Giới thiệu
Tóm tắt sách Sự điên rồ của loài vật (Animal Madness – 2014). Cuốn sách nói về sự rối loạn cảm xúc của động vật và những điểm tương đồng với các bệnh tâm thần ở người. Cuốn sách này sẽ minh hoạ cho bạn thấy chúng ta giống những người bạn lông lá của mình như thế nào và chúng ta có thể tác động tích cực thế nào tới tâm lý của chúng.
Cuốn sách này dành cho ai?
- Người đọc muốn cải thiện tâm lí cho vật nuôi của họ;
- Sinh viên ngành tâm lí học, sinh học và lịch sử của khoa học;
- Bất cứ ai quan tâm đến quyền lợi của động vật.
Tác giả?
Laurel Braitman là một sử gia về khoa học và nhà văn về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ở trường Stanford. Tác phẩm của bà đã xuất hiện trên nhiều tờ báo khác nhau như Người bảo vệ, Nhật báo phố Wall,… Bà cũng được công nhận như một thành viên của diễn đàn TED và nghệ sĩ thuộc trung tâm nghệ thuật Headlands. Cuốn Sự điên rồ của loài vật là cuốn sách bán chạy đầu tiên của bà.
Một cách nhìn khác về động vật
Trong một thời gian dài, chúng ta luôn nghĩ rằng sức khỏe tinh thần chỉ có ở loài người, không hề có ở động vật. Nếu bạn sinh ra không có ý thức, bạn sẽ không bao giờ trải qua cảm giác ảo tưởng. Nếu không có tâm hồn, bạn sẽ không biết sầu đau hay lãng mạn. Và để có thể tự sát, bạn phải nhận thức được rằng bạn muốn chết, đồng thời bạn cũng phải biết được khái niệm của sự sống và cái chết.
Ngay cả những học giả tri thức cũng bị thuyết phục rằng động vật quá ngu ngốc, ngoài sự khó chịu ra, chúng không có các hội chứng rối loạn phức tạp hơn thế. Thêm vào đó, trong vài thập kỉ gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trí thông minh tuyệt vời của một số loài vật. Đồng thời, ta phải công nhận rằng động vật cũng phải chịu đựng đau đớn về mặt tâm lí. Cuốn sách này sẽ giới thiệu cho bạn những trường hợp khó hiểu về sự điên loạn của động vật.
Bạn cũng sẽ biết về
- Một con khỉ đột nhớ nhà đến chết;
- Tại sao một con chuột túi lại đánh con của mình;
- Tại sao người xưa thường treo cổ những con voi giết người.
Khác với suy nghĩ của mọi người, loài vật cũng có ý thức và cảm giác
Nếu một cậu bé cảm thấy buồn khi quên mất sinh nhật con mèo của mình, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng con mèo sẽ không quan tâm đến điều đó đâu. Nhưng liệu có đúng khi khẳng định rằng động vật không có cảm xúc như con người?
Một số người khẳng định điều đó vì họ tin vào thuyết loài người là trung tâm, rằng con người là loài vật duy nhất có ý thức, còn các loài vật khác bị điều khiển bởi bản năng.
Triết gia René Descartes cũng tin rằng con người là độc nhất với khả năng suy nghĩ. Từ đó, ông xem động vật như những cỗ máy sinh học không có cảm xúc hay khả năng tự nhận thức.
Tuy nhiên, có một trường phái khác cho rằng những hành vi và kinh nghiệm của động vật giống với của con người. Học thuyết này được gọi là thuyết nhân hình.
Hãy hình dung khi bạn bước vào phòng và nhìn thấy chú chó Spaniel đang gặm chiếc mũ yêu thích của mình. Chú chó trở nên ngoan ngoãn và không dám ngẩng lên sau khi nhìn thấy bạn. Liệu có phải vì nó cảm thấy tội lỗi? Đó cũng là một trong những khả năng và không có gì sai khi tin vào điều đó cả.
Sau tất cả, có rất nhiều lí do để tin rằng động vật có ý thức và cảm xúc như con người. Charles Darwin đã nói, chúng ta có mối liên hệ rất gần với động vật, thậm chí ông còn chỉ ra rằng con người cũng chỉ là một loài vật khác mà thôi.
Hơn nữa, có rất nhiều cấu trúc não của ta giống với động vật, đặc biệt là động vật có vú.
Do đó, não của ta có những khả năng có thể so sánh với động vật. Một thí nghiệm chụp cắt lớp cho thấy rằng bộ não của chó khi được đoàn tụ với chủ của nó hoạt động giống với não người khi cảm thấy vui vẻ.
Một điểm nữa là động vật cũng khá thông minh. Thí nghiệm cho thấy một số loài vật có khả năng sử dụng công cụ. Loài khỉ dùng gậy để đào thức ăn hay thậm chí nhận ra được bản thân khi nhìn vào gương.
Nhiều loài vật được mô tả rằng có hành vi điên rồ, nhớ nhà hay thậm chí là tự sát
Bạn đã từng nghe về cây cầu Overtoun ở Scotland chưa? Nó nổi tiếng vì có nhiều chú chó đã tự gieo mình xuống sông ở chính cây cầu này. Câu chuyện bắt đầu lan tỏa một cách nhanh chóng vì mọi người cảm thấy quá đỗi tò mò vì sự bí ẩn này.
Thời xưa, các hành vi kì lạ ở động vật thường được chẩn đoán là bị điên. Các loài vật thường được nhắc đến bởi sự ổn định về mặt tâm lí, ngoại trừ loài voi là trường hợp đặc biệt. Ngày nay, chúng ta đã biết sự hung hăng của giống voi hoang dã xuất phát từ việc chúng bị ngược đãi hoặc đang trong thời kì động dục.
Tuy nhiên, trong quá khứ, những con voi hung dữ giết người chăm sóc của mình đôi khi bị đưa ra xét xử vì mọi người nghĩ rằng chúng có khả năng tư duy. Chúng sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi của mình, bị giật điện hay thậm chí treo cổ.
Nhưng không phải mọi con vật bị rối loạn cảm xúc sẽ trở nên hung tợn. Một triệu chứng khác thường thấy ở động vật là nhớ nhà. Hãy lấy chú khỉ đột John Daniel làm ví dụ, chú bị bắt ở nơi hoang dã vào khoảng năm 1950 và được nuôi lớn bởi một gia đình ở London. Nhưng chú dần trở nên quá to lớn để có thể ở cùng họ. Một ngày, đại diện rạp xiếc giả vờ làm nhân viên của một công viên tư nhân, hứa sẽ chăm sóc tốt cho chú khỉ đột và gạ gẫm gia đình kia bán John. Nhưng chỉ trong vài tuần, John đã chết một mình trong rạp xiếc vì nhớ nhà.
Một số loài vật khác có hành vi tự sát và dấu hiệu tự làm hại bản thân.
Ví dụ như chó không chịu ăn, bọ cạp tự chích nọc độc vào bản thân hay cá voi tự làm mình mắc cạn để rồi chết trên bờ.
Vào năm 1901, người ta phát hiện ra chú sư tử tên Rex đã tự sát bằng sợi xích cổ của mình. Những vụ việc trên trông có vẻ như là tự sát, nhưng tất nhiên, chúng ta không thể chắc chắn được những con vật này thực sự có ý định tự sát hay không.
“Bất cứ loài vật có ý thức nào đều có thể mất đi sự tỉnh táo theo thời gian.”
Thói quen và quá khứ của động vật giúp chúng ta chẩn đoán bệnh tâm lí của chúng
Động vật có thể mắc các bệnh tâm lí, nhưng bác sĩ thú y không phải là một nhà tâm lí học để hiểu hết được các vấn đề của chúng. Vì vậy để chẩn đoán bệnh tâm lí ở động vật, chúng ta cần có sự quan sát kĩ hơn.
Một số triệu chứng rất dễ để chẩn đoán là co giật. Tác giả đã gặp một chú hổ tên là Sunita bị co giật nặng ở trạm thú y ở San Andreas, California. Sunita bị co giật ở mặt khiến cho nó phải nháy mắt và co cơ khi bị căng thẳng. Đó là một biểu hiện bệnh lí.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần quan sát kĩ hơn nữa để có thể khẳng định nguyên nhân là do bệnh lí hay một lí do khác. Ví dụ như trường hợp một chú chuột túi cây ở vườn thú San Antonio đánh đập con mình khi có người lại gần. Khi điều tra kĩ hơn, chúng ta nhận ra đó là một sự hiểu lầm. Hành động đó của chuột túi là cố ôm lấy và bảo vệ con mình, nhưng do các chi của nó quá ngắn nên trở thành hiện tượng trên trong mắt mọi người.Chuột túi cây thường nuôi con mình trên cây nên không phải bế con mình lên như ở trên mặt đất. Hành động của nó là hợp lí khi ở trong môi trường mà nó không thích nghi.
Một trường hợp đáng cân nhắc là khi chẩn đoán trong thời kì sinh sản, bởi động vật thường có khuynh hướng khác thường khi đang mang thai. Giống chó Shepherd Đức thường có hiện tượng đớp không khí; giống chó sục bò hay đuổi theo cái đuôi của mình.
Đồng thời, tìm hiểu về quá khứ của con vật sẽ giúp bạn hiểu hành vi hiện tại của nó. Chẳng hạn sự ngược đãi là nguyên nhân của hành vi lo lắng.
Con hổ Sunita có bệnh tình trầm trọng như vậy do những chấn thương trong quá khứ. Nó đã bị một nhà sưu tầm động vật giam cầm bởi trong một căn phòng mà những con hổ khác thường gây sự với nó. Điều đó có thể dẫn đến tổn thương não và gây ra nỗi lo mãn tính.
Khám phá xem quá khứ có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi hiện tại của con vật là bước cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị.
“91,5% số lợn lấy thịt bị rối loạn tâm lí giống như 50% số chuột thí nghiệm và động vật trong sở thú.”
Nhiều bác sĩ thú y sử dụng thuốc để chữa cho động vật, nhưng chỉ sử dụng thuốc sẽ không đem lại bất cứ hiệu quả nào.
Bạn đã bao giờ đến sở thú và đùa rằng con vật nhìn vào khoảng không vô định như thể đang phê thuốc không? Đó là do người quản lý sở thú đã lạm dụng một số loại thuốc cho động vật như thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần.
Các bằng chứng đã chỉ ra các loại thuốc này được sử dụng rộng rãi ở cả nông trại và sở thú. Rất nhiều động vật ở sở thú cũng như thú nuôi, kể cả gấu và cá voi, được cho uống thuốc chống trầm cảm.
Thực ra, thuốc chỉ có thể xử lí một phần vấn đề. Chúng chỉ có thể loại bỏ một số triệu chứng và hiệu quả của chúng sẽ dừng ngay khi thuốc hết. Để có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn, ta cần kết hợp sử dụng thuốc và luyện tập điều chỉnh hành vi, một phương pháp giúp động vật giải quyết các vấn đề về hành vi.
Nếu chú chó sủa điên cuồng khi chuông điện thoại kêu, bạn có thể để cho chúng nghe liên tục bắt đầu từ mức nhỏ nhất rồi tăng dần dần âm lượng. Quá trình này sẽ giúp chú chó quen với tiếng chuông và biết rằng nó vô hại.
Một điều quan trọng bạn nên biết là đôi khi những vấn đề ở thú nuôi xuất phát từ việc chúng khó chịu chứ không phải bị bệnh. Nếu chú chó của bạn muốn bạn ở bên cạnh nó và hay gặp rắc rối khi ở một mình; nó không mắc bệnh gì cả. Nó chỉ hành động như một chú chó bình thường. Sử dụng thuốc trong trường hợp này không mang bất cứ ý nghĩa nào.
Cho nên, thuốc có thể rất hữu dụng, nhưng chúng không phải là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề ở động vật. Điều quan trọng nhất để giúp động vật là hiểu điều chúng thực sự cần . Đó chính là điều mà bạn sẽ học được ở chương tiếp theo.
“Nhiều chủ chó yêu cầu chú chó phải tuân theo yêu cầu của họ chứ không muốn làm theo yêu cầu của chú chó.”
Động vật cần bạn đồng hành và các hoạt động để giữ thể trạng khoẻ khoắn.
Con người cần bạn bè và các mối quan hệ để phát triển, động vật cũng vậy.
Phần lớn động vật tìm thấy các mối quan hệ khi sống cùng đồng loại của mình hoặc mối quan hệ cộng sinh. Ví dụ như những con ngựa đua bị lo lắng thường được cho ở cùng loài dê, để làm cho chúng bình tĩnh lại. Trong một số trường hợp, nếu tách rời những con vật hay dính lấy nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
Nhưng nhiều loài vật cũng có thể phát triển khi được con người quan tâm. Vấn đề duy nhất là chúng rất thích sở hữu. Nhiều chú voi cảm thấy ghen tị khi người chăm sóc của mình đưa bạn gái của anh ta đến. Để tránh sự hung hăng, lòng tin của con vật với người chăm sóc mình là cực kì cần thiết.
Lòng tin ấy cũng có ích trong việc giúp cho con vật khoẻ mạnh. Giống như con người, động vật dùng năng lượng và trí thông minh để phát triển. Ngoài ra, chúng cũng cần có niềm vui như từ việc vui chơi chẳng hạn.
Những nhu cầu này đã được công nhận bởi các nhà lập pháp trong Hành Động Vì Lợi Ích Của Động Vật, một bộ luật của Mỹ yêu cầu các phòng thí nghiệm phải có dụng cụ để cho vật thí nghiệm được giải trí. Có nghĩa là lồng của những con khỉ thí nghiệm nên có gương, xích đu và những dụng cụ khác để chúng có thể giữ được những hành vi ban đầu.
Hoá ra, động vật cũng khác con người là bao khi nhắc đến sức khoẻ tinh thần. Ta đã có những bộ luật vì quyền lợi con người, ta cũng nên có những bộ luật dành cho động vật.
Thông điệp của cuốn sách
Con người và động vật giống nhau hơn mọi người thường nghĩ, đặc biệt là về đời sống cảm xúc. Động vật có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay thậm chí nhớ nhà và buồn bực. Vậy để có thể giữ một tinh thần tốt cho động vật, chúng ta cần phải chắc chắn rằng chúng có những thứ ta có, kể cả công việc và trò chơi.
Lời khuyên: Đừng sử dụng thuốc một cách bừa bãi.
Hầu hết thuốc trị liệu tâm lí đều có tác dụng phụ, đắt đỏ và không cần thiết. Vậy nếu thấy vật nuôi của bạn cảm thấy sợ hãi điều gì đó, đừng bắt chúng uống thuốc. Đôi khi một chút âu yếm sẽ làm cho chúng thoải mái. Hãy nhớ rằng việc vật nuôi cảm thấy sợ hãi điều gì đấy là rất bình thường. Trước khi sử dụng đến các chất hóa học lên chúng, hãy thử các cách khác. Tất nhiên, nếu bạn đã thử hết cách mà vật nuôi của bạn không trở nên khá hơn, bạn nên mang nó đến bác sĩ và dùng thuốc.
Tóm tắt sách Sự điên rồ của loài vật
Dịch từ Blinkist