được xuất bản không khiến bạn trở thành một nhà văn giỏi.

Tuy nhiên, được xuất bản có nghĩa là bạn đã đạt được điều mà mọi nhà văn muốn. Điều đó cũng có nghĩa là cộng đồng viết hoan nghênh bạn, rằng bạn đã làm tốt.

Khi kết thúc, điều quan trọng nhất là hành trình mà bạn trải nghiệm khi viết – cả quá trình đặt câu từ lên trang viết, sự chuyển đổi cá nhân và cảm xúc mà bạn trải nghiệm khi thực hành công việc này.

Vậy hãy suy nghĩ về việc xuất bản như là một đợt điều trị đặc biệt. Phần thưởng thực sự cho tất cả những công việc khó khăn đó là sống một cuộc sống của một nhà văn – đạt được một số mục tiêu nhỏ mỗi ngày và quan tâm sâu sắc tới công việc của mình. Khi bạn nghĩ về nó theo cách đó, việc xuất bản chỉ đơn thuần là một công cụ để giúp bạn có được độc giả, và không có gì nhiều hơn nữa.

Và cuối cùng, các nhà văn chọn cách làm những gì họ làm bởi vì đọc và viết mở rộng cảm giác của họ về cuộc sống và nuôi sống linh hồn của họ.

Tổng kết

Thông điệp chính của cuốn sách là

Trở thành một người viết giỏi có nghĩa là học cách trở thành một người quan sát tốt, học cách ghi chép về mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của bạn, và khát khao được thể hiện sự thật. Việc viết cũng đòi hỏi kỷ luật – được nuôi dưỡng tốt nhất bằng cách thiết lập thói quen viết và gắn bó với thói quen ấy hàng ngày. Một khi bạn đang ở trong dòng chảy của bài viết, đừng ngại tạo ra “những bản nháp đầu”, vì đây là cách hiệu quả nhất để bắt đầu một dự án.

Lời khuyên:

Đừng thoát khỏi cảm xúc của bạn; đánh giá và sử dụng chúng trong công việc.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn tốt, bạn không thể tránh những cảm xúc của mình. Bạn phải đối đầu với chúng để rồi bạn có thể trình bày cảm xúc một cách trung thực nhất có thể trong bài viết của mình. Nhưng chỉ nghĩ về cảm xúc thôi thì chưa đủ. Bạn phải thật sự cảm nhận được chúng. Mặc dù điều này có thể đau đớn, nhưng nhiều nhà văn thấy rằng trải nghiệm viết về cảm xúc của bản thân họ thường xoa dịu chính nỗi đau phát sinh ấy.

Tóm tắt sách Vừa Viết Vừa Sống