Giới thiệu
Nơi Thông Minh Nhất Trái Đất (2016) kể về câu chuyện những khu vực hùng mạnh nhất trong ngành công nghệ trước đây nay đã bị suy tàn nhưng đã vươn lên trở thành trung tâm hợp tác sáng chế. Phần tóm tắt này sẽ miêu tả cách các nước phương Tây sử dụng để thách thức mô hình sản xuất hàng loạt chuộng nhân lực giá rẻ đã trở thành xu hướng gần đây.
Cuốn sách này dành cho:
- Các nhà kinh doanh;
- Chủ doanh nghiệp;
- Những người nghiện công nghệ và sáng chế.
Về tác giả:
Antoine van Agtmael là một nhà tư vấn cấp cao tại công ty tư vấn chính sách công Garten Rothkopf, tại Washington, DC. Ông là cựu nhân viên tài chính đã sáng tạo ra từ “Thị trường cực phát triển” và sáng lập công ty quản lí đầu tư Emerging Markets Management, LLC.
Fred Bakker là một phóng viên Hà Lan nghỉ hưu và cựu quản lí doanh nghiệp kiêm tổng biên tập tờ báo Het Financieele Dagblad, một tờ báo tương đương với Financial Times ở Hà Lan.
Cuốn sách này có gì cho tôi? Tìm hiểu về nơi thông minh và tân tiến nhất thế giới
Nơi nào có những bộ não thông minh nhất thế giới? Có lẽ chúng ta sẽ tìm đến những thành phố lớn cũng như những trường đại học danh tiếng. Nhưng chúng ta đều nhầm.
Thay vào đó là những địa điểm công nghiệp cũ, nơi làm việc của các công nhân xí nghiệp, nhân viên máy móc và công nhân xây dựng. Những địa chỉ này kết hợp kĩ năng và kinh nghiệm của nhân lực công nghiệp cùng với bộ não sáng tạo của các viện, trường đại học bách khoa, phát triển giải pháp cho những vấn đề toàn cầu lớn chúng ta đang phải đối mặt. Chào mừng đến với “vành đai trí tuệ”!
Trong phần tóm tắt này, bạn sẽ tìm hiểu được:
- Tại sao vẫn còn chỗ cho các công ty sản xuất ở phương Tây;
- Nơi những người thông minh nhất trên thế giới sống;
- Những bộ não thông minh ấy đang phát triển dự án và sáng kiến gì.
Những địa điểm công nghiệp cũ đang nổi lên là trung tâm sáng chế cạnh tranh với thị trường mới mẻ
Bạn đã từng nghe đến từ “vành đai công nghiệp” chưa? Từ này ám chỉ các khu công nghiệp cũ ở Mỹ và Châu Âu đã bị tàn lụi do sự lên ngôi của các khu sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc, Bangladesh, Mexico và Thổ Nhĩ Kì.
Nhưng thực tế đang thay đổi. Một vài khu vành đai công nghiệp đang chuyển đổi thành vành đai trí tuệ; những khu vực được tái sinh với sự hình thành các khu vực kết nối nhân lực có tri thức với sản xuất thông minh. Hãy xem ví dụ về công ty sản xuất mới của General Electric, một công ty nổi tiếng về sản xuất động cơ máy bay và đồ gia dụng cùng những sản phẩm khác.
Thay vì xuất khẩu sản phẩm sang châu Á, GE đặt cửa hàng ở Batesville, Mississippi bởi vì địa điểm này gần đại học bang Mississippi. Ở đây, những nhà nghiên cứu làm việc cùng nguyên vật liệu tân tiến để cải tiến việc sản xuất động cơ máy bay.
GE đã làm việc cùng trường đại học này và do kết quả hợp tác rất hiệu quả nên công ty quyết định di dời về gần trường đại học. Lựa chọn này quả là mối lời với GE vì kết quả công việc mang tới nhiều bước đột phá và khâu sản xuất thông minh hơn.
Tuy nhiên, bởi vì một số công ty có thể thành công với mô hình này không có nghĩa những thị trường cực phát triển ở phương Đông không còn là mối nguy, chỉ là họ đang gặp khó khăn mà thôi. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp phương Tây phải đóng cửa vì bị mô hình giá rẻ áp đảo – những mô hình sử dụng nhân công giá rẻ ở các nước Đông Á.
Sự phát triển của các vành đai trí tuệ đã gây ra lo ngại cho nhiều công ty châu Á. Ví dụ như công ty Mediatek đóng trụ sở tại Đài Loan là một công ty hoạt động mạnh trong thị trường toàn cầu, thiết kế bộ chip cho điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác.
Tuy nhiên, CFO của công ty – ông David Ku đã thể hiện quan ngại sâu sắc về khả năng cạnh tranh ngày càng cao của các doanh nghiệp Mỹ. Ông chỉ ra ví dụ về công ty Qualcomn tại San Diego vì họ đã tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
Vậy, bây giờ bạn đã biết vì sao vành đai trí tuệ quan trọng như thế nào. Tiếp theo, bạn sẽ học được cách các vành đai này được hình thành như thế nào.
Vành đai trí tuệ có những đặc điểm chung gồm một hệ sinh thái phối hợp và nền văn hóa chia sẻ
Mặc dù mỗi khu vực đều khác nhau, mỗi vành đai trí tuệ đều có chung một số đặc điểm cơ bản.
Một trong số đó là hệ sinh thái phối hợp – nơi vô số người có thể đóng góp cho việc chung. Đây là cách mô hình này vận hành:
Mỗi vành đai trí tuệ thường sẽ có một trường đại học làm trung tâm. Từ trung tâm này, một số viện sẽ hợp tác ra ngoài với các dự án khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp có tiếng, các trường cộng đồng hoặc chính quyền địa phương. Mỗi đơn vị sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau về mặt hoạt động.
Ví dụ như Thung lũng công nghệ Hudson ở Albany, NY, còn được biết đến là vành đai trí tuệ Albany. Ở trung tâm là đại học bang New York và Viện nghiên cứu tư nhân Rensselaer Polytechnic. Những phân viện trung tâm này được bao quanh bởi các doanh nghiệp sản xuất, các trường nghề cộng đồng, tất cả đều tham gia nghiên cứu vật liệu bán dẫn, đóng vai trò quan trọng trong công nghệ máy tính.
Một đặc điểm khác của vành đai trí tuệ là sự mở rộng chia sẻ kiến thức và chuyên gia. Điều này tạo nên sự tự do giữa các lĩnh vực, ví dụ như công nghiệp và học tập, hoặc giữa các chuyên ngành, như toán và sinh học. Thay vì bị dồn đống không sử dụng, kinh nghiệm được chia sẻ để thực hiện các dự án phức tạp tạo danh tiếng cho các vành đai này.
Trong đó, các công ty tại vành đai cũng thường có chuyên môn hóa cao, nghĩa là kinh nghiệm của họ ít khi bị trùng lặp. Đây là điều then chốt để giảm thiểu cạnh tranh.
Ví dụ trong trường hợp của trường đại học Y tế và Khoa học Oregon tại Portland. Trường này đã nghiên cứu rất nhiều dữ liệu về bệnh nhân ung thư, nhưng không có tiềm lực máy móc để xử lí dữ liệu. Intel, một công ty lớn cũng ở khu vực Portland đã dùng máy tính của công ty để xử lí dữ liệu của trường đại học.
Hai đơn vị này mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau vì họ không cạnh tranh cùng một lĩnh vực. Trên thực tế, hai bên còn dựa vào khả năng của đối phương và vui vẻ hợp tác cùng nhau.
Nhưng đây chưa phải là những đặc điểm chung duy nhất của các vành đai trí tuệ. Hãy tìm hiểu ở những trang sau.
Nỗ lực tập trung và sản xuất thông minh là giá trị gốc của các vành đai trí tuệ.
Đã bao giờ bạn nghĩ bản thân là một người tập trung? Không phải ai cũng nghĩ vậy. Một số người hôm nay muốn làm bác sĩ nhưng ngày mai lại muốn làm nhà địa chất. Nhưng với các vành đai công nghệ, đây không phải là vấn đề.
Một đặc điểm khác là nỗ lực tập trung. Thay vì hoạt động nhiều, các vành đai chỉ tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực.
Ví dụ, thung lũng công nghệ Hudson ở Albany chủ yếu nghiên cứu các vật liệu bán dẫn như chip hoặc bộ cảm biến, trong khi vành đai trí tuệ ở Zurich, Thụy Sĩ lại tập trung vào công nghệ sinh học và dược sinh học.
Một đặc điểm khác đó là các vành đai trí tuệ sử dụng sản xuất thông minh. Khác với các chuỗi sản xuất truyền thông khác chỉ tập trung vào chi phí và hiệu quả nhân công, chiến lược sản xuất thông minh của các vành đai trí tuệ tập trung vào các đặc điểm như khả năng tùy biến hoặc tự động bằng các công nghệ như in 3D và người máy.
Ví dụ, tác giả cuốn sách đã từng tới thăm America Makes ở Youngstown, Ohio, trước đây được biết đến là Viện quốc gia sáng chế sản xuất bổ sung. Trong chuyến thăm, họ đã gặp được Kevin Collier, người phụ trách Phân xưởng Sáng chế ở đó. Họ nói rằng in 3D cho phép sản xuất nguyên mẫu và sản xuất thực nhanh chóng.
Vì thế, nếu các nhà sản xuất máy bay có thể sử dụng in 3D để tạo ra các bộ phận động cơ thì nhân viên y tế có thể sử dụng chính công nghệ đó để tạo ra bộ phận cơ thể tùy chỉnh như eo theo chỉ số cơ thể hoặc đầu gối cho các thương binh.
Không chỉ có thế, công nghệ người máy còn cho phép tự động hóa giá rẻ và thông minh. Ví dụ như Baxter, người máy được Scott Eckert sử dụng, chủ tịch của doanh nghiệp Rethink Robotics tại Boston.
Baxter là trợ lí công ty phụ trách di chuyển và sắp xếp vật liệu, bao gồm các robot khác. Để sản xuất ra Baxter mất 22,000 đô, một khoản quá nhỏ so với khả năng làm việc 6500 giờ đồng hồ không cần nghỉ ngơi. Khoảng thời gian đó tương đương lương với 3 đô một giờ.
Giờ bạn đã hiểu cách các vành đai trí tuệ vận hành, hãy nghiên cứu kĩ hơn cách một vành đai vươn lên từ tro tàn của nền công nghiệp tàn lụi.
Akron, Ohio là vành đai công nghiệp trước khi hồi sinh thành vành đai trí tuệ.
Nếu bạn đang tìm một ví dụ về một khu công nghiệp thành công trở nên thất bại rồi lại hồi sinh từ thất bại đó thì bạn nên nghiên cứu Akron, Ohio. Đây là câu chuyện về khu vực này:
Vì có vị trí chiến lược, Akron từng là một khu công nghiệp lớn. Vị trí thuận lợi gần Detroit và giữa New York và Chicago đã giúp nền công nghiệp ô tô ở Detroit trở thành lĩnh vực chủ yếu sử dụng sản xuất dây chuyền và tạo nên các “ông lớn” trong sản xuất lốp ô tô như Firestone hay Goodyear, đặt trụ sở tại Akron.
Vị trí đã giúp thành phố trở thành khu đường sắt lớn hỗ trợ việc vận chuyển hạt ngũ cốc trong khu vực. Ví dụ, công ty ngũ cốc Quaker Oats đã phát triển mạnh, có thể thấy qua sự nhân rộng mô hình hầm phức hợp sản xuất ngũ cốc của công ty này.
Nhưng sau đó, vào giữa thế kỉ 20, mọi thứ thay đổi do Akron không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Sau nhiều năm phát triển có lãi và ổn định, các công ty sản xuất lốp đã quá quen với thành công, không cập nhật thị trường và để ý tới các công ty cạnh tranh ở Trung Quốc và Mexico để thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Khi họ nhận ra tình hình, mọi thứ đã quá muộn. Akron biến mất khỏi thị trường và khu vực này bị bỏ quên.
Thực ra nó chỉ biến mất một khoảng thời gian – trung tâm trí tuệ của những ngành công nghệ vẫn tồn tại, tạo điều kiện cho sự quay trở lại của vành đai trí tuệ Akron.
Nhiều công nhân có kĩ năng trước đây làm trong ngành sản xuất lốp bắt đầu thành lập công ty riêng. Thêm vào đó, giám đốc đại học Akron, Luis Proenza di dời địa điểm trường để sinh viên trở thành lực lượng chính của thành phố.
Phần lớn nhân lực công nghiệp và đào tạo ở Akron tập trung vào công nghệ polyme, lĩnh vực này sớm mở rộng thành nền khoa học vật liệu mới. Vì gắn bó với ngành nhiều người dân có kĩ năng, kinh nghiệm; Akron đã trở thành một vùng đất thành công.
Một ví dụ thành công là Hệ thống Polyme Akron. Doanh nghiệp này nghiên cứu polyme, sản xuất phim cho màn hình LCD trong tấm năng lượng mặt trời và nhiều sản phẩm khác.
Công nghệ mới phát triển ở vành đai trí tuệ giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của nhân loại.
Thay đổi khí hậu là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ 21. Từ lâu chúng ta đã khai thác và sử dụng khí đốt không sạch như than đá và dầu mỏ. Nhưng vẫn còn chút hy vọng cho tương lai.
Công nghệ mới đang được phát triển và sản xuất ở các vành đai trí tuệ nhằm giảm thiểu hậu quả từ hiện tượng thay đổi khí hậu do con người gây ra. Hy vọng duy nhất chính là phát triển được những nguồn năng lượng tái tạo mới và rẻ – điều mà các khu phát triển trí tuệ đang tập trung.
Ví dụ như khu Centennial Campus ở North Carolina. Tại đây, công ty ABB hợp tác với các nhà nghiên cứu ở trường đại học để cải tiến một số bộ phận của điện lưới quốc gia. Mạng lưới điện hiện nay đã đảm bảo truyền điện từ nhà sản xuất tới người dùng nhưng vẫn có thể làm mọi thứ theo một cách thông minh hơn.
Ví dụ, khách hàng có thể tự sản xuất, lưu trữ thậm chí là bán năng lượng nhờ pin mặt trời tại gia. Bằng cách hiện thực hóa những công nghệ đó, các khu vành đai trí tuệ đang góp phần chống thay đổi khí hậu.
Một vấn đề khác các khu vực này đang nghiên cứu chính là nhu cầu lương thực cho 9 tỉ người trên thế giới cho tới năm 2050. Để đạt được mục tiêu khổng lồ này, chúng ta cần những cải tiến nông nghiệp trong những lĩnh vực như thiết kế nhà kính và sản xuất sữa tự động.
Những công nghệ như vậy giúp người nông dân đảm bảo được nhu cầu thị trường, tiêu biểu là vùng tri thức xung quanh Wageningen ở Hà Lan. Trường đại học nông nghiệp ở đây đã hợp tác với một số tổ chức nông dân và doanh nghiệp để tăng năng suất. Sự hợp tác đó giúp đất nước nhỏ bé này đóng góp được 7,6% xuất khẩu thực phẩm toàn cầu.
Các vành đai trí tuệ có thể được chính sách nhà nước và đầu tư hỗ trợ.
Trừ khi bạn là một thiên tài từ nhỏ, bạn sẽ không sinh ra đã biết đi xe đạp. Trẻ em cần xe tập lái trước khi biết tự lái, và điều tương tự áp dụng với vành đai trí tuệ.
Để khai thác được tiềm năng đầy đủ, những khu vực tri thức này cần giúp đỡ. Khi mọi người nghĩ đến đổi mới, họ nghĩ đến những công ty đứng đầu như Apple, Google và Amazon. Những công ty này đã làm tốt việc xây dựng những đế chế công nghệ lớn và có đủ tiềm lực và tài năng họ cần để tiếp tục sáng tạo và thành công.
Nhưng khác những công ty này, các vành đai trí tuệ bị kìm hãm bởi sự trì trệ trong quá khứ, những tòa nhà tan hoang hay cơ sở vật chất lỗi thời. Họ sẽ chỉ vượt qua được những bất lợi đó nếu như họ được giúp đỡ.
Một trong số các cách là thông qua chính sách và hướng dẫn của nhà nước, cũng như hỗ trợ về tài chính. Các chính sách và hướng dẫn về sáng chế là nguồn động lực cho sáng chế và nguồn giúp đỡ to lớn cho các vành đai trí tuệ. Dù hầu hết các nước có chính sách này trong luật nhưng không phải tất cả đều có.
Ví dụ như Mỹ. Mặc dù chính phủ Mỹ đã hỗ trợ nhiều chính sách nhằm khuyến khích sáng tạo nhiều năm qua nhưng vẫn không có hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ những tổ chức này. Dù mọi người thường nghĩ tới Thung lũng Silicon và nghĩ những chính sách đó không cần thiết, thì vẫn còn những vành đai trí tuệ trẻ trên khắp cả nước – chính xác hơn là trên toàn thế giới – cực kì cần một sự giúp đỡ.
Bên cạnh giúp đỡ về chính sách, hỗ trợ tài chính cũng cực quan trọng đối với các khu vực mới nổi. May mắn là những nguồn tài trợ luôn có sẵn, từ chính phủ cho tới công ty tư nhân. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa ổn vì nhiều nguồn bị đầu tư nhầm dự án.
Chỉ cần xem xét ngành công nghiệp của Mỹ. Rất nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào Google và Apple, nhưng lại không quan tâm đến những dự án liên ngành sáng tạo ở các vành đai trí tuệ.
Thông điệp chính của cuốn sách
Động lực của thị trường nhân lực toàn cầu đang thay đổi. Những địa chỉ công nghiệp huy hoàng trong quá khứ ở phương Tây từng bị lụi tàn bởi phương pháp sản xuất giá rẻ của phương Đông nay đã đứng lên nhờ sử dụng sáng tạo nguồn trí lực chung.
Tóm tắt sách Nơi Thông Minh Nhất Trái Đất