Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Tóm tắt sách The Gifts Of Imperfection (Quà tặng từ những điều kém hoàn hảo). Cuốn sách cho bạn đọc mười nguyên tắc dựa trên lòng dũng cảm, đồng cảm và vị tha với mọi người xung quanh để có một cuộc sống hoàn hảo hơn. Cuốn sách là một nguồn thông tin hữu ích cho độc giả ở mọi lứa tuổi.

Ai nên đọc quyển sách này?

  • Những ai muốn sống một cuộc sống ý nghĩa hơn;
  • Những ai có ý tưởng tuyệt vời nhưng sợ chia sẻ với mọi người xung quanh;
  • Những ai đang gặp khó khăn bởi cảm giác lạc lõng và nhạy cảm. 

Tác giả 

Brené Brown là tác giả và giáo sư của khoa Công tác Xã hội Đại học Houston, nơi chuyên nghiên cứu về tự ti và những ảnh hưởng của nó đối với tâm lý con người. Các thành quả nghiên cứu của bà đã được giới thiệu trên nhiều kênh truyền thông khác nhau như PBS, NPR, CNN, OWN và TED.

Học cách tìm kiếm và nắm bắt cuộc sống phù hợp với chính mình.

Nhiều người trong chúng ta luôn cố gắng sống cuộc sống của mình theo những quy tắc của người khác. Chúng ta cố gắng hết mình để thích nghi với những thứ ta nghĩ là phù hợp. Chúng ta làm việc chăm chỉ bởi vì xã hội kỳ vọng chúng ta làm tốt hơn. Chúng ta không dành nhiều thời gian vui chơi, bởi vì chúng ta sợ bị đánh giá là hư hỏng. 

Nhưng tất cả những điều này mang lại kết quả là gì? Chúng ta kết thúc cuộc sống đầy lo lắng và không hạnh phúc.

Cuốn sách này sẽ mang chúng ta nhìn sang hướng một con đường khác. Con đường đầy tính thực tế và chủ nghĩa cá nhân, nơi chúng ta có thể hy vọng một cuộc sống hạnh phúc. Nó nhấn mạnh sự thiết yếu cần có để chúng ta trở thành những cá thể độc nhất vô nhị, sự thiếu sót nhỏ của mình và những thứ mâu thuẫn trong con người chúng ta. 

Bạn sẽ khám phá ra: 

  • Tại sao mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn thu nhỏ tầm ảnh hưởng chúng lại; 
  • Tại sao bạn nên dành thời gian trong cuộc sống để vui chơi;
  • Tại sao bạn nên tự định nghĩa chính mình bằng những dấu gạch chéo.

Sống “chất” là một sự lựa chọn đòi hỏi lòng can đảm, đồng cảm và sự kết nối.

Hầu hết mỗi người chúng ta luôn mong muốn sống một cuộc sống đúng nghĩa với bản thân mình. Nói cách khác, chúng ta muốn được sống đích thực nhất có thể. 

Nhưng tiếc là, trên những lối đi của chúng ta luôn có một vài yếu tố cản trở như sự thiếu tự tin hoặc áp lực tuân thủ. Và kết quả là chúng ta cảm thấy mình là những người mơ tưởng, quá yếu đuối để sống thành thật. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật! 

Tính đích thực không nằm ở chất lượng bạn có hay không có mà đó là sự lựa chọn, phản ánh mong muốn cách sống như thế nào của chúng ta. Sự quyết định thực hiện hàng ngày là nắm bắt và chế ngự được nhược điểm của mình và không quan tâm đến suy nghĩ của người khác. 

Và bởi vì đó là sự lựa chọn nên chúng ta có thể thích sống thật vào những ngày đẹp trời hay tạm từ bỏ trong những lúc quá mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu đã muốn sống thật chất, bạn cần rèn luyện lòng dũng cảm và lòng đồng cảm.

Bạn cần can đảm để nói lên suy nghĩ của mình, cho phép bản thân bày tỏ suy nghĩ trước người khác và không dễ dàng bị tổn thương. Để nhìn nhận điều này trong thực tế, hãy nghĩ về lần tới bạn thực sự muốn điều gì sẽ xảy ra, ví dụ như bạn giành chiến thắng một cuộc thi hay đỗ phỏng vấn. Hãy thành thật, chúng sẽ giúp bạn hy vọng và nhận được nhiều sự giúp đỡ khi cần.

Hơn nữa, rèn luyện lòng đồng cảm sẽ khiến bạn nhận ra mình không đơn độc và trên thực tế, tất cả mọi người xung quanh bạn đều phải gặp phải những vấn đề giống bạn.

Lòng đồng cảm trái ngược với sự thương cảm, nó là mối quan hệ tương đồng: từ sự đấu tranh của người khác, bạn phải nhìn nhận lại chính mình. Bằng cách hiểu rằng mọi người xung quanh bạn có thể cũng đã trải qua những gì bạn đang phải đối mặt lúc này, bạn sẽ dễ dàng mở lòng với mọi người hơn và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Sự sợ hãi ẩn sau chủ nghĩa hoàn hảo.

Bạn là một người cầu toàn? Nếu là bạn, bạn có coi đó là điều tích cực? Mặc dù chủ nghĩa hoàn hảo có vẻ tích cực nhưng không đáng để theo đuổi. Nó khác sự phấn đấu tối ưu của bạn và không liên quan đến sự cải thiện. Thay vào đó, nó xoay quanh sự sợ hãi đến từ sự xấu hổ.

Nói tóm lại, nếu chúng ta sống hoàn hảo và hành động hoàn hảo thì chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi bị chỉ trích, phê phán hoặc bị đổ lỗi. Hiểu đơn giản, chủ nghĩa hoàn hảo sẽ bảo vệ chúng ta khỏi những lỗi lầm đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, cuộc sống của một người cầu toàn về mặt tinh thần không mấy lành mạnh, bởi vì chúng làm cho giá trị bản thân của chúng ta phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác. Không chỉ kém lành mạnh, chủ nghĩa hoàn hảo còn gây nghiện và tự hủy hoại bản thân. Trong thực tế chủ nghĩa hoàn hảo là vô tưởng vì khái niệm hoàn hảo không thực sự tồn tại.

Tuy nhiên, tư tưởng của người cầu toàn không nhận ra những cái bẫy này. Bất cứ khi nào họ không thể đạt được sự hoàn thiện, những người cầu toàn tự trách mình về sự bất lực của bản thân và tự cho mình có thể “làm tốt hơn” bất kể điều đó không thực sự khả thi.

Chủ nghĩa hoàn hảo cũng có thể làm tê liệt cuộc sống, chúng ta thiếu đi khả năng tự đặt bản thân vào thế giới và sợ mọi thứ không hoàn hảo. Ví dụ, những người cầu toàn không thể gửi email cho người họ ngưỡng mộ vì sợ bị từ chối hoặc sợ bị chỉ trích.

May mắn thay, chúng ta có thể tránh được những ràng buộc từ chủ nghĩa hoàn hảo bằng cách thành thật về nỗi sợ hãi, sự xấu hổ và tự giác với suy nghĩ chúng ta làm điều này cho mình chứ không phải cho người khác.

Thế nên khi bạn muốn giảm cân, bạn không cần ôm những chỉ trích của người khác về cơ thể mình làm động lực. Thay vào đó, hãy tự nhắn nhủ bản thân rằng tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và có thân hình cân đối hơn; thành công hoặc thất bại trong việc giảm cân sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của bạn.

 

Nuôi dưỡng mục đích và viễn cảnh giúp bạn trở nên kiên cường khi phải đối mặt với nghịch cảnh. 

Bao nhiêu người trong chúng ta đã cố gắng giảm cân thành công? Vì vậy, rất nhiều người thiếu sức bật cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. May mắn thay, chúng ta có thể thay đổi khuynh hướng, chúng ta hãy bắt đầu bằng nhìn mọi khả năng khởi đầu :

Sức bật sinh ra từ việc nuôi hy vọng. Mặc dù, hy vọng thường được coi là cảm xúc dựa trên hoàn cảnh bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhà nghiên cứu C.R. Snyder đã cho rằng hy vọng là quá trình nhận thức có thể học và thực hành.

Hy vọng xuất phát từ việc bạn tự nhận ra nơi mình muốn đi, cách thức thực hiện và những yếu tố cần thiết để thành công. Bạn có thể biến tia sáng le lói trở nên rực rỡ nơi cuối đường hầm bằng cách phân chia mục tiêu lớn thành các cái nhỏ, dễ thành công hơn.

Bạn đối mặt với thách thức lớn trong những lần tiếp theo ví dụ như việc từ bỏ thuốc lá. Bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng khi mình nỗ lực cai thuốc trong một ngày thay vì thực hiện chuyện đó trong một năm hay cả quãng đời còn lại. Và khi thói quen không hút thuốc dần được hình thành, việc cai thuốc của bạn sẽ ngày càng đơn giản hơn.

Sức bật cũng có thể được phát triển từ những quan điểm quan trọng đối với những khó khăn mà bạn gặp phải. Khi phóng to chân dung của bạn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy điều này thật kinh khủng. Nhưng nếu bạn nhìn mọi thứ tốt đẹp hơn một chút, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng xung quanh bạn mọi người không phải ai cũng hoàn hảo.

Hãy biết ơn và trân trọng những khoảnh khắc đời thường trong cuộc sống.

Bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn khi bạn biết ơn và trân trọng những thứ bạn có, thay vì than phiền tôi không bao giờ có đủ. Lòng biết ơn này giống như hy vọng, nó không phải là một cảm xúc ngẫu nhiên mà là một quan niệm sinh ra ý thức.

Trong khi hầu hết mọi người nghĩ đến lòng biết ơn là cảm giác sau những trải nghiệm tích cực, trên thực tế chính cách thúc đẩy tạo ra hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống chúng ta: niềm vui không đơn thuần chỉ là kết quả ngẫu nhiên bên ngoài chúng ta không có kiểm soát được mà còn là tính tích cực chọn niềm vui bằng cách tạo lòng biết ơn của mỗi người. 

Hãy tự nhủ rằng những thứ bạn có là đủ và quá đủ thay vì luôn thấy luôn thiếu thốn.

Chúng ta thường có thói quen xấu chê trách bản thân vì không có đủ: chúng ta chưa đủ giàu, vóc dáng chưa đủ cân đối, chúng ta không có đủ thời gian v.v… Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những thứ mà chúng ta đã có và hiểu rằng chúng ta có thể có ít hơn cũng được. Với lòng biết ơn, bạn sẽ sớm nhận ra mình sẽ trân trọng mọi thứ nhiều hơn cho dù là bạn giàu sang thế nào đi nữa. 

Nhưng trên tất cả mọi thứ khác, chìa khoá cho lòng biết ơn là thấy tìm giá trị trong những khoảnh khắc đời thường tạo nên cuộc sống của bạn – những việc như đi ngủ cùng con, nấu bữa ăn ngon cho gia đình, bạn bè hoặc đi bộ về nhà vào một ngày trời nắng đẹp. Đó còn sự biết ơn những người đã giúp chúng ta vượt qua buồn đau, khó khăn. 

Để trở thành người ra quyết định tốt, hãy quên sự cần thiết về tính chắc chắn và tin tưởng trực giác của bạn. 

Trực giác của bạn là một trong những nguồn ảnh hưởng lớn nhất trong việc ra quyết định. Thật đáng tiếc, nhiều người thấy khó khăn để tin tưởng trực giác của chính mình. 

Phần nào nguyên nhân là do hầu hết mọi người không hiểu trực giác là gì. Họ nghĩ nó là cảm giác thật lòng không hề liên quan gì đến sự hợp lý hay lý trí. Trên thực tế, trực giác và lý trí không tách biệt.

Trực giác hoạt động như một chuỗi các liên kết xảy ra trong vô thức. Tại sao lại thế? Khi não quan sát, nó chạy qua loạt danh mục của bạn về những kỷ niệm để tìm thông tin liên quan. Thông tin này được biên soạn trong tiềm thức “trực giác” thông báo cho hành động.

Nó là quá trình hành động vô thức dựa trên kinh nghiệm có sẵn, cho phép các vận động viên như cầu thủ bóng rổ biết góc và lực chính xác để ném trúng – mà không phải ngồi bàn tính toán. 

Thế nên, chúng ta không nên nghĩ rằng trực giác trái ngược lý trí. Đơn giản thì trực giác chỉ là một cách cân nhắc chưa chắc chắn khi ra quyết định. 

Việc nắm bắt trực giác của bạn, đặt niềm tin vào chính mình và những kinh nghiệm bản thân đúc kết thành kiến thức của riêng mình sẽ giúp bạn thực hiện mọi việc tự tin nhất mặc dù chưa biết tình hình sẽ diễn biến ra sao. Ví dụ như cầu thủ bóng rổ không thể chắc chắn bóng sẽ trúng rổ nhưng anh ta có thể phán đoán có logic dựa trên trực giác của mình.

Vậy tại sao bạn nên tin tưởng trực giác của mình? Đơn giản vì nó giúp bạn vượt qua được nỗi sợ hãi trước mọi rủi ro.

Hầu hết mọi người đều né tránh rủi ro, việc này khiến chúng ta lưỡng lự trước khi thực hiện và đưa ra quyết định dở. Với việc nắm bắt trực giác, bạn sẽ dần quen hành động như thế nào khi đối mặt với những thứ chưa chắc chắn.

Hãy nắm giữ khả năng sáng tạo của riêng mình để loại bỏ những so sánh không cần thiết.

Bạn so sánh mình với người khác là điều hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, so sánh là bản chất của sự phù hợp. Mặc dù sự cạnh tranh và phù hợp ban đầu nghe hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng thực tế chúng là thực sự liên quan đến nhau. 

Bất cứ khi nào chúng ta cạnh tranh, chúng ta nhất thiết phải so sánh bản thân mình với người khác bằng tiêu chuẩn rất hẹp. Vì với lý do này, chúng ta sẽ không phải cạnh tranh với những người có văn hóa truyền thống và nền tảng khác nhau, dù bạn luôn bị chọc tức từ chính những người hàng xóm. 

Mặc dù, chúng ta không thể đem ngôi nhà của mình so sánh với những căn biệt thự ở thành phố, nhưng chúng ta sẽ hơn vì có những bãi cỏ xanh tươi nhất. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ so sánh và cạnh tranh với những người giống chúng ta. 

Nếu chúng ta muốn vượt qua những sự so sánh độc đoán này, hãy bắt đầu bằng cách nắm rõ cá tính của chính mình. Khi tập trung vào những món quà đặc biệt của riêng mình, bạn sẽ thấy rằng trong thế giới này mỗi một cá nhân là một cá thể độc đáo duy nhất.

Nhưng muốn biến cá tính của mình trở nên nổi bật, trước tiên hãy nuôi dưỡng trau dồi óc sáng tạo.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không sáng tạo? 

Thật nhảm nhí! Không tồn tại cái được gọi là “loại sáng tạo” và “loại không sáng tạo”. Nhưng giữa những người có óc sáng tạo và những người không có sáng tạo luôn có sự khác biệt rõ ràng. Vì vậy không nên quá quan tâm đến vấn đề bạn là sáng tạo chưa. Hãy thoát ra vỏ bọc bản thân và sáng tạo! Không có vấn đề nào hết dù bạn vẽ tranh, nấu ăn, viết văn làm thơ, sáng tác nhạc hay bất cứ thứ nào, miễn là bạn đang tạo ra ý tưởng và nuôi dưỡng cá tính của mình.

Trong hạnh phúc của mỗi người, việc vui chơi và nghỉ ngơi quan trọng không kém công việc. 

Nếu một người bảo bạn vứt bỏ mọi thứ và đi chơi ngay bây giờ, bạn có thể làm được không? Dành thời gian để vui chơi không dễ như mọi người vẫn nghĩ.

Chúng ta có thói xấu – ràng buộc bản thân với năng suất lao động. Chúng ta phải đánh đổi từ bỏ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và các hoạt động ích lợi khác nếu không muốn chúng gây trở ngại cho công việc của mình.

Lần cuối cùng bạn tự nhủ mình thức thêm một tiếng hoàn thành công việc nữa thôi, dù đôi mắt sụp mí lúc nào không hay?  

Mọi người thường nghĩ công việc và việc vui chơi luôn đối lập nhau. Chúng ta nghĩ rằng từ bỏ một trò chơi theo sở thích sẽ giúp mình có thêm nhiều thứ khác. 

Thực tế là, điều trái ngược với vui chơi không phải là công việc mà là bệnh trầm cảm. Thực ra, vui chơi và nghỉ ngơi giúp bạn thực sự làm việc hiệu quả hơn thường ngày nhờ cách đem hứng thú mới vào công việc của mình đồng thời thúc đẩy óc sáng tạo. 

Để làm điều đó hãy chơi với đồng nghiệp của bạn. Ví dụ như bạn có thể tạo thói quen hẹn với vài đồng nghiệp chơi vài ván bóng rổ sau giờ làm việc vào thứ Sáu hàng tuần. Đây không chỉ là luyện tập thể dục và vui chơi giúp bạn vui vẻ và khoẻ mạnh hơn mà còn giúp bạn phát triển các mối quan hệ với đồng nghiệp của mình, tạo ra sự chuyên nghiệp và cải thiện khả năng của bạn khiến các thành viên trong nhóm làm việc ăn ý và hiệu quả hơn.

Tương tự như vậy đối với việc nghỉ ngơi. Nếu bạn luôn thúc ép mình làm đến kiệt sức, chắc chắn sức khoẻ của bạn sẽ kém rất nhiều. Xin hãy chú ý đến cơ thể và nhu cầu của nó! 

Học cách kiềm chế lo lắng trong bạn thay vì cố gắng dứt bỏ. 

Cuộc sống ngày càng phát triển nhanh, bạn càng bị căng thẳng và nhiều lo lắng. Đối với nhiều người, lo sợ và bứt rứt có thể làm tê liệt cơ thể. 

Hầu hết chúng ta bị ảnh hưởng bởi lo lắng khi chúng ta vô tình cho phép nó trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống của mình. Điều này thường xảy ra khi chúng ta cố giữ cân bằng nhiều thứ cùng lúc mà không cho phép bản thân mình lùi bước và đưa mọi thứ vào ngày mai. 

Hãy nghĩ về những ngày khi mọi thứ quanh bạn hoàn toàn sụp đổ: bạn phải lập kế hoạch cho thời hạn sắp tới cho công việc trong khi cũng nghĩ về nấu gì cho bữa tối, khi nào nên đón con từ nhà trẻ và cách bạn viết xong tất cả các tấm thiệp chúc mừng – cùng lúc cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hàng ngày.

Khi chúng ta thường xuyên tự nhắc nhở quan tâm tới mọi thứ trong thời gian ngắn chúng ta có, lo lắng có thể trở thành một khía cạnh của cuộc sống hiện nay.

Đối phó với lo lắng không có nghĩa là bạn sẽ thoát khỏi nó hoặc cố né tránh nó. Thay vào đó, chúng ta phải nhận thức nó một cách đơn giản nhất để ngăn nó trở thành thói quen. 

Lần sau bạn cảm thấy lo lắng, hãy thử tiếp cận lo lắng ấy với một suy nghĩ thoáng hơn. Hít thở nhịp nhàng và tập trung vào khoảnh khắc hiện tại thay vì một tương lai mờ ảo chưa thể biết đến.

Dành thời gian suy nghĩ và chấp nhận lo lắng, gốc rễ và tầm quan trọng tối ưu của nó, bạn sẽ biến lo lắng thành một thứ là dễ quản lý, nó không còn là điều gì xác định trong cuộc sống của bạn. 

Khám phá tài năng và món quà mà bạn có thể chia sẻ với thế giới. 

Bao lần cha mẹ bạn hay giáo viên bảo bạn dừng ngay toàn bộ thời gian để vẽ, hát ca hay vui chơi và làm những công việc thực sự có ý nghĩa? Đã đến lúc bạn có thể lờ đi lời khuyên từ họ! 

Tất cả chúng ta đều sở hữu tài năng và những món quà độc đáo duy nhất thuộc về chính mình, hãy nắm bắt lấy chúng chứ không phải từ bỏ chúng để đến với những công việc được coi là có ý nghĩa. Vài người trong số chúng ta có thể có năng khiếu về nghệ thuật, trong khi người khác đặc biệt giỏi về đàm phán hay có người có thể nhớ số liệu thống kê về thể thao. 

Tài năng và quà tặng không phải lúc nào cũng là món đồ mua được bằng tiền. Việc bạn khám phá được những tiềm năng duy nhất mình sở hữu, hãy chia sẻ với thế giới và đưa chúng vào trong cuộc sống của chúng ta dù chỉ là rất ít – chúng ta sẽ làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Vì vậy đừng ngần ngại theo đuổi sở thích hoặc tham gia hoạt động bạn mong muốn. 

Bạn có thể đem tài năng vào trong cuộc sống hàng ngày bằng cách nhìn nhận sự nghiệp của mình liên quan đến “slashes”(những đường gạch chéo).

Đừng sợ vô vị

Các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng phát triển mạnh, sức ép về việc giới thiệu bản thân là một người ngầu hay tẻ nhạt hay liều lĩnh trong cuộc sống chưa bao giờ bùng nổ mạnh đến thế. 

Chúng ta cần được kết nối, tiếng cười, hát và nhảy là phương tiện tốt nhất để làm điều đó. Ba hoạt động này tạo ra chuỗi kết nối cảm xúc và tinh thần với mọi người quanh ta từ đó chúng ta không còn cảm giác đơn độc. 

Trong cuốn sách Điệu nhảy trên phố: Lịch sử về Collective Joy, Barbara Ehrenreich đã giải thích rằng trong suốt chiều dài lịch sử loài người, chúng ta chính là những minh chứng cho việc thôi thúc chia sẻ niềm vui với người khác giống như chúng ta cùng nhau tham gia “dùng thuốc lắc tập thể”. 

Vì vậy, khi chúng ta nói cười, hát hay nhảy chính là chúng ta đang tham gia vào hoạt động thuần túy, khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng.

Chúng ta đều thừa nhận rằng: chúng ta đều đều lâm vào những tình huống tế nhị khi cười to quá, hát lớn quá, hay nhảy thật sung khiến mọi người xung quanh khó chịu, sau đó tức giận vì bị bẽ mặt khi được bảo “bring it down a notch” (đừng có làm lố).

Tiếng cười, ca hát hay nhảy cũng có thể gây tổn thương với chính cơ thể bạn, vì thế hãy sử dụng những hoạt động này có chừng mực, hãy dùng chúng trong không gian riêng tư như nhà riêng hay khi gặp bạn bè, gia đình. 

Nếu bạn liều lĩnh cười thoải mái, hát ca và nhảy múa mọi lúc mọi nơi mà không suy xét đến tính phù hợp về thời gian và hoàn cảnh thì bạn sẽ trở nên lố bịch, bạn không có quyền chỉ trích người khác và khó có cơ hội tạo ra những mối kết nối thật sự. 

Thông điệp của quyển sách

Sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn dễ hơn bạn nghĩ. Hãy biến điều đó thành sự thật vì nó đâu phải phép màu. Cuối cùng, bạn hãy nuôi dưỡng lòng can đảm để tự tin khi tiếp cận những người xung quanh cũng như tự mình có trắc ẩn chân thành. 

Lời khuyên hữu ích

Dành thời gian cho chính mình.

Dành thời gian hôm nay để làm những điều bạn thích. Nếu ngày hôm nay bạn không dành thời gian cho bản thân và sở thích của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ nuối tiếc.

Hãy rời bỏ công việc trong chốc lát và “chợp mắt”

Dường như nghỉ ngơi với chúng ta bây giờ là một thứ xa xỉ. Nghỉ trưa là điều chúng ta đang bỏ bê, ngày qua ngày bạn lãng quên điều này và sớm thôi bạn sẽ thấy bản thân quá mệt mỏi để làm bất cứ thứ gì. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi một chút! 

Tóm tắt sách The Gifts Of Imperfection
Dịch từ Blinkist