Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

The World Is Flat viết về toàn cầu hóa và những biến động lớn trong thời đại hiện nay. Sách bán rất chạy và tạo thành một hiện tượng lớn, biến cụm từ “thế giới phẳng” thành cụm từ thông dụng. Bên cạnh việc có rất nhiều độc giả yêu thích và ủng hộ, cuốn sách cũng hứng chịu sự chỉ trích từ nhiều người, đặc biệt là giới học giả. Họ cho rằng tác giả Thomas L. Friedman đã đơn giản hóa các vấn đề một cách cực đoan. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, với những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa giữa các quốc gia, thế giới có thể là thị trường cho tất cả các nước, tất cả mọi người nhưng sẽ không bao giờ thật sự phẳng cả. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Tác giả, nhà báo Thomas L. Friedman đã ba lần đoạt giải Pulitzer. Ông phụ trách một chuyên mục của tờ The New York Times. Ông chuyên viết về kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại toàn cầu, Trung Đông, các vấn đề về môi trường… Ngoài cuốn sách này, ông còn là tác giả của ba cuốn sách best-sellers khác. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Do khuôn khổ có hạn, người viết chỉ tóm tắt phần đầu, là phần chính yếu và quan trọng nhất của sách. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

1

Ba kỷ nguyên Toàn cầu hóa

Kỷ nguyên thứ nhất – Toàn cầu hóa 1.0 – bắt đầu từ năm 1492 khi Christopher Columbus khám phá ra Tân Thế giới (châu Mỹ) và mở ra sự giao thương giữa Cựu Thế giới và Tân Thế giới cho đến năm 1800. Với sự đề cao sức mạnh của các quốc gia và tôn giáo, kỷ nguyên Toàn cầu hóa 1.0 này được đánh dấu bởi năng lực sản xuất của các nước biết sử dụng sức mạnh công nghiệp.

Kỷ nguyên thứ hai – Toàn cầu hóa 2.0 – bắt đầu từ năm 1800 đến 2000 với động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu từ các tập đoàn đa quốc gia. Kỷ nguyên này đã bị gián đoạn bởi cuộc Đại Suy thoái và hai cuộc chiến tranh thế giới. Sự hội nhập toàn cầu trong nửa đầu kỷ nguyên thứ hai này được cổ vũ bởi chi phí giao thông giảm cùng với sự ra đời của động cơ hơi nước và đường sắt. Trong nửa sau kỷ nguyên thứ hai, hội nhập toàn cầu xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhờ chi phí thông tin giảm vì sự phổ biến của điện tín, điện thoại, máy tính, vệ tinh, cáp quang và phiên bản đầu của Internet. Kỷ nguyên này làm thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Kỷ nguyên thứ ba – Toàn cầu hóa 3.0 – bắt đầu từ năm 2000 với động lực thúc đẩy là sự kết nối toàn cầu trên một bước tiến mới, nhờ sự liên kết giữa các máy tính cá nhân, hệ thống cáp quang và phần mềm xử lý công việc. Sự hội tụ này cho phép các cá nhân hợp tác và cạnh tranh trên toàn cầu. Toàn cầu hóa 3.0 làm cho thế giới co lại đến mức siêu nhỏ, hay có thể nói một cách hình tượng là làm cho thế giới trở nên phẳng. Kỷ nguyên này trao quyền cho các cá nhân từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Nếu chủ thể của Toàn cầu 1.0 là các quốc gia, của Toàn cầu hóa 2.0 là các tập đoàn đa quốc gia tại châu Âu và Mỹ, thì chủ thể của Toàn cầu hóa 3.0 là các cá nhân đến từ khắp mọi nơi trong một thế giới ngày càng trẻ, do đó “nhỏ” và “phẳng” hơn. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

2

Trong kỷ nguyên mới, con người có thể làm việc từ khắp mọi nơi

Với một phần mềm chuyên dụng và các hình thức liên lạc, báo cáo công việc thông qua Internet, đội ngũ nhân viên kế toán tại Ấn Độ của Công ty MphasiS có khả năng phục vụ công tác kế toán, kê khai thuế cho khách hàng Mỹ tại bất cứ tiểu bang nào. Xu hướng thuê ngoài đối với dịch vụ kế toán và khai thuế này đang ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2003, khoảng 25.000 tờ khai thuế ở Mỹ đã được làm ở Ấn Độ. Đến năm 2004, con số này là 100.000 và năm 2005 là 400.000.

Xu hướng này đã tạo ra khoảng 70.000 việc làm hằng năm cho các sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại Ấn Độ. Với mức lương ban đầu 100 đô-la/tháng, các nhân viên kế toán này đang miệt mài làm tờ khai thuế cho các doanh nghiệp Mỹ và cạnh tranh trực tiếp với những đồng nghiệp tại Mỹ. Sự cạnh tranh này không chỉ giới hạn ở ngành kế toán và khai thuế. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, hàng loạt những công việc như đặt chỗ tại nhà hàng, trả lời khách hàng, đọc kết quả chiếu X quang… đều được thuê ngoài. Năm 2004, các chi nhánh tại Bangalore, Ấn Độ của các tập đoàn đa quốc gia gốc Mỹ như Cisco Systems, Intel, IBM, Texas Instruments, GE… đã nộp đến 1.000 đơn xin cấp bằng sáng chế của Mỹ.

Đại Liên (Dalien), một thành phố của Trung Quốc cũng đang đi theo định hướng của Bangalore, Ấn Độ. Các công ty Nhật và Mỹ cũng tuyển dụng người địa phương làm công việc nhập liệu, thiết kế đồ họa, viết phần mềm… cho khách hàng Nhật.

Khác với phương pháp “thuê ngoài” (outsourcing), hãng hàng không JetBlue lại giảm chi phí bằng cách thuê người làm tại nhà (home- sourcing). Họ sử dụng các bà nội trợ để làm công việc đặt chỗ cho khách hàng. Những bà nội trợ này vừa làm việc nhà vừa làm việc công ty (25 giờ/1 tuần) và tới văn phòng 4 giờ/tháng để học các kỹ năng mới, cũng như cập nhật tình hình về công ty.

Trong thế giới phẳng ngày nay, ở một chừng mực nào đó, các công ty có thể thuê và người lao động có thể làm việc từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

3

Mười nhân tố làm phẳng thế giới

Nhân tố thứ nhất: Sự sụp đổ của nền kinh tế phi thị trường và rào cản thông tin cá nhân

Cuộc cách mạng ngày 9/11/1989 đã xô đổ bức tường Berlin, chính thức kết thúc chiến tranh lạnh giữa hai miền nước Đức và xóa đi nền kinh tế tập trung hóa vận hành theo mệnh lệnh từ trên xuống của phía đông bức tường. Nền kinh tế tự do của phía tây – vận hành theo nhu cầu của thị trường – “lên ngôi” và được áp dụng cho cả nước.

Sự phát triển của máy tính cá nhân và hệ điều hành Windows đã phổ cập tin học cá nhân và xóa bỏ đi một rào cản vô cùng lớn: giới hạn về dung lượng thông tin từng cá nhân có thể quản lý và truyền tải.

Nhân tố thứ hai: Ngày 08/09/1995, mạng Web và Netscape xuất hiện

Năm 1991, Berners-Lee đã phát minh ra mạng Web toàn cầu (World Wide Web) với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Từ khi ra đời, mạng Web và Internet đã phát triển đồng nhất với tốc độ siêu việt. Chỉ trong 5 năm, số lượng người sử dụng Internet đã tăng từ 600 nghìn lên 40 triệu người.

Ngày 8/9/1995, Netscape bán cổ phiếu đợt đầu cho công chúng. Trình duyệt thương mại đầu tiên trên thế giới của Netscape không chỉ làm cho Internet trở nên sống động mà còn cho phép mọi người, từ trẻ đến già, đều có thể sử dụng và làm nhiều công việc khác nhau với Web.

Nhân tố thứ ba: Các phần mềm xử lý quy trình công việc

Với việc kết nối ngày càng được cải tiến và những phần mềm xử lý quy trình có chức năng siêu việt, tiện dụng như hiện nay, con người có thể chia sẻ công việc với nhau một cách dễ dàng. Ngôn ngữ XML và giao thức truyền SOAP cho phép các máy tính có thể trao đổi dữ liệu, tài liệu đã được định dạng chứa các loại thông tin như hồ sơ bệnh án, quảng cáo, giao dịch tài chính… Nhờ vậy, những dự án phức tạp có thể được chia thành từng phần, được tiến hành tại nhiều nơi và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Nhân tố thứ tư: Những phần mềm với mã nguồn mở và việc tải lên mạng

Song song với phần mềm của các công ty, chúng ta còn có thể tiếp cận các phần mềm với mã nguồn mở do các cá nhân, cộng đồng viết và tải lên mạng. Với sự chung tay phát triển và trí tuệ của nhiều người, những phần mềm này ngày càng được cải tiến hữu ích.

Với mong muốn được cùng tham gia và được người khác lắng nghe ý kiến của mình, cộng đồng ngày càng tích cực tải và chia sẻ thông tin trên các mạng mã nguồn mở, trò chơi trực tuyến, blog, wikipedia… Việc tải, chia sẻ và hợp tác với nhau trên mạng được xem như một nhân tố với sức mạnh khủng khiếp trong tiến trình làm phẳng thế giới.

Nhân tố thứ năm: Thuê ngoài

Với sự hỗ trợ của công nghệ, các công ty có thể chia chuỗi dịch vụ, hoạt động sản xuất của mình thành nhiều phần và thuê ngoài những thành phần công việc này. Khi đó, chúng sẽ được thực hiện theo cách thức hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Các kỹ sư công nghệ thông tin của Ấn Độ đã được đào tạo bài bản và tinh nhuệ để cung cấp cho Mỹ dịch vụ khắc phục sự cố Y2K. Sự cố này tuy không xảy ra nhưng đã mang lại cho Ấn Độ lợi thế to lớn trong việc cung cấp những công việc thuê ngoài trong ngành công nghệ thông tin cho nước Mỹ.

Nhân tố thứ sáu: Chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring)

Đó là việc chuyển giao một phần hoặc nhiều phần sản xuất, vận hành của một công ty sang một nước khác. Việc này thường được các nước Âu, Mỹ áp dụng đối với các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Ireland, Brazil và Việt Nam; trong đó Trung Quốc dần chiếm thị phần lớn nhất, vì từ sau năm 2001 Trung Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Mặc dù đang hưởng lợi từ việc thuê ngoài tại một Trung Quốc đang phát triển, nhưng Mỹ cần phải có chiến lược đối phó với những thách thức mà Trung Quốc đang tạo ra cho nhiều lĩnh vực công nghiệp của mình. Nếu không, Mỹ sẽ mất đi rất nhiều sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nhân tố thứ bảy: Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là phương pháp tương tác theo chiều ngang giữa các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và khách hàng nhằm tạo ra giá trị. Bản thân chuỗi cung ứng là một nhân tố làm phẳng nhưng nó cũng được trợ lực và phát triển hơn nhờ sự phẳng lên của thế giới. Một ví dụ tuyệt vời cho chuỗi cung ứng chính là Walmart. Đây là công ty có doanh số lớn nhất thế giới nhưng bản thân lại không sản xuất gì cả. Tất cả những gì Walmart làm là tạo ra một chuỗi cung ứng siêu hiệu quả và vận chuyển 2,3 tỉ kiện hàng mỗi năm. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Nhân tố thứ tám: Thuê ngoài làm hệ thống cung ứng

Hầu hết các công ty không thể tự mình tạo ra chuỗi cung ứng hoàn hảo như Walmart. Họ không biết cách thực hiện tất cả các công đoạn một cách trọn vẹn, hoặc không có khả năng tự quản lý chuỗi cung toàn cầu phức hợp. Điều này đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty như UPS. Công ty này không chỉ phụ trách vận chuyển mà còn giúp tạo ra và quản lý chuỗi cung ứng cho khách hàng. Chẳng hạn, UPS sửa chữa máy tính và giao máy cho khách giúp Toshiba, cũng như tổ chức các tuyến giao hàng cho bánh pizza Papa John. UPS và nỗ lực cung cấp chuỗi cung ứng của họ đang trở thành nhân tố làm phẳng mạnh mẽ. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Nhân tố thứ chín: Cung cấp thông tin

“Cung cấp thông tin” (informing) là khả năng tìm kiếm thông tin, kiến thức để xây dựng và triển khai chuỗi cung về thông tin, kiến thức và giải trí của mỗi cá nhân. Với Google, Yahoo, MSN và các công cụ tìm kiếm khác trên web, con người ngày nay có thể tự mình tìm thấy rất nhiều loại thông tin từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, dịch vụ tìm kiếm Google ngày càng chính xác và tiện dụng, giúp mọi người tìm thấy hầu hết thông tin họ cần. Vào năm 2005 – khi tác giả viết cuốn sách này – Google đang xử lý 1 tỉ lệnh tìm kiếm mỗi ngày, tăng vọt từ 150 triệu lệnh của ba năm trước đó. Google và các cỗ máy tìm kiếm không chỉ làm phẳng thế giới mà còn giúp con người sống tốt hơn. Nếu không, họ sẽ dễ dàng “bị phát hiện” bởi nhiều người khác nhờ Google và các cỗ máy tìm kiếm thông tin.

Nhân tố thứ mười: Các nhân tố xúc tác

Nhân tố thứ nhất – “số hóa”: nhờ cuộc cách mạng công nghệ thông tin, hầu hết mọi thứ từ hình ảnh, giải trí, truyền thông, văn bản, thiết kế… đều có thể được số hóa;
Nhân tố thứ hai – những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chia sẻ tài liệu;
Nhân tố thứ ba – những đột phá trong gọi điện thoại qua mạng (VoIP);
Nhân tố thứ tư – đàm thoại qua video;
Nhân tố thứ năm – đồ họa vi tính;
Nhân tố thứ sáu – công nghệ và thiết bị không dây mới.

Cùng với nhau, các nhân tố xúc tác này đã tạo ra cuộc cách mạng “Tôi di động”. Hiện nay, mỗichúng ta đều có thể làm việc bên bờ biển hay trong khách sạn. Khi cuộc cách mạng “Tôi di động” mở rộng hơn, con người có thể làm việc và lấy thông tin từ bất cứ nơi nào, chuyển thông tin đến bất kỳ đâu với bất kỳ phương tiện gì.

4

Ba sự hội tụ

Sự hội tụ thứ nhất. Vào năm 2000, mười nhân tố làm phẳng bắt đầu hội tụ và phối hợp lại với nhau tạo ra một sân chơi toàn cầu, được Internet hỗ trợ với các hình thức hợp tác đa dạng. Các quốc gia, công ty, trường đại học và cá nhân trên khắp thế giới cùng hợp tác đổi mới sản xuất, giáo dục, giải trí… Quyền lực và của cải được gia tăng cho những đối tượng có các yếu tố cơ bản như: cơ sở hạ tầng để liên kết, giáo dục để tạo ra con người biết suy nghĩ và làm việc sáng tạo, khả năng quản lý để tranh thủ tối đa những lợi thế và giảm thiểu tiêu cực gây ra do sự làm phẳng. Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng

Sự hội tụ thứ hai. Khi sân chơi mới được xác lập, các doanh nghiệp và cá nhân đều bắt đầu áp dụng những thói quen, kỹ năng và quy trình mới để tận dụng lợi thế của sân chơi này. Họ chuyển từ cách thức tạo giá trị theo chiều dọc từ trên xuống – chỉ huy và kiểm soát – sang mô hình tạo giá trị theo chiều ngang – kết nối và cộng tác.

Sự hội tụ thứ ba. Trong khi thế giới ngày càng phẳng ra đối với những quốc gia, công ty, công dân của Mỹ, Nhật và các nước phương Tây thì ba tỉ người trước đây, vốn bị đẩy ra rìa sân chơi, đột nhiên nhận ra họ đã được giải phóng để tham gia vào cuộc chơi của thế giới phẳng này. Ba tỉ người này – trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Liên Xô cũ – đã bước hẳn ra sân chơi mới và nhanh chóng cạnh tranh, liên kết, hợp tác với những người khác trên thế giới một cách trực tiếp, ít tốn kém và hiệu quả hơn bao giờ hết.

5

Sự điều chỉnh vĩ đại

Khi thế giới bắt đầu phẳng và chuyển từ hệ thống tạo giá trị theo chiều dọc sang chiều ngang cùng với các giới hạn trói buộc bị phá bỏ, thì các xã hội và hàng tỉ người sẽ đối mặt với muôn vàn thay đổi sâu sắc. Các quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức sẽ phải cộng tác với những mạng lưới cộng đồng và công ty ảo đang trỗi dậy, ngày càng lớn mạnh nhằm đưa ra những chuẩn mực và khuôn khổ mới để hoạt động trong thế giới phẳng.

Để phát triển trong thế giới đang trở nên phẳng hơn bao giờ hết, các chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân đều phải điều chỉnh và sắp xếp lại. Điều chỉnh đã trở thành một mệnh lệnh khẩn và quan trọng trong giai đoạn Toàn cầu hóa 3.0. Hãy xem xét một số ví dụ sau: 

Lenovo – một công ty do Trung Quốc sở hữu có trụ sở tại New York có chủ tịch và CFO là người Trung Quốc, CEO và COO là người Mỹ và sẽ được niêm yết tại sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Lenovo sẽ điều chỉnh, sắp xếp như thế nào để trở thành một doanh nghiệp toàn cầu với tài sản và con người phân tán khắp thế giới?

Một số bộ phận của Boeing 787 sẽ được chế tạo ở Nhật và nhiều bộ phận khác cũng sẽ được chế tạo tại Châu Âu. Boeing – một công ty Mỹ – sẽ sắp xếp lại ra sao để giải quyết vấn đề này?

Trong thế giới phẳng với nhiều thông tin cùng xu hướng cộng tác theo chiều ngang, nhân viên cấp dưới sẽ được tham gia vào nhiều công việc quan trọng hơn trước đây, các “sếp” sẽ tự mình làm nhiều việc nhỏ hơn mà không cần sự trợ giúp của nhân viên. Họ sẽ phải điều chỉnh lại phương cách làm việc như thế nào cho phù hợp?

Với tư cách người tiêu dùng, mỗi chúng ta đều mong muốn nhận dược phẩm rẻ nhất mà mạng lưới cung cấp toàn cầu có thể mang lại, nhưng với tư cách công dân, chúng ta lại muốn và cần chính phủ giám sát, điều tiết mạng lưới cung cấp đó. Và để thực hiện điều này, chúng ta đang duy trì, đưa thêm ma sát hoặc giảm bớt sự phẳng của tiến trình cung cấp dược phẩm. Điều này cần phải được điều chỉnh lại như thế nào?

Tóm tắt sách Thế Giới Phẳng
Người tóm tắt: Lâm Minh Chánh