Giới thiệu
Cuốn sách The Warren Buffett Way viết về phương cách đầu tư của Warren Buffett – nhà đầu tư số một thế giới. Cuốn sách mô tả chi tiết lý thuyết, quan điểm, chiến lược và phương cách đầu tư của ông.Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Đây là cuốn sách đầu tiên đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về phương cách đầu tư của nhà đầu tư huyền thoại này. Cuốn sách được giới đầu tư đánh giá cao và nằm trong danh sách best-sellers.
Tác giả Robert G. Hagstrom là Phó Chủ tịch cao cấp kiêm Giám đốc Quỹ Đầu tư Legg Mason Focus Capital. Ngoài cuốn sách này, ông còn viết cuốn Danh mục đầu tư của Warren Buffett và Phương cách Nascar(24).
Do khuôn khổ cuốn sách có hạn, người viết chỉ tóm tắt phần quan trọng gồm lý thuyết, quan điểm, chiến lược, phương cách đầu tư của Warren Buffett chứ không mô tả chi tiết các phi vụ của ông. Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
1
Nhà tỉ phú vĩ đại từ thị trường chứng khoán
Warren Buffett luôn nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes công bố hàng năm. Trong số các tỉ phú người Mỹ, ông là người duy nhất tạo ra tài sản của mình từ thị trường chứng khoán.Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Năm 1956, Warren Buffett 21 tuổi, với số tiền vỏn vẹn 100 đô-la Mỹ, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách thành lập một công ty chuyên về đầu tư và kêu gọi gia đình, bạn bè góp vốn. Cuối cùng, ông huy động được 105.000 đô-la từ bảy đối tác.Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Từ năm 1956 đến 1965, ông đã tạo ra tỷ lệ lợi nhuận kỷ lục cho quỹ đầu tư của mình. Tỷ lệ lợi nhuận của quỹ là 27,5%, cao hơn 20% so với tỷ lệ 7,5% của chỉ số Dow John.
Năm 1965, ông dùng 25 triệu đô-la – phí quản lý và tiền thưởng trên lợi nhuận đầu tư – để mua cổ phần của công ty dệt may Berkshire Hathaway và dùng nó như công ty mẹ (holding company) nhằm thực hiện các chiến lược của mình.
Cho đến giữa năm 2004, giá một cổ phiếu của Berkshire Hathaway là 92.900 đô-la Mỹ; ông là người giàu thứ hai thế giới với giá trị tài sản thuần đạt 42,9 tỉ đô-la Mỹ. Danh tiếng của ông đã được chứng thực. Hàng triệu nhà đầu tư trên khắp thế giới ngưỡng mộ ông và luôn lắng nghe, học hỏi từng lời phát biểu của ông.
2
Benjamin Graham - người ảnh hưởng thứ nhất
Chiến lược đầu tư của Warren Buffett chịu sự ảnh hưởng của bốn người, trong đó Benjamin Graham là người có ảnh hưởng nhiều nhất. Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Benjamin Graham – người được ví như sư tổ của ngành phân tích tài chính và là thầy của Warren Buffett tại trường Đại học Columbia – người có ảnh hưởng lớn nhất đến phong cách và chiến lược đầu tư giá trị của ông.
Hai cuốn sách Phân tích chứng khoán do Graham – đồng tác giả với David Dodd – xuất bản năm 1934 và Nhà đầu tư thông minh xuất bản năm 1949 được xem là sách giáo khoa của ngành phân tích tài chính và kim chỉ nam cho trường phái đầu tư giá trị.
Sách xem xét việc đầu tư vào cổ phiếu thông qua thu thập thông tin, sự kiện, các chỉ số tài chính để phân tích công việc kinh doanh của công ty đó một cách sâu sắc và toàn diện, rồi tìm ra sự tương quan giữa giá trị thật của công ty so với giá thị trường của cổ phiếu.
Graham cho rằng một công ty hay cổ phần được xem là khoản đầu tư tốt khi nó có hai phẩm chất: độ an toàn đủ lớn và tỷ suất lợi nhuận đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư. Độ an toàn (margin of safety) được định nghĩa là sự khác nhau giữa giá trị nội tại và giá thị trường. Chênh lệch giữa giá trị nội tại và giá thị trường càng lớn thì thì độ an toàn càng cao.
Theo Graham, có những thời điểm mà sự sợ hãi và tham lam đã làm cho thị trường định giá sai cổ phiếu, dẫn đến sự chênh lệch nói trên. Hai nguyên tắc mà Graham luôn tuân thủ trong đầu tư chính là:
- (1)đừng thua lỗ
- (2) không được quên nguyên tắc thứ nhất.
3
Philip Fisher - người ảnh hưởng thứ hai
Philip Fisher là nhà tư vấn đầu tư và đã may mắn có nhiều giờ khảo sát, phân tích các công ty cùng với giáo sư Stanford.Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Ông cho rằng nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao khi: (1) đầu tư vào những công ty có tiềm năng trên trung bình và (2) đầu tư vào những công ty có ban giám đốc tài năng.
Sau đó, Fisher đã tạo ra một hệ thống chấm điểm nhằm xác định các công ty có nằm trong tiêu chuẩn đầu tư của mình hay không. Công ty có tiềm năng trên trung bình phải có khả năng tăng trưởng doanh số cao hơn trung bình. Khi tăng trưởng doanh số, công ty sẽ đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển và hệ thống bán hàng. Hai yếu tố này lại có tác dụng thúc đẩy đà tăng trưởng doanh số của công ty.
Không chỉ quan tâm đến doanh số, Fisher còn quan tâm đến mức tăng trưởng lợi nhuận. Theo ông, một công ty tốt phải biết cách kiểm soát và quản lý hiệu quả tất cả các loại chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm.
Ông còn quan tâm đến nguồn vốn cho sự tăng trưởng của công ty. Ông không đánh giá cao các công ty không thể tự tái đầu tư mà chỉ có thể tăng trưởng nhờ vào phát hành cổ phiếu hay tăng vốn từ cổ đông.
Khi ấy, gánh nặng chia lãi cho số lượng lớn cổ đông đã hủy đi thành quả tăng trưởng. Để quyết định đầu tư vào một công ty nào đó, Fisher đầu tư rất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, mổ xẻ công ty đó – điều mà không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng làm. Và chính vì phải tốn nhiều công sức như vậy, Philip Fisher ít khi đầu tư vào nhiều công ty. Danh mục đầu tư của ông thường chỉ có ba đến bốn công ty.
4
John Burr Williams - người ảnh hưởng thứ ba
Tốt nghiệp trường Kinh doanh Harvard và làm việc cho các công ty tại phố Wall, John Burr Williams đã chứng kiến thị trường trải qua những biến động vào thập niên 1920 và đỉnh điểm là cuộc Đại Suy thoái năm 1929.
Vì những biến động này, Williams nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức kinh tế đối với một nhà đầu tư. Do đó, ông đã nhất quyết trở lại Harvard để làm đề án tiến sĩ về kinh tế. Dưới sự hướng dẫn của Joseph Schumpeter, nhà kinh tế học người Áo nổi tiếng về lý thuyết “Sự phá hoại mang tính sáng tạo”, John Burr Williams đã thực hiện đề án tiến sĩ Lý thuyết đầu tư giá trị.
Năm 1938, đề án này đã được in thành sách. Nó gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư, trở thành nền tảng cơ sở cho những nhà kinh tế học như Eugene Fama, Harry Markowitz hay Franco Modigliani viết nên lý thuyết của họ.
Lý thuyết tài chính của John Burr Williams là mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức: “Để biết giá trị của một cổ phiếu hôm nay, chúng ta sẽ chiết khấu tất cả những dòng tiền do cổ phiếu đó mang lại về giá trị hiện tại.” Đây cũng là phương pháp Warren Buffett đã dùng để tính toán giá trị công ty. Nguyên tắc chính là chiết khấu tất cả dòng tiền do cổ phiếu hay cổ phần “đẻ” ra về giá trị hiện tại. Cộng tất cả những giá trị này lại, chúng ta sẽ ra giá trị tài sản mà mình muốn tính.
Trong cuốn sách Những tư tưởng chủ đạo, tác giả Peter Bernstein có viết rằng: “Hệ thống của Graham là những luật cơ bản, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của John Burr Williams là lý thuyết, và chúng cùng khuyến nghị đầu tư vào những cổ phiếu giống nhau.” Warren Buffett đã áp dụng cả hai và thành công vượt bậc.
5
Charles Munger - người ảnh hưởng thứ tư
Charles Munger là đồng hương Omaha với Warren Buffett. Ông vốn hành nghề luật sư nhưng rất quan tâm và đam mê đầu tư. Vào cuối thập niên 1960, ông là Chủ tịch của Blue Chip Stamps. Năm 1978, sau khi Berkshire và Blue Chip Stamps sáp nhập, Munger trở thành Phó Chủ tịch của Berkshire Hathaway. Ông và Buffett bổ sung cho nhau như một cặp bài trùng ăn ý. Buffett dùng cụm từ “Charlie và tôi” nhiều lần trong văn bản, như thể họ là cùng một người. Họ luôn hành xử như những người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp và đạo đức, luôn đặt quyền lợi của cổ đông lên hàng đầu.
Tuy vậy, triết lý đầu tư của Munger không phải lúc nào cũng tương đồng với Buffett. Trong thời gian đầu, triết lý của Buffett là đầu tư vào các công ty có giá rẻ (bargain price). Munger thì lại tin vào việc đầu tư vào các công ty chất lượng với giá hợp lý (fair price). Chính Munger đã thuyết phục Buffett đầu tư vào See’s Candy và Coca Cola, những công ty chất lượng và có mức giá cao hợp lý.
6
Học và vượt lên những người thầy
Vào năm 1969, Warren Buffett từng nói rằng: “Tôi là 15% của Fisher và 85% của Benjamin Graham.” Sự khác nhau giữa phong cách đầu tư của hai người là rất rõ ràng. Trong khi Graham dựa vào phân tích định lượng để tìm ra những công ty có giá trị nội tại cao hơn giá thị trường, thì Fisher lại dựa vào phân tích định tính để tìm ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng giá trị nội tại trong tương lai. Theo thời gian, Buffett đã chuyển dịch từ chiến lược đầu tư của Graham sang chiến lược của Fisher. Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Theo cảm nhận của tác giả, hiện nay tỷ lệ không còn là 85% Graham và 15% Fisher nữa mà có thể rất gần với mức 50% – 50%. Chính Munger là người đóng vai trò ảnh hưởng lớn lên Warren Buffett và làm cho ông từ từ chuyển dịch chiến lược đầu tư theo trường phái của Philip Fisher.
Warren Buffett đã học và phối hợp những tinh hoa của bốn người trên để tạo ra phong cách đầu tư cho riêng mình. Ông đã áp dụng chúng một cách xuất sắc để đạt được những kết quả đầu tư vượt trội.
7
Dùng các công ty bảo hiểm làm nền tảng xây dựngnên đế chế đầu tư
Khi thấy rõ tương lai khó khăn của nhà máy dệt Berkshire Hathaway, Warren Buffett đã quyết định đầu tư sang ngành bảo hiểm. Vào tháng Ba năm 1967, Berkshire Hathaway đầu tư số tiền 8,6 triệu đô-la Mỹ vào cổ phiếu của hai công ty bảo hiểm: National Indemnity Company và National Fire & Marine Insurance Company. Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Có hai lý do chính để Warren Buffett đầu tư vào các công ty bảo hiểm này. Thứ nhất, chúng là những công ty khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn của chiến lược đầu tư giá trị. Thứ hai, chúng là những công cụ đầu tư tuyệt vời. Với dòng tiền (phí bảo hiểm) dồi dào do khách nộp vào đều đặn, sau khi dành ra khoản dự trữ, công ty sẽ đem đầu tư để sinh lợi. Và với lợi nhuận do đầu tư đem lại cộng với lãi hoạt động của các công ty bảo hiểm, Warren Buffett lại tiếp tục đầu tư mạnh vào các công ty này.
Đến năm 2004, Berkshire đã sở hữu 38 công ty bảo hiểm, trong đó có hai tập đoàn lớn là Government Employees Insurance Company (GEICO) và General Re, và những công ty này lại có nhiều công ty con bên dưới.
Bảo hiểm không phải là một ngành dễ kinh doanh. Sản phẩm của các công ty bảo hiểm khó có thể tạo được sự khác biệt. Điều khoản hợp đồng và những thứ khác có thể bị sao chép một cách dễ dàng. Không có điểm đặc biệt nào để các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Phần đông các công ty bảo hiểm đã dùng chiến lược giảm giá để cạnh tranh và giữ thị phần.
Buffett tạo ra sự khác biệt cho công ty mình bằng hai cách. Thứ nhất, ông tạo ra chỉ số tài chính mạnh cho các công ty bảo hiểm của mình. Vào thời điểm đó, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Berkshire chỉ đứng sau AIG. Tỷ lệ giữa tổng số tiền đầu tư (35,3 tỉ đô-la Mỹ) trên doanh số phí bảo hiểm (8,1 tỉ đô-la Mỹ) cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành. Thứ hai là phương pháp thẩm định. Các công ty của ông thẩm định số lượng nhiều với chi phí hợp lý.
Với hai chiến lược đó, Warren Buffett đã tạo nên sự khác biệt rõ nét cho các công ty bảo hiểm của mình. Trong khi các công ty khác đôi khi phải tạm ngừng hoạt động thì các công ty bảo hiểm của Warren Buffett không bao giờ gián đoạn việc cung cấp bảo hiểm cho thị trường.
Các công ty này tạo ra những dòng tiền rất lớn. Trong năm 2003, dòng tiền này đã lên đến 44,3 tỉ đô-la Mỹ. Chính dòng tiền mặt từ các công ty bảo hiểm đã giúp Warren Buffett đầu tư vào nhiều công ty, cổ phiếu và từ đó tạo nên sự khác biệt cho Berkshire và bản thân ông.
8
Mua cổ phiếu cũng như mua công ty
Warren Buffett áp dụng một nguyên tắc giống nhau cho việc mua cổ phiếu và mua cả công ty. Thật ra, Buffett thích mua công ty hơn, vì ông có thể điều khiển tiền và tài sản theo chiến lược của mình. Tuy vậy, nếu cổ phiếu của một công ty nào đó đang có giá tốt, ông sẽ mua cổ phần và sở hữu một phần công ty.
Trong cả hai trường hợp, ông áp dụng chiến lược giống nhau. Đó là xem xét cổ phiếu hay công ty đó với quan điểm một ông chủ chứ không phải chỉ với quan điểm một nhà đầu tư kiếm lời. Warren Buffett luôn nói rằng ông là một nhà đầu tư và cũng là một doanh nhân.
9
Bốn nguyên tắc để ra quyết định đầu tư
Warren Buffett lựa chọn đầu tư vào công ty hay cổ phiếu dựa vào việc xem xét bốn nguyên tắc: kinh doanh, quản lý, tài chính và giá trị.
- Nguyên tắc về kinh doanh: Công ty kinh doanh gì? Có đơn giản và dễ hiểu? Công ty có lịch sử kinh doanh vững chắc? Công ty có triển vọng phát triển trong dài hạn?
- Nguyên tắc về quản lý: Ban quản lý có tài giỏi và năng động? Ban quản lý có trung thực với cổ đông? Ban quản lý có tuân thủ luật pháp?
- Nguyên tắc về tài chính: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổng sở hữu là bao nhiêu? Cổ đông được lợi gì từ công ty? Các tỷ suất lợi nhuận của công ty? Công ty có tạo được 1 đô-la giá trị cho mỗi đô-la lợi nhuận được giữ lại?
- Nguyên tắc về giá trị: Giá trị của công ty là bao nhiêu? Có thể mua được công ty cổ phần với giá thấp hơn giá trị không?
10
Những quan điểm khác biệt của Warren Buffett
- Quan điểm về sự lên xuống của thị trường và chu kỳ kinh tế. Theo Warren Buffett, sự sợ hãi và tham lam của nhà đầu tư đã làm giá cả thị trường lên xuống bất thường. Trong dài hạn, nhà đầu cơ – người tạo ra lợi nhuận nhờ sự lên xuống của thị trường – không thể thắng nhà đầu tư dài hạn – dựa trên kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, sau khi ra quyết định đầu tư, Warren Buffett không quan tâm đến sự lên xuống của cổ phiếu. Ông cũng không quan tâm đến chu kỳ kinh tế. Ông chỉ quan tâm đến chỉ số lạm phát vì nó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty.
- Quan điểm về lý thuyết thị trường hiệu quả. Warren Buffett không tin vào lý thuyết thị trường hiệu quả. Nếu thị trường thật sự hiệu quả thì ông không thể mua được những cổ phiếu được thị trường định giá thấp hơn giá trị.
- Quan điểm về rủi ro. Warren Buffett có một quan điểm khác biệt về rủi ro so với các lý thuyết và nhà đầu tư khác. Theo ông, rủi ro là sự không thuận lợi xuất phát từ giá trị nội tại của công ty chứ không phải từ giá cổ phiếu. Sự không thuận lợi về tài chính này xảy ra do chủ quan của người đầu tư khi ra những phán đoán sai về lợi nhuận của công ty, cũng như những yếu tố khách quan khác như ảnh hưởng của thuế hay lạm phát. Ngoài ra, Warren Buffett còn cho rằng rủi ro sẽ đến với những đầu tư ngắn hạn: mua hôm nay và bán ngày hôm sau. Sự dao động khó đoán của thị trường chứng khoán tạo ra rủi ro cho đầu tư ngắn hạn. Một sự đầu tư “đúng” và dài hạn sẽ không bị rủi ro ngắn hạn này.
- Quan điểm về đa dạng hóa. Warren Buffett không chủ trương đa dạng hóa để chống rủi ro. Ông chủ trương đầu tư tập trung vào những cổ phiếu, công ty ông hiểu và nghiên cứu kỹ.
- Quan điểm về đầu tư thông minh. Ông cho rằng để là nhà đầu tư thành công, chúng ta không cần phải thông minh, tài giỏi hơn những nhà đầu tư khác. Chúng ta chỉ cần có tính kỷ luật cao hơn.
- Quan điểm về con người. Warren Buffett tìm kiếm ba phẩm chất sau từ con người: liêm chính, thông minh và nhiệt thành. Trong đó liêm chính là phẩm chất tối quan trọng. Nếu người đó không trung thực thì không thể tin tưởng và làm việc cùng được.
Đầu tư theo phong cách của Warren Buffett Để đầu tư theo phong cách Warren Buffett, hãy thực hiện bốn bước sau:
- Bước 1: Không quan tâm đến sự lên xuống của thị trường chứng khoán;
- Bước 2: Không quan tâm đến chu kỳ kinh tế;
- Bước 3: Chọn cổ phiếu như thể chúng ta sở hữu công ty. Áp dụng bốn nguyên tắc về kinh doanh, quản lý, tài chính và giá trị để ra quyết định đầu tư;
- Bước 4: Quản lý danh mục đầu tư. Không đa dạng hóa và phải rất tập trung vào những công ty chúng ta hiểu rõ về kinh doanh, có tiềm năng tốt và độ an toàn cao (chênh lệch giữa giá trị và giá thị trường cao). Đầu tư dài hạn và tránh thay đổi danh mục đầu tư quá thường xuyên.
Tóm tắt sách PHONG CÁCH ĐẦU TƯ WARREN BUFFETT
Người tóm tắt: Lâm Minh Chánh