Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Tóm tắt sách Trying Not To Try – 2014 (cố để không cố) là bản hướng dẫn về triết học Trung Quốc cổ đại. Phần tóm tắt này giải thích lí do vì sao bạn nên để cuộc sống tự diễn ra mà không ép buộc mọi chuyện. Sách còn giới thiệu những cách để có một cuộc sống ít áp lực hơn.

Cuốn sách này dành cho:

  • Những người trẻ tuổi cảm thấy áp lực cần đạt được điều gì đó trong đời;
  • Độc giả có hứng thú với triết học Trung Quốc cổ đại.

Về tác giả:

Edward Slingerland là một học giả và là tác giả chuyên về khoa học nhận thức và tư duy Trung Hoa. Ông là tác giả của cuốn Khoa học cho nhân loại điều gì.

Cuốn sách này có gì dành cho tôi? Khám phá cách người xưa tìm được hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn.

Nhiều người trong chúng ta có một cuộc sống áp lực, phức tạp và khiến cho chúng ta không mấy hạnh phúc. Làm một công việc mình ghét nhiều giờ đồng hồ, có ít thời gian với những người mình yêu và ít khi cảm nhận được mục đích sống. 

Vậy chúng ta nên làm gì?

Bạn có thể tìm thấy bí mật mang lại một cuộc sống có mục đích trong kho tàng Trung Hoa cổ đại. Các hiền triết và triết gia Trung Quốc sống hàng thiên niên kỉ trước biết cách sống vô thường với hiện tại. Và, mặc dù thời kì hiện đại của chúng ta cách Trung Hoa cổ đại về cả không gian lẫn thời gian, những lời dạy này vẫn còn giá trị.

Trong phần tóm tắt này, bạn sẽ tìm hiểu được:

  • Vì sao chúng ta nên lắng nghe cái bụng của mình;
  • Những thói quen hàng ngày giúp bạn đạt được hạnh phúc;
  • Vì sao bạn nên xem người khác là những con vật bị thương.

Các hiền triết Trung Quốc cổ đại dạy về khái niệm làm việc như không làm việc thông qua việc đắm chìm vào công việc.

Bạn có nhớ lần cuối bạn hoàn toàn đắm chìm vào một hoạt động như chơi với một đứa trẻ hay giải một câu đố khó là lúc nào không?

Thực ra, các triết gia Trung Quốc có một từ đặc biệt cho loại trải nghiệm này – wu-wei. Phát âm là “oooo-way,” dịch ra là “sống dễ dàng”. Nói cách khác, nó ám chỉ tới việc hòa mình vào một hoạt động đến nỗi bạn với hoạt động đó hòa làm một.

“Nếu phải dịch thì “wu-wei” gần giống với khái niệm “sống thoải mái” hoặc “sống tự phát”.”

Ý tưởng này gây ra một số câu hỏi về mối quan hệ giữa cơ thể và tâm trí. Người ta thường nghĩ tâm trí liên quan tới các suy nghĩ lí trí và cơ thể liên quan tới bản năng. Chúng ta phân biệt đây là hai thực thể khác nhau.

Nhưng trong wu-wei, mục đích là mang hai thực thể này hoạt động là một. Kết quả của sự kết hợp đó là hành động bộc phát mang lại sự trôi chảy trong làm việc.

Giống như tác giả cuốn sách, người đã trải nghiệm wu-wei khi viết cuốn sách này. Trong khoảng thời gian đó, ông đã ra sức viết lách, hoàn toàn tập trung vào quá trình đó và có cảm giác thư giãn và vui vẻ.

Hoặc, ví dụ khác, chúng ta có thể nghiên cứu đạo Lão – một triết lí Trung Quốc ủng hộ sống hòa hợp với dòng dạy tự nhiên của vũ trụ. Trong cuốn Zhuangzi, một trong những tài liệu đầu tiên của đạo Lão, có một câu chuyện về người khắc gỗ chuyên làm đế chuông trang trí.  

Trước khi ông bắt đầu khắc, ông nhịn ăn 7 ngày để đẩy tâm trí đến trạng thái quên đi cơ thể mình tồn tại. Từ đó, ông vào rừng tìm một cái cây duy nhất phù hợp để làm đế chuông. Sau khi chọn được cây, ông bắt đầu làm việc.

Câu chuyện này miêu tả một khía cạnh cơ bản của wu-wei – wu-wei giúp bạn đạt được sự toàn vẹn. Khi trải qua quá trình wu-wei, tâm trí không còn xem cơ thể là một thực thể tách biệt. Bạn không suy nghĩ, mà thay vào đó là hành động, dựa theo bản năng của bản thân. Những việc được làm trong trạng thái này thể hiện vẻ đẹp, sự chân thành và sự thanh thản.

“Tri giác khách quan nếu không có tri giác chủ quan sẽ bị những lựa chọn làm rối tung.”

Quan niệm của Trung Quốc về làm việc dễ dàng mang lại sức mạnh và giúp con người trở nên hoàn hảo

Wu-wei là yếu tố hợp nhất một con người, và những người này có cả “de” (đức), một yếu tố chỉ sức mạnh, đức hạnh và uy tín. Đức giúp một người suy nghĩ hoàn toàn tự phát.  

Với một người lãnh đạo, Đức là nguồn sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Khi đạt được trạng thái đó, họ không cần phải ra lệnh nữa vì mọi người tự động tuân theo họ. Nếu bạn là một người bình thường, có được Đức sẽ khiến mọi người thích, bị thu hút; thậm chí động vật sẽ không tấn công và đe dọa bạn.

Nhưng tại sao chúng ta lại bị thu hút bởi những người có Đức?

Bởi vì họ có mối tương thông với tâm trí chúng ta. Chúng ta tin tưởng lí trí, nhận thức được rằng những người này chỉ hành động theo bản năng chứ không phải do âm mưu, tính toán nào.

Trên đây là một vài lợi ích của wu-wei và Đức. Hai yếu tố này cũng có liên quan với Con Đường, khái niệm của người Trung Quốc cổ về thiên đường. Theo người Trung Quốc, thiên đường không phải là một nơi, mà là một con đường, một cuộc hành trình để trở thành một con người hoàn hảo.

Khi một người có Đức, họ tự động được đi trên Con Đường bởi vì họ hành động không suy nghĩ, chỉ dùng những giá trị trong tiềm thức họ để hướng dẫn lí trí không hoàn hảo của mình. Thời nay, để hiểu rõ khái niệm nay, hãy nghiên cứu khái niệm dòng chảy, được đưa ra bởi nhà tâm lí học Mihaly Csikszentmihalyi.

Với ông, ở giữa dòng chảy có nghĩa là tập trung tới mức mất nhận thức cá nhân và thời gian. Điều khác biệt giữa suy nghĩ phương Đông và phương Tây, theo Csikszentmihalyi, trong lối suy nghĩ phương Tây, để tiến vào dòng chảy bạn cần liên tục thách thức giác quan xoa dịu của bạn; còn trong phương Đông, bạn nên sống thoải mái và tránh những khó khăn có thể gây ảnh hưởng tới tinh thần của bạn.

“Nhận thức nếu không có cơ thể thì sẽ không thể làm được việc.”

Đạo Khổng Tử có cơ sở chặt chẽ hơn để đạt được wu-wei.

Đạo Lão là một trong các cách để đạt được wu-wei, nhưng không phải ai cũng đồng ý. Khổng Tử đã phát triển một cách nghĩ khác để trở thành một con người hoàn hảo.

Lối suy nghĩ của ông, được gọi là Đạo Khổng Tử, luôn tìm cách loại bỏ yếu tố bản năng trong con người, biến đổi nó thông qua giáo dục và các nỗ lực khác. Khổng Tử và người nối nghiệp Xunzi tin rằng để đạt được trạng thái wu-wei, bạn cần sử dụng tiềm thức của mình. Nói cách khác, bạn phải cải thiện ý chí, hành vi và kiến thức về các nền văn hóa trong quá khứ.  

Các thói quen xã hội như cách ăn, cách cư xử rất cần thiết để đạt được wu-wei. Ví dụ, đạo Khổng Tử có các bài giảng và các nhiệm vụ rõ ràng; trong đó có thói quen yêu cầu trẻ con phải hỏi thăm sức khỏe bố mẹ một số lần nhất định trong ngày.

Nhưng tại sao đạo Khổng lại đẩy cao vai trò của cư xử nghiêm túc như vậy?

Vì đó là cách hoạt động của tiềm thức. Để đạt được tiềm năng tối ưu, tiềm thức phải được luyện rèn.

Ví dụ, khi bạn học lái xe, đầu tiên bạn tập trung vào các chỉ dẫn bằng lời của giáo viên. Ở thời điểm này, phần trước trán của não chịu trách nhiệm về nhận thức đang hoạt động hết công suất, đây là lí do vì sao bạn cần tập trung.

Khi bạn thực hành hoạt động đó, độ tập trung của bạn chuyển sang basal ganglia, một nhóm neuron kiểm soát hành vi hoạt động tự động. Dần dần, basal ganglia và các khu hoạt động liên quan có thể nắm vững các kĩ năng. Bằng cách đó, các hoạt động trong não chịu trách nhiệm về các kĩ năng sẽ được nghỉ ngơi khi kĩ năng đã thành bản năng.

Vì vậy, một khi bạn có thể lái xe thuần thục, bạn có thể lái xe khi nói chuyện với bạn bè hoặc làm một việc khác. Mục đích của Khổng Tử giúp con người xây dựng sức mạnh của tiềm thức thông qua hành động lặp lại có ý thức.

 

Đạo Lão dạy cách đạt được wu-wei mà không cần cố gắng

Nếu Khổng Tử cho rằng con đường tới thiên đường là các hành vi xã hội chuẩn mực, thì Lão Tử – nhà tư tưởng và người lập ra đạo Lão vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên lại suy nghĩ ngược lại. Lão Tử cho rằng cách để đến được thiên đường phải là quên đi những gì xã hội dạy cho bạn và trở về bản năng tự nhiên.

Nói cách khác, Đường tới thiên đường chính là không cố theo một khuôn mẫu, quên đi những gì đã học được và kết nối với bản chất tự nhiên nhất của bản thân. Theo thơ văn, Lão Tử muốn mọi người nghĩ bằng bụng hơn là bằng mắt.

Bởi vì bụng là trung tâm của các nhu cầu cơ bản của con người, nếu để cho bụng điều khiển, chúng ta sẽ chỉ mong muốn những điều giản đơn như đồ ăn, nước và nơi trú ẩn. Tuy nhiên, nếu mở mắt, chúng ta sẽ tham vọng những thứ chúng ta không có và không cần.

Ví dụ, bụng thích cái xe hiện tại, nhưng mắt lại thấy một chiếc xe mới hơn đẹp hơn bên nhà hàng xóm. Đột nhiên, chúng ta không còn thích chiếc xe của mình nữa mặc dù chẳng có gì thay đổi.

Đấy là lí do vì sao Lão Tử nghĩ không làm gì mới đạt được wu-wei. Ông miêu tả đó là “về nhà”, nghĩ theo nhận thức ít hơn và nghĩ theo tiềm thức nhiều hơn. Để thực hiện sự thay đổi đó, Lão Tử đưa ra một số vấn đề để con người phải thiền để hiểu.  

Mục tiêu của ông là giúp mọi người đạt được trạng thái tương tự như một trong những trạng thái bạn có thể đã trải qua. Các nhà khoa học gọi nó là cao trào vận động viên vì nó được kích hoạt bởi áp lực từ hoạt động thể chất mạnh mẽ, làm não mất kiểm soát các vùng như thùy não trước trán – vùng điều khiển suy nghĩ có ý thức. Kết quả là, người trong trạng thái này cảm thấy mình cực kì hưng phấn.

Wu-wei có thể đạt được thông qua trạng thái cân bằng và linh hoạt.

Nếu bạn cảm thấy Khổng Tử và Lão Tử quá cực đoan, hãy nghiên cứu nhà triết học Mạnh Tử, người có quan điểm cân bằng ở giữa. Ông tin rằng bạn không cần phải thay đổi bất cứ điều gì vì bạn đã sẵn là wu-wei. Nhiệm vụ duy nhất là để nhận ra và nuôi dưỡng nó.

Vì vậy, thay vì tự khám phá wu-wei, bạn sẽ tìm thấy điều này dưới sự hướng dẫn của một giáo viên thông thái giúp bạn cho đến khi wu-wei của bạn đủ mạnh mẽ. Một giáo viên như vậy sẽ chỉ cho bạn thấy cách tìm được một đức tính bạn đã có, tập trung, củng cố, và mở rộng nó thông qua sự xem xét, thực hành và mở rộng trí tưởng tượng.

Yếu tố cuối cùng này là chìa khóa quan trọng bởi vì chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh, và việc học phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của trí tưởng tượng. Giả sử bạn đồng cảm sâu sắc đối với động vật nhưng lại tàn nhẫn với con người. Để thay đổi hành vi của bạn đối với con người, bạn cần cho hướng sự đồng cảm với động vật lên con người, tưởng tượng những gì con người phải chịu đựng giống như một con thú bị thương.

Một lý thuyết trung tính khác là Zhuangzi. Trong thực tế, rất nhiều các cuốn sách khác khuyến khích mọi người vượt qua sự phân chia rạch ròi của sai và đúng.

Bằng cách nào?

Xem một điều là sai trái có nghĩa rằng bạn đánh giá một điều khác là đúng, và ngược lại. Để đạt được wu-wei, bạn cần từ bỏ logic này và thay vào đó áp dụng một lập trường trung lập đối với tất cả mọi thứ.

Các nhà hiền triết ủng hộ Zhuangzi sống cả đời không tuân theo các giá trị nghiêm ngặt. Họ có mục tiêu mơ hồ, giống như cuộc hành trình đến Con Đường, nhưng vì họ được không chịu bất kì sự phán xét nào, họ có thể thay đổi cuộc sống một cách dễ dàng bất cứ khi nào họ cần.

Bằng cách này, Zhuangzi muốn mọi người học được sự điềm tĩnh và linh hoạt, từ bỏ các ràng buộc về tư tưởng và luôn sẵn sàng sự thay đổi tất yếu.

Để đạt được wu-wei, rèn luyện với sự chân thành và với một mục đích cao hơn.

Có một vài trường phái khác nhau khi nói đến rèn luyện wu-wei, nhưng tất cả đều kêu gọi tín đồ đạt đến một trạng thái tự phát hoàn toàn và quên đi nhận thức bản thân. Tuy nhiên, nói dễ hơn làm. Vấn đề chính là sự trung thực.

Bạn không thể đạt được wu-wei nếu bạn không chân thành, cả với chính mình và với người khác. Xét cho cùng, nếu bạn không thực sự yêu Con Đường, bạn sẽ không có cảm xúc mạnh mẽ thúc đẩy việc thực hành. Kết quả là, bạn sẽ không tìm thấy dòng chảy bạn đang tìm kiếm.

Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một người hào phóng, nói rằng mình hào phóng và hành động thiện nguyện vẫn chưa đủ. Thay vào đó, bạn cần dẫn dắt toàn bộ cuộc sống của bạn bởi các nguyên tắc của sự hào phóng và cống hiến bản thân làm tất cả mọi thứ.

Điều đó có nghĩa là tìm được một mục đích cao cả hơn sự hào phóng đơn thuần. Nếu bạn hình thành được ý định làm nền tảng cho sự hào phóng của bạn – ví dụ, việc đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử – thì bạn sẽ dễ dàng tuân theo điều đó hơn. Tìm được mục đích cơ bản này và bạn sẽ có thể sống một cuộc sống hoàn toàn hào phóng.

Trong thực tế, có vài cách giúp bạn định hình bản thân giúp đạt được dòng chảy tự nhiên và chân thành của wu-wei. Ý tưởng rất đơn giản: chọn một trong những chiến lược của các nhà tư tưởng Trung Quốc, thực hiện và lặp lại cho đến khi nó trở thành bản năng, là một phần tính cách của bạn.  

Trong trường hợp bạn đang lo lắng về điều này, thì bạn không nhất thiết phải đọc các lý thuyết phức tạp cả ngày. Các nhà triết học Trung Quốc hiểu rằng con người tồn tại để hành động, không phải để suy nghĩ. Đó là lý do tại sao họ đã phát triển mô hình hoàn hảo theo hướng hoạt động mà não bộ và cơ thể hoạt động thông qua thực tế, trực quan và thiền định.

Hãy thử xem. Bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mà bạn muốn và tận hưởng từng khoảnh khắc.

Thông điệp chính trong cuốn sách

Nhiều nhà hiền triết Trung Quốc cổ đại tán thành một mối quan hệ với cuộc sống mang tính dễ dàng và tự nhiên. Tuy nhiên, họ suy nghĩ khác nhau về cách giúp mọi người đạt được kết quả này. Một số người theo quy tắc nghiêm ngặt, trong khi những người khác tán thành việc không cố làm gì cả.  

Lời khuyên hành động:

Thưởng thức cuộc hẹn tiếp theo bằng cách tập trung sự chú ý của bạn.

Nếu bạn chuẩn bị hẹn hò và muốn thể hiện cool ngầu và thoải mái, hãy tập trung vào hiện thực và cố gắng chỉ nhận thức khoảnh khắc đó, tránh phân tích mọi suy nghĩ và hành động của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ thực sự kết nối với người khác và tận hưởng một cuộc trò chuyện tự phát. Bạn sẽ trải nghiệm wu-wei và sức mạnh từ Đức.

Tóm tắt sách Trying Not To Try
Dịch từ Blinkist