Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Tóm tắt sách Trò Đùa Của Sự Ngẫu Nhiên (2001). Cuốn sách là một tập hợp các bài tiểu luận về tác động của sự ngẫu nhiên lên thị trường tài chính và cuộc sống. Thông qua sự kết hợp của số liệu thống kê, tâm lý học và phản ánh về mặt triết học, tác giả phác họa ra cách mà sự ngẫu nhiên thống trị thế giới. 

Cuốn sách này dành cho

  • Các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính, những người nghĩ rằng họ hiểu bản chất của rủi ro và hiệu suất;
  • Bất cứ ai quan tâm đến việc đưa ra quyết định của con người;
  • Bất cứ ai đọc báo mỗi ngày để có được thông tin có giá trị.

Về tác giả

Nassim Nicholas Taleb là một nhà nghiên cứu, một tác giả và một nhà đầu tư, người đã dành cả cuộc đời của mình để tìm hiểu bản chất thực sự của sự may mắn, sự không chắc chắn và kiến thức. Cuốn sách sau này của ông, The Black Swan cũng đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất, và ông được coi là một trong những nhà trí thức hàng đầu trên hành tinh này.

Tác giả đã viết Bị Lừa Bởi Sự Ngẫu Nhiên một phần dựa trên kinh nghiệm và tương tác của chính ông với vai trò là một nhà kinh doanh phố Wall.

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa sự may mắn và sự ngẫu nhiên về kỹ năng và thuyết quyết định.

Chúng ta thường bị lừa bởi tính ngẫu nhiên, nghĩa là chúng ta đánh giá thấp tác động của sự may mắn và những điều ngẫu nhiên trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sử dụng thuật ngữ  như “kỹ năng”, và “thuyết quyết định” khi “may mắn” và “ngẫu nhiên” được nhắc đến. Không đâu sự khác biệt này rõ ràng hơn là ở thị trường chứng khoán, nơi mà “nhà đầu tư có năng lực” nên được thay thế bằng “tên ngốc may mắn”.

Trong một số ngành nghề, người ta không thể thành công mà không có kỹ năng: Một thợ sửa ống nước hoặc nha sĩ rất khó để có một sự nghiệp lâu dài mà không biết mình đang làm gì.

Thật không may, tính ngẫu nhiên cố hữu của thị trường chứng khoán có nghĩa là, giống như hàng triệu con khỉ đang đánh lên máy chữ trong một thời gian đủ dài, cuối cùng có thể tạo ra được Shakespeare, và các nhà đầu tư không có tay nghề cũng  có thể thu được nhiều thành tích tuyệt vời. Trên thực tế, một vài người có khả năng làm vậy..

Ví dụ một nhóm khoảng 10.000 nhà đầu tư, vì lý do tranh luận, là những người không có năng lực tương đương: mỗi năm họ chỉ có 45% cơ hội có được lợi nhuận. Nói cách khác, bạn cơ bản có lợi khi đầu tư dựa trên sự ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, mặc dù thiếu kỹ năng, sau 5 năm chỉ dựa trên xác suất, chúng ta có thể mong đợi gần 200 người trong số họ có lợi nhuận mỗi năm. Họ sẽ khoe khoang những thành tích hoàn hảo và được ca ngợi vì những kỹ năng đặc biệt của họ.

Tất nhiên, về lâu dài, sự ngẫu nhiên từng tạo điều kiện những “kẻ ngốc của sự ngẫu nhiên thành công” này sẽ quay lưng lại với họ. Wall Street đã nhìn thấy nhiều thương nhân, những người sau nhiều năm thành công đã có những quý trong năm bị tàn phá, nơi họ mất tất cả mọi thứ trong một vụ lớn.

Thường thành công ngắn ngủi của họ đơn giản là do họ tình cờ đã xảy ra ở đúng nơi vào đúng thời điểm, là may mắn.

Chúng ta thường nhầm lẫn may mắn và ngẫu nhiên về kỹ năng và năng lực đưa ra quyết định.

Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng mọi lý thuyết là đúng – mọi thứ liên tục thay đổi và quan sát tiếp sau đó có thể chứng minh chúng ta sai.

Cơ sở của tất cả các khoa học thực nghiệm là một quá trình được gọi là sự cảm ứng: chúng ta suy luận ra bản chất của thế giới dựa trên các quan sát của chúng ta. Do đó khi nhìn thấy hàng trăm con thiên nga trắng, chúng ta có thể suy luận (một cách nhầm lẫn) rằng tất cả các con thiên nga trên thế giới đều có màu trắng.

Thật không may, cách tiếp cận này mang một vấn đề vốn luôn tồn tại, được minh hoạ bởi một ví dụ nổi tiếng về những con thiên nga đen như nhà triết học John Stuart Mill đã tuyên bố: “Không tồn tại số lần quan sát thiên nga trắng nào có thể cho phép suy luận rằng tất cả các con thiên nga đều có màu trắng, nhưng sự quan sát thấy một con thiên nga đen duy nhất là đủ để bác bỏ kết luận đó”.

Đây được gọi là vấn đề của cảm ứng, và nó có nghĩa là không một lý thuyết nào có thể được chứng minh là đúng, mà chỉ có thể chứng minh là sai (bởi một “con thiên nga đen” duy nhất). Do đó các lý thuyết liên tục được chứng minh sai và được thay thế bởi những cái tốt hơn.

Một tư duy tương tự đó là hãy thận trọng trong việc đầu tư: Luôn xem xét khả năng các giả thuyết và giả định của bạn có thể được chứng minh là sai, và kiểm tra xem sự phát triển như vậy sẽ ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của bạn như thế nào.

Một người quản lý rủi ro tài chính, người bỏ qua lời khuyên này có thể sẽ nói rằng, “Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây, vì thế nó cũng sẽ không xảy ra vào ngày mai”, có thể sẽ thấy bất ngờ vào một ngày nào đó.

Trên thực tế, ông cũng sai lầm khi giả định quá khứ là một ví dụ có liên quan đến tương lai. Nếu mọi việc đã thay đổi thì sao? Làm thế nào bạn có thể suy luận bất cứ điều gì về màu sắc của con thiên nga nếu sắc tố của nó liên tục thay đổi?

Ở bất cứ nơi nào có mọi người tham gia, như trong thị trường chứng khoán, ở đó sẽ có sự thay đổi liên tục thông qua việc thích nghi. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu luôn tăng trong các ngày thứ hai, các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu vào chủ nhật, để từ đó thay đổi năng lực thị trường và loại bỏ hiệu lực.

Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng mọi lý thuyết là đúng – mọi thứ liên tục thay đổi và quan sát tiếp sau đó có thể chứng mình chúng ta sai.

Cuộc sống không công bằng và không theo một đường thẳng nào: Người giỏi nhất không phải lúc nào cũng chiến thắng.

Có một niềm tin rất phổ biến rằng, sự tiến hóa luôn là sự sống còn của những người thích hợp nhất. Trên thực tế nó chỉ có nghĩa là theo trung bình, các sinh vật thích hợp với điều kiện sẽ sống sót. Một vài sinh vật may mắn, không thích hợp nhưng vẫn sẽ chịu đựng được, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn.

Điều này cũng đúng đối với nhiều điều trong cuộc sống. Xem xét các bàn phím thông thường: cách bố trí kỳ lạ của các phím (được gọi là QWERTY) cuối cùng lại trở thành tiêu chuẩn gần-như-phổ-quát trong việc đánh máy như thế nào?

Thay vì là giải pháp tối ưu, trên thực tế nó được thiết kế để tránh bị kẹt giống máy đánh chữ kiểu cũ. Tuy nhiên, vì mọi người quá lười biếng để chuyển sang một loại bàn phím khác, giải pháp tối ưu này đã chiếm ưu thế. 

Đây được gọi là kết quả phụ thuộc vào con đường sẵn có: nếu chúng ta bắt đầu lại từ đầu, chúng ta sẽ không kết thúc với một bàn phím QWERTY nữa.

Tương tự, ngay cả những sản phẩm chưa hoàn chỉnh cũng có thể chiếm ưu thế trên thị trường nếu họ vượt qua cái gọi là đỉnh điểm. Ví dụ như Microsoft: Khi có đủ người bắt đầu sử dụng các sản phẩm của Microsoft, nó đã tạo ra một vòng phản hồi tích cực, nơi khách hàng mới mua chính xác các sản phẩm của Microsoft vì những người họ biết đã sử dụng chúng. Sau khi một sản phẩm đã vượt qua điểm đỉnh, nó có một vị trí rất mạnh.

Những sự kiện không theo một quy luật nào cũng giống như đỉnh điểm, rất khó để chúng ta dự đoán. Bản chất của chúng ta là giả định rằng một nguồn nạp vào liên tục, giống như thêm một hạt cát vào lâu đài cát, sẽ tạo ra một kết quả tương tự như vậy. Mặc dù vậy trong thực tế cuộc sống, một sự thay đổi gia tăng liên tục có thể có tạo một tác động rất lớn: một hạt cát có thể khiến toàn bộ lâu đài sụp đổ bất ngờ.

Ví dụ một nhà khoa học có thể làm việc trong nhiều năm mà không có bất kỳ tiến bộ có thể nhìn thấy nào cho đến khi một bước đột phá bất ngờ xảy ra. Đi thêm nhiều dặm hơn nhưng vẫn chỉ thu được những phần thưởng không cân xứng, nhưng không có những tiến bộ có thể nhìn thấy thì hầu hết mọi người bỏ cuộc trước khi nhận được những phần thưởng ấy.

Cuộc sống không công bằng và không theo quy luật đường thẳng nào: Điều tốt nhất không phải luôn giành chiến thắng.

Lý lẽ của chúng ta phụ thuộc vào bối cảnh và chủ yếu dựa trên thử nghiệm.

Con người không được trang bị đầy đủ để giải quyết những lý do mang tính xác suất theo yêu cầu của môi trường thông tin ngày nay. Mặc kệ những gì chúng ta có thể tin tưởng, tâm trí chúng ta không phải là một cỗ máy suy nghĩ tinh vi, mà là một sự chắp vá các quy tắc và các phím tắt được gọi là phương pháp giải quyết dựa trên kinh nghiệm và thử nghiệm đã có.

Những khám phá có được qua phương pháp này đã phát triển để giúp chúng ta quyết định nhanh chóng khi cần thiết thay vì suy ngẫm một cách thừa thãi: Nếu bạn gặp một con hổ trong rừng, tốt nhất chỉ cần chạy và không cân nhắc đến chi tiết của tình huống lúc đó.

Thật không may, cái giá mà chúng ta phải trả cho việc sử dụng các phím tắt lười biếng này là lý lẽ lập luận của chúng ta trở nên không hợp lý và bị chọc thủng bởi những gì nhà tâm lý học gọi là thiên vị. Ví dụ: do sự thiên vị phân bổ, chúng ta có xu hướng không thừa nhận thành công về khả năng của mình, và chối bỏ những thất bại với “xui xẻo “.

Tư duy của chúng ta cũng trở nên phụ thuộc theo một lối sẵn có, có nghĩa là tuyến đường mà dẫn chúng ta đến một tình huống nhất định sẽ điều khiển cách chúng ta suy nghĩ về nó.

Chẳng hạn, nếu bạn thắng 5 triệu USD ngày hôm nay và mất 4 triệu USD vào ngày mai, bạn có thể sẽ không hạnh phúc nhiều hơn nếu bạn chỉ kiếm được 1 triệu USD vào ngày mai, mặc dù kết quả cuối cùng là giống hệt nhau.

Sự phụ thuộc vào lối mòn sẵn có cũng có nghĩa là chúng ta bám víu vào ý kiến hiện tại của chúng ta. Các nhà khoa học và chính trị gia có khuynh hướng gắn bó với những ý tưởng mà họ ủng hộ và từ chối thay đổi tư duy ngay cả khi đối diện với những thông tin mâu thuẫn.

Từ một quan điểm tiến hóa, chúng ta cảm thấy gắn kết với những thứ mà chúng ta đã đầu tư nhiều thời gian và công sức, ví dụ: con của chúng ta, nhưng khuynh hướng này cũng có thể gây phản tác dụng. Nên việc thay đổi tư duy và mâu thuẫn của chính bản thân theo ý muốn nên có được chấp nhận.

Lý lẽ của chúng ta hình thành dựa trên bối cảnh và chủ yếu phụ thuộc các phương pháp giải quyết dựa trên kinh nghiệm và thực nghiệm đơn giản.

Cảm xúc có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định, nhưng cũng áp đảo khả năng lý luận của chúng ta.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng cảm xúc là những lối tắt thực sự trong quá trình ra quyết định, “chất bôi trơn của lý trí”. Nếu không có cảm xúc để cho chúng ta thấy một chút thôi miên vô lý, chúng ta sẽ đau đớn vô tận trong những quyết định nhỏ nhoi.

Hãy xem xét ví dụ như con lừa của Buridan: Một con lừa đói và khát ngang nhau đứng giữa thức ăn và nước. Nếu để tối ưu lựa chọn phải làm gì một cách hợp lý nhất, về lý thuyết nó sẽ chết vì đói khát, không thể quyết định nên chọn thức ăn hay nước trước. Một chút ngẫu nhiên giúp nó sáng tỏ tâm trí, giống như cách bạn lật một đồng xu để giúp giải quyết một bế tắc. Cảm xúc về cơ bản là không đủ hợp lý để ngăn chặn chúng ta khỏi việc trì hoãn.

Những người thông minh cũng cần nhận ra rằng khả năng để họ lý luận hợp lý có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi cảm xúc. Thực tế, các nhà nghiên cứu thần kinh học đã tìm ra bằng chứng ủng hộ quan điểm cho rằng chúng ta cảm nhận cảm xúc đầu tiên, sau đó cố gắng lập luận một lời giải thích cho những cảm xúc ấy. Điều này có nghĩa là cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy lý lẽ hơn các yếu tố khác.

Khi Ulysses giăng buồm chiếc thuyền của mình qua những người cá quyến rũ nhưng nguy hiểm chết người, ông ta đã đổ sáp ong vào tai  những người đàn ông của mình để họ không nghe thấy được bài hát của những người cá ấy.

Tương tự như vậy, trong một số trường hợp chúng ta có thể lựa chọn cách tránh né tình cảm xâm nhập vào chúng ta để bảo vệ lý luận của mình. Ví dụ, một nhà đầu tư biết mình có xu hướng hành động một cách phi lý khi có thiệt hại có thể chọn đơn giản là không nhìn vào hiệu suất của danh mục đầu tư của mình trừ khi nó kích hoạt một báo động cụ thể, đã được xác định trước.

Cảm xúc có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định nhưng cũng áp đảo khả năng lý luận của chúng ta.

Khi nhìn lại các ghi chép cũ, chúng ta luôn tìm thấy các quy luật, nguyên nhân và những lý giải cho các sự kiện đã qua, nhưng việc này hầu như không có ích cho việc dự đoán tương lai.

Việc học hỏi từ lịch sử không đến với loài người một cách tự nhiên.

Ngay cả sau khi có nhiều vụ sụp đổ “hoàn toàn bất ngờ” trong thị trường cổ phiếu, nhiều thương nhân vẫn tin rằng vụ sụp đổ tiếp theo sẽ không xảy ra hoặc sẽ bị phát hiện trước. Điều này là do xu thế lạc hậu: khi dựa vào các ghi chép cũ, các sự kiện đã xảy ra dường như dễ dàng đoán được hơn vào thời điểm thực tế nó diễn ra.  

Thực tế, nếu bất kỳ dữ liệu quá khứ nào được phân tích đầy đủ, chắc chắn một số quy luật sẽ xuất hiện: một tác giả thậm chí còn tuyên bố rằng ông có thể tìm ra các dự đoán cho các sự kiện thế giới vừa qua bằng cách kiểm tra những bất thường trong thống kê của Kinh thánh. Giống như tổ tiên của chúng ta, những người đã tiên đoán tương lai bằng cách kiểm tra nội tạng của chim, chúng ta thường có xu hướng tự tìm ra các quy luật và các mối quan hệ nhân quả ở những nơi có thể không có.

Sự chọn lựa của những kẻ đánh bạc chính là biểu hiện của hiệu ứng này, ví dụ như một thương nhân, người chiến thắng vào một ngày khi anh ta đeo kính và mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây, sẽ bắt đầu mặc một bộ trang phục y như vậy nhiều hơn, thậm chí còn vô thức mặc như vậy.

Một số thương nhân tiếp tục tìm kiếm các quy luật trên thị trường chứng khoán và sử dụng các phương tiện kiểm tra ngược lại để xem các quy tắc kinh doanh nhất định như thế nào, ví dụ: “Luôn bán khi giá chứng khoán là X% trên mức trung bình”, ắt đã diễn ra trong lịch sử.

Tất nhiên, việc giải phóng sức mạnh tính toán hiện đại vào một số lượng lớn dữ liệu chắc chắn sẽ tìm ra nhiều quy tắc như vậy, nhưng “thành công” trong quá khứ của các quy tắc này là do sự ngẫu nhiên thuần túy, và bất cứ ai mù quáng tin tưởng vào các quy tắc ấy rất có khả năng khiến khoản đầu tư của họ bị huỷ hoại.

Khi nhìn lại các ghi chép cũ, chúng ta luôn nhìn ra được các quy luật, nguyên nhân và những lý giải cho các sự kiện đã qua, nhưng việc này hầu như không có ích cho việc dự đoán tương lai.

Chúng ta vốn kém trong việc hiểu tác động của các sự kiện hiếm khi xảy ra.

Khi các quỹ phòng hộ thông báo những thua lỗ, chúng thường đề cập đến các sự kiện lớn và bất ngờ, đến những yếu tố mà các mô hình quản lý rủi ro của chúng hoàn toàn chưa chuẩn bị trước. Những quan điểm này này bỏ qua thực tế rằng những điều chưa từng xảy ra trước đây thực sự xảy ra mọi lúc, và luôn là bất ngờ.

Một sự kiện không mong đợi có thể làm giảm mức độ quan trọng của các sự kiện được dự kiến, đó là lý do tại sao chúng thường xuất hiện dưới dạng các dữ liệu ngoại lai trong dữ liệu và bị bỏ qua khi tiến hành phân tích rủi ro.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu khí hậu thuở ban đầu đã loại bỏ các cú sốc nhiệt độ lớn nhất trong dữ liệu của họ vì họ nghĩ rằng chúng không xảy ra. Nhưng trên thực tế, các đột biến này đã làm tăng thêm sự thay đổi khí hậu, một đáp án mà kết quả mô hình khí hậu không lường trước được.

Giả sử bạn đang chơi trò chơi mà bạn có cơ hội 999/1000 thắng được 1 đô la và 1/1000 cơ hội bị mất 10 000 đô la. Xu hướng của con người tự nhiên là dựa vào các quyết định về “điều gì sẽ xảy ra”, nhưng trong trường hợp này nó sẽ là một sai lầm gây tốn kém. Mặc dù rất có thể bạn sẽ giành được 1 đô la, nhưng tổn thất lớn không cân xứng mà bạn phải chịu mỗi một nghìn lần có nghĩa là kết quả dự kiến của mỗi vòng là một tổn thất có giá 9 đô.

Ngay cả các nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng rơi vào cái bẫy này, và trên thực tế, nhiều thương nhân thành công trong một thời gian ngắn đã sử dụng các chiến lược kinh doanh mà họ thường kiếm được một khoản tiền nhỏ, nhưng theo sau đó là mất một khoản lớn trong một lần.

Các chiến lược đối lập, ít hài lòng hơn nhưng bền lâu hơn thường đánh cược vào các sự kiện hiếm hoi, không có khả năng xảy ra với một khoản lời lớn thu được. Mặc dù sự sụp đổ của thị trường có thể không xảy ra, nhưng vẫn có thể đặt cược vào nó nếu phần thưởng khả thi trong một sự kiện như vậy đủ lớn.

Chúng ta vốn là kém trong việc hiểu được tác động của các sự kiện hiếm khi xảy ra.

Thưởng thức sự ngẫu nhiên vô hại và sử dụng trường phái khắc kỷ để xử lý vấn đề có hại.

Mặc dù khi bị lừa bởi sự ngẫu nhiên trong thị trường chứng khoán thường gây tử vong cho lý lịch của bạn, tuy vậy có những trường hợp ngẫu nhiên rất thú vị.

Trong khi những lý lẽ và sự đúng đắn có thể cảm nhận được khi giải quyết những vấn đề thuộc về khoa học và tài chính, người ta có thể dễ dàng bị lừa bởi tính ngẫu nhiên khi vấn đề liên quan đến nghệ thuật và thơ ca. Một nhà khoa học sử dụng văn xuôi phức tạp như tiếng ồn để che giấu một thực tế rằng việc ông không có gì có giá trị là việc đáng tức giận. Mặt khác, một nhà thơ, sử dụng một loại văn xuôi tương tự như vậy có thể trở nên đẹp tuyệt vời. Các hình thức thẩm mỹ hấp dẫn bộ não của chúng ta cho dù chúng được hình thành bởi sự ngẫu nhiên hay không.

Như Yiddish nói, “Nếu tôi phải ăn thịt heo, nó nên là loại tốt nhất.” Tương tự như vậy, nếu chúng ta phải bị lừa bởi ngẫu nhiên, nó tốt hơn là loại xinh đẹp, vô hại.

Mặc kệ những nỗ lực tốt nhất của chúng ta, tất cả chúng ta đôi khi là nạn nhân của nghịch cảnh gây ra bởi ngẫu nhiên độc hại (chẩn đoán ung thư bất ngờ là một ví dụ điển hình).

Trong một sự kiện như vậy, các quy tắc ứng xử chúng ta nên tuân theo được cung cấp bởi trường phái khắc kỷ –  cho rằng “mọi cảm xúc hủy hoại đều bắt nguồn từ những sai lầm trong đánh giá, và một nhà hiền triết, người có “trí tuệ và đạo đức phi phàm” sẽ không phải trải qua những cảm xúc như vậy, bởi họ biết làm chủ cảm xúc và tình cảm của mình”. Nó khuyến khích chúng ta đi theo con đường cao quý của sự thanh lịch cá nhân, không bao giờ tỏ ra thương hại, không đổ lỗi cho người khác và không bao giờ phàn nàn. Cách tiếp cận này hoạt động tự nhiên cùng với phẩm giá cá nhân của chúng ta, nhấn mạnh sự can đảm và trí tuệ khi đối mặt với những điều bất hạnh.

Hành vi của chúng ta là phương tiện duy nhất chúng ta có để đối phó với sự ngẫu nhiên bất chợt.

Thưởng thức sự ngẫu nhiên vô hại và sử dụng trường phái khắc kỷ để xử lý vấn đề có hại.

Cả trên các phương tiện truyền thông và trong thị trường chứng khoán, những tiếng ồn ngẫu nhiên đều không đáng để nghe.

Những người bị ám ảnh đọc Wall Street Journal mỗi ngày dành rất nhiều nỗ lực cho phần thưởng ít ỏi.

Môi trường thông tin ngày nay rất lộn xộn với những tin tức vô ích, cái giá của việc đọc qua tất cả tất cả thông tin vượt xa cái giá của việc bỏ lỡ một số ít nhưng thật sự có giá trị. Nó giống như tìm kiếm một cái kim trong một đống cỏ khô khoảng 30 giờ mỗi tháng. 

Tương tự, sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chủ yếu là những tiếng ồn ngẫu nhiên, không đáng kể và có rất ít sự thay đổi thực sự về giá trị của cổ phiếu. Mặc dù các nhà báo Bloomberg có thể cố lý giải và giải thích mọi chuyển động thay đổi nhỏ nhặt, giá cổ phiếu thực sự dao động khá không không liên kết với các nguyên tắc cơ bản mà chúng được cho rằng sẽ phản ánh. Về lâu dài một số cổ phiếu có thể hoạt động tốt hơn các cổ phiếu khác, nhưng trong khoảng ngắn hạn hầu hết các thay đổi biến động chỉ đơn thuần là tiếng ồn ngẫu nhiên.

Hãy xem cách điều này ảnh hưởng đến một nhà đầu tư dựa vào danh mục cổ phiếu của cô ấy, vời lý do tranh luận có tính biến động 10% và lợi nhuận kỳ vọng 15%.

Nếu cô kiểm tra danh mục đầu tư của mình mỗi phút, như nhiều nhà kinh doanh làm ngày nay, cô ấy sẽ phần lớn chỉ nhìn thấy sự khác biệt nhỏ vốn có trong danh mục của cô, ví dụ là những thăng trầm tự nhiên không liên quan đến hiệu suất của cổ phiếu. Có cảm xúc cũng như mọi người khác, cô vẫn vui mừng vì lợi nhuận và đau đớn vì mất mát. Vì vậy, mỗi năm cô ấy có thể mong đợi sự trải nghiệm của 60 688 phút niềm vui so với 60 271 cơn đau.

Mặt khác, nếu kiểm tra danh mục đầu tư của mình hàng năm, hiệu suất thực tế của cổ phiếu của cô ấy sẽ bị giảm đi thành những yếu tố tiếng ồn. Cô ấy có thể mong đợi để cảm nhận niềm vui 19 năm trong 20 năm.

Mặc dù cuối cùng lợi nhuận của cô cũng như nhau, những cập nhật theo từng phút sẽ khiến cho nhà đầu tư cảm thấy xúc động, vì những tổn thất luôn luôn gây khó chịu ngứa ngáy nhiều hơn niềm vui lợi nhuận.

Cả trên các phương tiện truyền thông và trong thị trường chứng khoán, những tiếng ồn ngẫu nhiên đều không đáng để nghe.

Thông điệp chính của cuốn sách

Tất cả chúng ta đều bị lừa bởi tính ngẫu nhiên, nhưng thường xuyên diễn giải sai nó như một cái gì đó mang tính chất quyết định.

Những câu hỏi mà cuốn sách đã trả lời:

Tính ngẫu nhiên thống trị thế giới như thế nào?

  • Chúng ta thường nhầm lẫn giữa may mắn và ngẫu nhiên về những kỹ năng và sự quyết tâm.
  • Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng lý thuyết nào đúng – mọi thứ liên tục thay đổi và quan sát sau đó có thể chứng minh chúng ta sai.
  • Cuộc sống không công bằng và không theo một đường thẳng nào: Điều tốt nhất không phải luôn giành chiến thắng.

Tại sao chúng ta liên tục không đánh giá cao tác động của sự ngẫu nhiên?

  • Lập luận của chúng ta phụ thuộc vào ngữ cảnh và chủ yếu dựa trên cách thức tìm kiếm đơn giản.
  • Cảm xúc có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định, nhưng quá nhiều và vượt quá mức lý luận hợp lý.
  • Nhìn lại ghi chép quá khứ, chúng ta luôn tìm ra các quy luật, nguyên nhân và sự lý giải trong các sự kiện trong quá khứ, nhưng chúng hầu như không có ích cho việc dự đoán tương lai.
  • Chúng ta vốn là kém trong việc hiểu  tác động của các sự kiện hiếm khi xảy ra.

Làm thế nào để có thể đối phó với sự ngẫu nhiên?

  • Tận hưởng sự ngẫu nhiên vô hại và sử dụng trường phái khắc kỷ để xử lý các vấn đề có hại.
  • Cả trên các phương tiện truyền thông và trong thị trường chứng khoán, những tiếng ồn ngẫu nhiên không có giá trị để lắng nghe.

Tóm tắt sách Trò Đùa Của Sự Ngẫu Nhiên
Dịch từ Blinkist