Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Người đàn ông nuôi cả thế giới (The Man Who Fed the World) là cuốn sách kể về cuộc đời của Norman Borlaug – người từng đạt giải thưởng Nobel hòa bình. Vào nửa cuối thế kỷ XX, các nước kém phát triển đứng trước nguy cơ thiếu ăn trầm trọng, do dân số bùng nổ mạnh trong khi hệ thống nông nghiệp lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu tăng cao về lương thực. Điều đó đã để lại những vết sẹo trong tâm hồn và suy nghĩ của Norman. Vì thế, tác giả tập trung khắc họa về con người của Norman đặc biệt là trong quá trình đấu tranh xóa bỏ nạn đói của ông.

Sơ lược về tác giả

Leon Hesser là nhà kinh tế học nông nghiệp. Ông từng làm nghề nông và đã tham gia vào chương trình xóa đói của chính phủ Mỹ. Tại đó, ông nghiên cứu và kết hợp phân phối lương thực tới khắp nơi trên toàn thế giới. 

Đối tượng hướng tới

Bạn có thể là bất kỳ ai. Nhưng liệu bạn có tò mò về người đàn ông đã cưu mang cả triệu người? Liệu bạn có muốn biết nền nông nghiệp thế giới đã tiến tới “cách mạng xanh” như thế nào?

 

1

Norman Borlaug đã dâng hiến trí óc, sức lực và trái tim của ông để chống lại cái đói

Norman Borlaug sinh năm 1914 ở vùng thảo nguyên Iowa và được giáo dục ngay tại chính ngôi nhà của ông. Được biết đến như một hình mẫu lý tưởng của thế kỉ XX, ông đã đánh bại nạn đói toàn cầu khủng khiếp từ những năm 1930 cho tới những năm cuối đời. Hơn thế nữa, ông còn thay đổi cái nhìn của chúng ta về nông nghiệp. Ông đã làm điều này như thế nào? Giải Nobel Norman được ủy ban trao thưởng vào năm 1970 đã trả lời tất cả cho câu hỏi trên. 

“Cả cuộc đời tôi là cuộc chiến chống lại cái đói, sự sục sôi trong tôi réo lên mỗi ngày. Tôi cống hiến trí óc của mình, bộ não của một nhà khoa học không danh tiếng. Tôi dâng trọn đôi tay của mình, bàn tay của nhà nông Iowa. Và hơn cả, tôi dành tặng thế giới trái tim rộng mở và ấm áp của tôi.”  

Norman theo đuổi khát vọng xóa tan cái đói của nhân loại bằng tất cả lòng trắc ẩn và sự lạc quan mà ông có. Ông luôn lạc quan cho dù là khi đối mặt với những điều kinh khủng nhất. Vào thập niên 60, khi cả thế giới đang đối mặt với nạn đói và đứng trên bờ vực tuyệt trủng, Norman là người duy nhất tìm được lỗi thoát. Từng ấy lạc quan là vị ông luôn tin vào tiềm năng của con người. Một phần vì trải nghiệm thời thơ ấu đã nuôi khát vọng lớn trong ông. Môi trường nông thôn ở Iowa đã thấm vào con người ông một sự thôi thúc mạnh mẽ cần phải giúp đỡ khi bất kỳ ai đó cần, đồng thời nó cũng cho ông một niềm tin mãnh liệt vào sự quan trọng của giáo dục và lao động cật lực. 

2

Hành động tức thì, cầu toàn để sau

Norman muốn thay đổi thực trạng nạn đói ngay lập tức, nhưng ông không thể nào đưa ra một giải pháp triệt để ngay tức khắc. Vì thế ông quyết định đưa những suy nghĩ tiềm năng của mình vào thực tiễn để lập tức tạo ra sự khác biệt thay vì kiếm tìm sự hoàn hảo trong các giải pháp. Dù biết việc này mang lại rủi ro rất cao nhưng đối mặt với nạn đói hoành hành, tiềm năng đâu còn ý nghĩa gì nếu không thực hiện. Nghiên cứu của Norman chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cung cấp lúa mỳ. Các phương pháp canh tác nông nghiệp được phát triển để có thể nâng cao năng suất cây trồng, từ đó gia tăng lượng lương thực phẩm có thể thu hoạch được trên một đơn vị đất trồng.

Những kỹ thuật canh tác mới và các giống lúa lai cao cấp ra đời từ nghiên cứu của ông đã tạo nên một luồng sóng mới mang tên “Cách mạng xanh”, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của các quốc gia từ Mexico tới Ấn Độ.

Một trong những yếu tố quyết định phần thắng thuộc về Norman nói riêng và Cách mạng xanh nói chung chính là nguyên tắc làm việc và đạo đức con người ông. Làm việc chăm chỉ ngày qua ngày không chỉ đơn giản là thói quen của Norman, đó là vấn đề về nhân phẩm và danh dự. 

3

“Cách mạng xanh” sải bước tới con đường xóa đi cái đói và củng cố hòa bình

Năm 1944 tại Mexico, sau hơn 10 năm nghiên cứu đầy gian khổ với hơn 6.000 lần lai giống thử nghiệm, Norman Borlaug đã thành công trong việc cải tiến giống lúa mì lùn thành một giống lúa có khả năng phòng ngừa sâu bệnh tốt cho sản lượng cao vượt trội hơn, khắc phục được tính dễ gãy khi trổ bông của giống mì lúa cao. Sau đó, ông kéo người dân Mexico ra khỏi nạn đói và biến đất nước Mỹ Latinh nghèo đói này thành một nước xuất khẩu lúa mì. Người dân Mexico tôn vinh ông là “nhà trồng trọt thiên tài”. Để ghi nhận đóng góp ấy, năm 1968, người dân thành phố Sonora đã lấy tên của ông để đặt cho một con đường. Kể từ đó, tại châu Á, Ấn Độ đã mua 18.000 tấn giống lúa mì lùn để gieo trồng để chống chọi với nạn đói đang hoành hành. Năm 1967, Pakistan cũng nhập khoảng 42.000 tấn lúa mì giống và có được một vụ mùa bội thu. Rồi Thái Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhập khẩu và sử dụng giống lúa mì này. Một cuộc cách mạng xanh đã thành công trên toàn cầu và người ta gọi Norman với cái tên đầy kính trọng: “Cha đẻ của cách mạng xanh”.

Nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, từ năm 1960 đến năm 1990, sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi và đã cứu sống hàng tỷ người ở những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói.

4

Xã hội và chính phủ cần chung tay để vực dậy nền nông nghiệp truyền thống

Quả thật không dễ dàng gì để có thể thay đổi thói quen canh tác vào những thập kỷ hay thậm chí là thế kỷ trước đây. Hầu hết các nền văn hóa đều có gốc rễ lâu đời trong nghề nông của họ, họ hoạt động với các nguyên tắc khác nhau, vì thế thay đổi cần được sự ủng hộ của cả cộng đồng. Đề đạt được điều này, Norman cần một chiến dịch mang tính chất nền tảng vững chắc, kết hợp với đó là sự hợp tác từ phía chính phủ.

Như thường lệ, điều gây ức chế nhất khi làm việc với chính phủ chính là những công chức nhà nước tồi. Norman vẫn phải chứng kiến nạn đói lan rộng, cùng với đó là dân số tiếp tục gia tăng do không có biện pháp quán triệt củ thế. Trong khi đó, chính phủ mà ông hợp tác cùng lại luôn phá rối những biện pháp thay đổi cần thiết. Ông tiếp tục phê bình các chính phủ lâm thời khi không phê duyệt đề án công nghệ sinh học của ông những năm sau đó. Với mong muốn rằng công nghệ đổi mới này có thể xóa sổ nạn đói mãi mãi, những gì ông nhận lại được là quan điểm bất đồng từ phía chính phủ.

Nhưng thay vì chùn bước, Norman không ngần ngại đấu tranh, tranh luận thẳng thắn, thậm chí là không tế nhị với bất kỳ chính trị gia nào nếu như ông nhận thấy rằng chính sách mà ông đưa ra là cách duy nhất để đối phó với nạn đói. Chính sự thẳng thắn ấy đã dần thuyết phục được chính phủ Mexico, Pakistan và Ấn Độ ủng hộ sản xuất thêm phân bón cây trồng và cho phép nhà nông giao bán thóc với giá cao hơn.

5

“Cách mạng xanh” chỉ là giải pháp nhất thời

Vào thời điểm Norman tiến hành cuộc cách mạng, nạn đói trên toàn thế giới thực sự vô cùng nghiêm trọng. Dù thành tựu ông mang lại đã giúp các nước đẩy lùi đói kém nhưng đó chỉ là thắng lợi tức thời và không có tính bền lâu. Tài trợ cho những nghiên cứu nông nghiệp sụt mạnh vào những năm 1980 vì các nhà khoa học cần rất nhiều thời gian để biến những công trình nghiên cứu thành giải pháp cụ thể. Đồng nghĩa với đó là thế giới có nguy cơ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đói kém tiếp theo. Và đó chính là điều mà Norman lo lắng.

Sự “không bền lâu” được thể hiện rõ nhất ở châu Phi. Cho dù Norman đã nỗ lực hết khả năng để đương đầu với đói nghèo ở vùng đất này, nhưng vì không có hệ thống canh tác tưới tiêu đầy đủ, cơ sở hạ tầng thấp cùng với dân số phát triển quá nhanh, người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với tình trạng “không có gì cho vào bụng”. Hơn thế nữa, khí hậu nóng nực nơi đây lại là ngòi nổ cho một dịch bệnh mới bùng phát. Trước đó, bệnh rỉ sét thân cây cũng từng xuất hiện nhưng giống lúa mì của Norman có khả năng kháng cự với dịch này. Vấn đề đáng lo ngại là khi không có biện pháp phòng ngừa tốt, một số căn bệnh như vậy có thể xóa sổ toàn bộ lúa mì ở Châu Phi nói riêng và thế giới nói chung.

Để nuôi sống dân số đang tăng nhanh, chiến thắng được bệnh dịch, giống lúa lại một lần nữa  được cải tiến (giống lúa nước mặn, giống lúa lai ra đời). Cùng với đó những quốc gia như Brazil và Nga trở thành nơi trồng trọt và phân phối lương thực đi khắp thế giới. Bấy nhiêu đó cũng chưa đủ để khắc phục tình hình và công nghệ sinh học ra đời. Norman cho rằng công nghệ sinh học cho phép ta cấy và lai các giống lúa nhiều hơn để tạo ra năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn. Các giống lúa được chọn tự bản thân chúng cũng đã và đang tiến hóa, nên quá trình lai tạo hoàn toàn mang tính chất tự nhiên. Mẫu lúa mới không chỉ kháng lại các loại bệnh mà còn sinh trưởng tốt trong thời tiết khắc nghiệt. Diện tích các thửa ruộng dần được tăng lên đáng kể chỉ sau một năm. 

6

Giải pháp bền lâu chính là yếu tố con người

Cho dù với năng lực và tầm nhìn vượt trội, có một điều Norman dám chắc đó là ông không thể tự mình thay đổi cả thế giới. Vì thế tại các vùng nghiên cứu thực tế, thay vì chỉ đóng vai trò là nhà nghiên cứu, ông còn là một “người thầy”. Ở những vùng đất nghèo khó, hầu hết người dân đều không được đào tạo bài bản, họ không có động lực để cố gắng. Vì thế ông xây dựng chiến dịch “làm thầy” từ con số không. Norman tạo cơ hội làm việc cho những nhà khoa học trẻ để họ có cơ hội nghiên cứu cũng như có trách nhiệm hơn với công việc. Rất nhiều thực tập sinh của chương trình đào tạo này đã đủ cứng cáp để vươn ra trường thế giới. Ví dụ như nhà khoa học Ignacio – người đứng đầu dự án nghiên cứu nông nghiệp ở Mexico. Thay vì cố gắng thay đổi những yếu tố cụ thể trong nông nghiệp như phương thức canh tác, giống lúa… Norman đã thay đổi chính những người con của mảnh đất nơi đây. 

Chính phủ Ấn Độ sau đó cũng áp dụng phương thức của ông, họ tập trung vào việc cải thiện chất lượng người trong ngành nông để từ đó cho ra những sản phẩm tốt hơn. Mục đích “tối thượng” của thời kỳ đó là cung cấp thực phẩm cho cả nhân loại, vì thế không có gì quan trọng hơn là phải cải thiện năng suất cũng như chất lượng cây trồng.  

Đôi lời của tôi với bạn đọc

Trong cuộc sống, bạn cần phải tin vào điều gì đó, bất kỳ thứ gì và quan trọng hơn cả, hãy tin vào bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đối mặt với mọi thứ một mình. Đôi khi giúp đỡ ai làm điều gì đó rất dễ còn dạy cho họ cách để làm điều đó tốt như bạn thì khó hơn gấp nhiều lần. Có hàng tỷ người ngoài kia, có người có kỹ năng, có người lại không. Đó có thể là bạn, có thể không. Nhưng để cố gắng vì một xã hội tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta cần hy sinh một chút thời gian và công sức để cho đi những gì ta đang có, để rồi nhận lại điều ta chưa có. 

Tóm tắt sách Người Đàn Ông Nuôi Cả Thế Giới