Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Thông Minh Hơn, Nhanh hơn, Tốt hơn (Smarter, Faster, Better2016) bao gồm những câu chuyện cá nhân và những nghiên cứu trong kinh doanh chỉ ra rằng năng suất không chỉ đơn giản là làm chủ các kế hoạch, mà còn là đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Cuốn sách này sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên để tạo động lực, bám sát công việc, làm việc nhóm hiệu quả để giúp bạn đạt được năng suất làm việc tối đa. 

Ai nên đọc cuốn sách này: 

  • Các lãnh đạo nhóm;
  • Những doanh nhân muốn truyền lửa cho nhân viên;
  • Bất cứ ai có mục tiêu, hoài bão.

Tác giả cuốn sách này là ai?

Charles Duhigg là một nhà báo của tờ New York Times từng đoạt giải Pulitzer. Cuốn sách đầu tiên của ông, Sức mạnh của thói quen, đã từng giữ vững danh hiệu bán chạy nhất của Times trong 60 tuần. 

Cuốn sách này có gì cho bạn? Trở thành một con người năng suất hơn. 

Chúng ta đều biết những người luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu của mình dù có gặp phải vấn đề gì đi chăng nữa. Dù đó là ốm đau hay thương tật, họ vẫn đảm bảo hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, rõ ràng là phần lớn trong chúng ta lại không làm được như vậy. Chúng ta có thể có rất nhiều ý tưởng hay nhưng lại không dành thời gian để xem xét và cân nhắc nó một cách cẩn thận. Hoặc chúng ta có một mục tiêu, nhưng luôn trì hoãn nó, hết lần này đến lần khác.

Tin tốt là bạn có thể học được cách để làm chủ các kế hoạch và dự định của mình, dù thế giới có muôn vàn điều khiến bạn bị phân tâm. Cuốn sách này sẽ đưa ra cho bạn những phương pháp bổ ích và dễ dàng để bạn bám sát được công việc của mình, giúp bạn trở nên thông minh hơn, nhanh hơn và tốt hơn!

Giữ vững động lực bằng cách để bản thân đưa ra sự lựa chọn và tự nhắc nhở về mục tiêu dài hạn.

Bạn đã bao giờ cảm thấy hào hứng khi bắt đầu một dự án mới, và rồi để nó dần phai nhạt theo thời gian? Đây là một vấn đề rất phổ biến. Hãy chú ý một vài tip sau để giúp bạn giữ được tinh thần cao nhất.

Bạn có thể duy trì động lực bằng cách đưa ra các sự lựa chọn để tự làm hài lòng bản thân, đội của bạn hay dự án của bạn. Các nhà nghiên cứu ở đại học Columbia đã nghiên cứu ra rằng con người cảm thấy có động lực và hào hứng hơn khi họ nắm nhiều quyền lực hơn trong một vấn đề nào đó. Về cơ bản, con người cảm thấy hứng khởi hơn khi họ được đưa ra sự lựa chọn. Một cảm giác có quyền lực và trách nhiệm cũng có thể giúp bạn đứng dậy từ những thất bại.

Thực tế, nhà tâm thần học Mauricio Delgado ở đại học Columbia đã nghiên cứu ra rằng một phần của “trung tâm tạo cảm hứng” trong não bộ sẽ hoạt động mạnh mẽ bất cứ khi nào con người có quyền đưa ra lựa chọn – thậm chí lựa chọn cả những thứ đơn giản như màu sắc trong video game.

Vậy nên hãy để điều này giúp ích cho bạn! Nếu bạn đang mắc kẹt với một công việc nào đó, hãy để bản thân đưa ra một quyết định. Kể cả những quyết định mang nhiều cảm tính cá nhân nhất cũng có thể giúp bạn. Ví dụ nếu như bạn có 40 email phải đọc, hãy đọc 4 cái trước thôi và để phần còn lại khi khác.

Tuy nhiên việc được đưa ra lựa chọn không phải lúc nào cũng thúc đẩy bạn. Bạn cần phải nhắc nhở bản thân về việc lựa chọn đó đóng góp thế nào về dự án và mục tiêu của bạn. 

Ghi nhớ về đại cục là một nhân tố khác quan trọng không kém góp phần giúp bạn duy trì động lực. Ngay cả khi công việc đó có vẻ như không lớn lắm, bạn vẫn sẽ cảm thấy tốt khi biết rằng nó đang đóng góp vào một thứ lớn lao hơn.

Đặt một mục tiêu thật tham vọng, sau đó chia nó thành nhiều phần nhỏ hơn.

Hãy bắt đầu với mục tiêu lớn nhất, hoặc là tham vọng lớn nhất của bạn. Đừng sợ gì cả, hãy cứ ước mơ! Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng con người trở nên sáng tạo hơn khi mà họ có những mục tiêu cao hơn, lớn hơn.

Một cuộc nghiên cứu vào năm 1997 tiết lộ rằng sau khi Motorola kết hợp những mục tiêu lớn với chương trình đào tạo quản lý, các kĩ sư đã phát triển sản phẩm mới nhanh gấp 10 lần. 

Điều này cũng có thể được áp dụng với những mục tiêu cá nhân, như việc một người muốn giảm cân chẳng hạn. Thậm chí nếu mục tiêu cuối cùng là giảm 100 pounds là không khả thi, thì việc đặt ra những mục tiêu cao có thể thúc đẩy con người đạt được những kết quả ấn tượng. 

Những mục tiêu lớn thường ngoài tầm tay, và đôi khi chúng ta cảm thấy nó quá sức của mình. Nếu bạn cảm thấy vậy, thì đây là lúc bạn đặt ra một mục tiêu THÔNG MINH.

Những mục tiêu THÔNG MINH là những mục tiêu được chia nhỏ từ mục tiêu lớn. Chúng rất Cụ thể, Có thể đạt được, Thực tế và Ràng buộc về Thời gian.

Hãy tưởng tượng đó giống như một cuộc chạy marathon. Đầu tiên, bạn sẽ chia thành các bước nhỏ và cụ thể, như là “chạy 6 dặm mà không cần nghỉ”.

Sau đó hãy hình dung ra cách để bạn thực hiện, như là chạy 6 vòng quanh khu vực địa phương của bạn. 

Tiếp đến, tự hỏi bản thân nếu mục tiêu đó có thể đạt được. Nếu bạn kết hợp chạy bộ với việc đến phòng gym hai lần mỗi tuần, việc đó hoàn toàn có thể thành hiện thực. Phải nhớ rằng bạn cũng cần phải thực tế. Bạn cần tự nhủ rằng: “Việc này sẽ rất khó khăn và tốn thời gian, nhưng tôi có thể làm được!”

Cuối cùng, hãy tìm ra những cách hiệu quả nhất để xác định bao lâu thì bạn sẽ hoàn thành mục tiêu ấy. Có thể bạn sẽ bắt đầu chạy 2 dặm vào tuần đầu tiên và tăng thêm mỗi dặm vào các tuần sau.

Một điều tuyệt vời nữa mà những mục tiêu THÔNG MINH đem lại đó là cảm giác được thúc đẩy hơn sau mỗi bước mình hoàn thành. Bạn càng làm được nhiều thì bạn càng phấn khích và hứng thú để thực hiện tiếp! 

Tập trung cao độ vào mục tiêu của bạn, bỏ ngoài tất cả những thứ làm bạn phân tâm. 

Cuộc sống không thể lường trước được. Ngay cả khi bạn đã lên được kế hoạch cho bản thân, những sự việc không ngờ đến sẽ xuất hiện và làm bạn mất tập trung vào công việc của mình.

Vậy làm thế nào để giữ tập trung? Một cách tốt là tạo nên một mô hình về tinh thần: những câu chuyện tích cực giúp bạn tập trung và tích cực hướng về tương lai.

Mô hình tinh thần giúp bạn chuẩn bị cho những dự án hay những cuộc hội thoại sắp tới. Hãy tưởng tượng rằng bạn có một tuần đầy căng thẳng phía trước. Hãy vượt qua bằng cách tưởng tượng ra cách mà bạn vượt qua chúng, từng bước từng bước một.

Tưởng tượng rằng bạn là một nhà báo và phải viết một bài cho một tạp chí du lịch về top 3 SLR camera (máy ảnh phản xạ ống kính đơn). Để bắt đầu, bạn nên lên một danh sách 10 chiếc máy ảnh, rồi sau đó dần thu hẹp danh sách đó lại.

Hãy đảm bảo xem xét các yếu tố có thể gây mất tập trung cho bạn, như một hộp email đầy tin nhắn đến chẳng hạn. Có lẽ bạn sẽ bật chế độ chặn tin nhắn đến trước khi dùng bữa trưa, để bạn có thêm thời gian suy nghĩ hơn.

Một khi bạn đã chọn được top 5 chiếc tốt nhất, hãy thử hình dung bản thân mình được trải nghiệm với chúng. Rồi sau đó tiếp tục tưởng tượng mình chọn ra 3 chiếc tốt nhất, rồi sau đó ghi lại kết quả cuối cùng của mình.

Giờ trong đầu bạn đã có dàn bài từ đầu đến cuối của bài mà bạn định viết, nên bạn có thể hoàn thành nó một cách nhanh chóng. Nói tóm lại, một khi bạn đã hình dung được việc bạn sẽ bắt đầu tuần đó như nào, bạn sẽ bắt đầu nó với một tâm lí thoải mái hơn.

Chúng ta phải thừa nhận rằng kể cả những kế hoạch tốt nhất cũng sẽ gặp phải những trở ngại không lường trước được. Bạn hãy hình dung ra những trở ngại đó và cách bạn sẽ đương đầu với chúng. 

Nâng cao chất lượng làm việc nhóm bằng cách đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm đều cảm thấy an toàn và có giá trị. 

Công thức để một nhóm trở nên thành công là gì? Một nhóm gồm toàn những người xuất sắc? Không hẳn vậy.

Dự án Aristotle của Google dành 2 năm để nghiên cứu điều gì tạo nên thành công của một nhóm. Họ đã nhận ra rằng một nhóm dù chỉ gồm những con người với khả năng trung bình cũng có thể đạt được những điều phi thường nếu họ có động lực đúng đắn. 

Nhưng động lực “đúng đắn” là như thế nào? Nhân tố quan trọng nhất là mỗi thành viên trong nhóm đều cảm thấy an toàn về tâm lý. Các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy an toàn khi họ không bị chế nhạo bởi những lỗi lầm của họ. Dự án Aristotle đã tìm hiểu ra rằng những nhóm an toàn sẽ có khả năng làm việc tốt hơn, sản xuất nhiều sản phẩm tốt hơn và đạt được mục tiêu bán hàng của mình.

Sự an toàn về tâm lý có thể nâng cao chất lượng làm việc nhóm bởi nó cho phép các thành viên trong nhóm thừa nhận thất bại. Các thành viên trong nhóm cũng sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng khác lạ với nhau hơn, điều đó giúp tăng sức sáng tạo cho nhóm.

Những nhóm “an toàn” thành công ở trong một môi trường mà mọi người quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Dự án Aristotle thấy rằng những nhóm an toàn nhất được hình thành nên từ những cá nhân có lòng trắc ẩn. Mọi người sẽ dễ dàng tin tưởng bạn hơn khi bạn thực lòng quan tâm họ.

Các thành viên trong nhóm cũng cảm thấy an toàn khi họ được động viên để đóng góp vào thành công chung của cả nhóm. Những lời động viên ấy sẽ giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin hơn và cho họ thấy rằng họ là một phần quan trọng của nhóm, giá trị của họ là không thể phủ nhận. 

Tất nhiên, trưởng nhóm chính là người mang trách nhiệm giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy an toàn. Vậy nên nếu bạn là một người trưởng nhóm, hãy đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm đều được lên tiếng ít nhất một lần trong mỗi buổi họp của nhóm.

Nếu bạn nhận thấy một thành viên trong nhóm đang buồn phiền, hãy động viên họ chia sẻ cũng như động viên những người khác quan tâm đến thành viên ấy hơn. Giải quyết các mâu thuẫn một cách công khai và không bao giờ ngắt lời khi một thành viên đang nói. Hãy đảm bảo rằng họ đều được tôn trọng và quan tâm!

Xây dựng văn hóa cam kết sẽ tạo nên thành công.

Vào thời kì bùng nổ của thung lũng Silicon vào những năm 1990, rất nhiều CEO nghĩ rằng phòng nhân sự và những ý tưởng “văn hóa doanh nghiệp” khác là không liên quan đến khởi nghiệp. Đưa ra những ý tưởng và sản phẩm mang tính đột phá mới là điều chủ chốt. 

Điều đó có đúng không? Hoàn toàn không. Một nghiên cứu đầy đủ đã chứng minh rằng văn hóa doanh nghiệp là điều quan trọng nhất trong mọi thành công của bất kì doanh nghiệp nào. Một “văn hóa cam kết” là một trong số những văn hóa thành công nhất mà bạn có thể xây dựng trong công ty của mình.

Trong văn hóa cam kết, việc quản lý sẽ tập trung vào việc xây dựng niềm tin và sự liên kết giữa mọi người. Văn hóa cam kết của công ty dựa trên niềm tin, sự quan tâm và sự kết nối cảm xúc giữa công ty và các thành viên. Không nhất thiết phải thuê những người thông minh nhất hay xuất sắc nhất. Thay vào đó, công ty cần những người có thể phù hợp với phần còn lại.

Năm 1994, giáo sư James Baron và Michael Hannan của trường kinh doanh Stanford bắt đầu nghiên cứu 200 công ty khởi nghiệp về công nghệ ở thung lũng Silicon, với mục tiêu để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa văn hóa của công ty và lợi nhuận.

Trong năm văn hóa công ty mà họ định nghĩa được, các công ty với văn hóa cam kết luôn là những công ty thành công nhất. Không một công ty nào bị phá sản, họ nhanh chóng đến với công chúng và duy trì tỉ suất lợi nhuận cao. 

Có một lợi ích khác của văn hóa cam kết là nó giúp giảm bớt số lượng quản lý tầm trung. Những công ty với văn hóa cam kết thuê những chuyên gia cấp cao, những người mà rất giỏi trong việc tự quản lý bản thân mình. 

Công ty của bạn sẽ hiệu quả hơn khi những chuyên gia có thể nhìn nhận được vấn đề một cách nhanh chóng. Một nhà quản lý cấp trung có thể không biết chọn server nào, nhưng một chuyên gia về IT có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn ngay lập tức.

Áp dụng những ứng dụng mới vào những ý tưởng cũ, để cảm xúc dẫn lối cho sức sáng tạo. 

Sự đổi mới không phải lúc nào cũng bắt đầu từ đầu. Sau tất cả, bạn không cần phải chế tạo lại bánh xe để phát triển một chiếc xe mới!

Vậy nên thay vì tạo nên một thứ hoàn toàn mới, hãy thử vận dụng những ý tưởng cũ theo những cách mới.

Hành vi thương mại là một ví dụ tốt. Những người tiên phong trong hành vi thương mại bao gồm những nhà tâm lý và kinh tế với mục đích tìm hiểu vì sao con người lại đưa ra những quyết định trái ngược với sở thích của họ. Ví dụ như con người sẽ bác bỏ những đề nghị nếu họ cảm thấy nó không công bằng. Điều này đi ngược lại những ý kiến về những hành vi hợp lý được đưa ra bởi những nhà kinh tế cổ điển, nói rằng con người đơn giản đưa ra quyết định đơn thuần chỉ vị lợi nhuận.

Những nhà kinh tế học hành vi do đó đã thành công trong việc đạt được những cái nhìn sâu sắc bằng việc tìm ra những ứng dụng mới trên lối suy nghĩ cũ.

Brian Uzzi và Ben Jones, hai giáo sư kinh doanh tại đại học Northwestern, vào năm 2011 đã phân tích một loạt các văn bản sáng tạo học thuật. Sử dụng một thuật toán, Uzzi và Jones 17.9 triệu văn bản và thấy rằng trong số những văn bản mang tính sáng tạo nhất, 90% trong số chúng nội dung đã được xuất bản ở đâu đó.

Những văn bản này được xem là đổi mới vì chúng nhìn nhận sự việc cũ trên một khía cạnh mới, chứ không phải vì chúng phát triển một thứ gì đó hoàn toàn mới.

Có một cách khác để thúc đẩy sức sáng tạo: cảm xúc của bạn. Hãy để nó dẫn lối cho bạn. Cảm giác của bạn về một trường hợp hay ý tưởng sẽ nói cho bạn biết bạn sắp tạo nên một điều tuyệt vời hay chỉ là một thứ thoáng qua hay không.

Giám đốc của hãng hoạt hình Disney Edwin Catmull sử dụng cách này với các nhà biên kịch của mình. Khi đội của ông đang làm việc cho dự án Frozen, ông đã để cho các thành viên khám phá cảm xúc thật với các anh chị em của họ. Làm như vậy đã giúp các nhà biên kịch miêu tả mối quan hệ giữa hai nhân vật Anna và Elsa một cách chân thực và cảm xúc nhất. Đó cũng là lí do giúp cho bộ phim đạt được thành công lớn đến vậy.

Tổng kết

Nội dung chính của cuốn sách là: Duy trì năng suất và động lực có thể thực hiện được bằng việc đưa ra sự lựa chọn, trong cả cuộc sống thường ngày hay những mục tiêu tham vọng nhất. Đặt ra mục tiêu lớn rồi chia nhỏ chúng ra. Vượt qua sự mất tập trung bằng việc chuẩn bị thật tốt. Đưa ra sự lựa chọn đúng đắn không chỉ có lợi cho riêng bạn mà còn cho cả tập thể.

Tóm tắt sách Thông Minh Hơn, Nhanh Hơn, Tốt Hơn
Dịch từ Blinkist