Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Làm Mới Bản Thân (Rewire) nói về nguyên nhân tại sao chúng ta lại tự hủy hoại bản thân và làm thế nào để vượt qua nó. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của những cơn nghiện đối với não bộ và vạch ra kế hoạch giúp bạn gỡ rối bản thân để loại bỏ các thói quen xấu.

Cuốn sách này dành cho:

  • Những người gặp khó khăn trong việc loại bỏ những thói quen xấu hay sự nghiện ngập.
  • Những người cố gắng giúp người mình yêu quý vượt qua cơn nghiện.
  • Những người muốn có sự tĩnh tâm và khả năng tự chủ.

Tác Giả

Richard O’Connor là một nhà tâm lí học và là nguyên giám đốc điều hành của trung tâm dịch vụ gia đình và sức khoẻ tâm thần Northwest ở Connecticut, Hoa Kì.

 

Cuốn sách mang lại cho ta điều gì? 

Học cách tránh xa những hành vi tiêu cực bằng cách cải thiện chức năng não bộ.

Chúng ta đều đã từng làm một cái gì đó một cách vô thức rồi nhận ra nó ngu ngốc như thế nào và ước rằng mình chưa từng làm việc đó. Đó có thể là một việc vô hại (như lỗi đánh vần) nhưng đôi khi, hậu quả nó để lại rất nặng nề. Ví dụ như hút một điếu thuốc theo thói quen cũ. Nó có thể dẫn đến một chuỗi những hành vi tiêu cực: không chỉ là nguyên nhân khiến cho bạn hút thêm nhiều điếu thuốc mà còn gây ra sự tức giận, căm ghét bản thân và cảm thấy tội lỗi khi hút thuốc trở lại.

Thật ra, tất cả chúng ta đều đã từng mắc những sai lầm như vậy. Thực tế, chúng là một phần không thể thiếu của mỗi con người.

Trong Làm Mới Bản Thân, Richard O’Connor giải thích tại sao chúng ta lại phạm sai lầm và trí óc của ta sẽ trở nên rối rắm như thế nào nếu ta không sai. May mắn thay, con người rất hay mắc sai lầm! Cuốn sách này sẽ cho bạn thấy sự khả thi của việc gỡ rối cho trí não của chúng ta và thay đổi thói quen để có một cuộc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh hơn.

Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu được

  • Tại sao chúng ta lại hối hận;
  • Tại sao ta lại tự biện hộ những sai lầm của bản thân với lí do “Tôi chỉ là con người”;
  • Một cách để vượt qua sự nghiện ngập.

1

Ta có hai “cá tính” chỉ đạo hành động của bản thân và việc của mỗi người là kiểm soát chúng.

Chúng ta đều đã trải qua việc đối mặt với hai lựa chọn. Mặc dù biết là lựa chọn nào đúng nhưng bạn lại chọn cách phạm sai lầm. Tại sao chúng ta lại làm vậy?

Đó là bởi vì mỗi người đều có hai nhân cách riêng biệt – ý thức và bản năng. Cả hai đều có ảnh hưởng đến hành động của chúng ta.

Bản năng có thể hoạt động mà không cần đến sự chỉ đạo trực tiếp của chúng ta. Nó chính là nguyên nhân khiến cho bạn ăn đồ ăn vặt khi xem TV.

Trong khi đó, ý thức sử dụng những suy nghĩ hợp lí và lí lẽ. Ví dụ như khi bạn ăn thử bạch tuộc lần đầu tiên, bạn đang sử dụng ý thức của mình.

Chúng ta thường hối hận về điều mình làm bởi vì ta đã sử dụng bản năng để quyết định hành động của mình mà không ý thức được hệ quả của việc đó. Ví dụ như bạn ăn đồ ăn vặt mà không để ý đến những ảnh hưởng mà nó để lại.

Cho nên, nếu bạn muốn loại bỏ những hành vi xấu, bạn phải học cách kiểm soát bản năng của mình. Rèn luyện ý thức để có thể tự chủ bản thân cũng là một cách hữu dụng nhưng kiểm soát bản năng của chính mình vẫn là cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xấu.

Não bộ có thể được thay đổi một cách trực tiếp. Chúng ta có khả năng điều khiển được cách mà bộ não của mình phát triển và ảnh hưởng của nó đến hành vi của ta.

Não của chúng ta liên tục sản sinh ra các tế bào mới và mạng lưới liên kết chặt chẽ. Có một phát hiện gần đây cho thấy chính việc học tập là nguyên nhân khiến não bộ sản sinh ra các tế bào mới; hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào và theo đó là các chức năng của não.

Việc bạn lặp đi lặp lại một hành động nào đó khiến cho các tế bào phát triển liên kết với nhau. Lấy ví dụ, dây thần kinh A thể hiện việc “đi tập gym” sẽ kết nối với dây thần kinh B “ở phòng gym cho đến khi tập xong”. 

Khi bạn tập luyện thường xuyên, nó sẽ trở thành thói quen của bạn. Mối liên kết giữa dây thần kinh A và B sẽ ngày càng chặt chẽ hơn.

Cho nên việc hình thành một thói quen tốt sẽ đào thải đi những thói quen tiêu cực. Để làm được điều đó, bạn phải phát triển bản năng của mình theo hướng tích cực.

“Mỗi khi ta mắc phải một thói quen xấu, ta sẽ mắc lại nó trong tương lai”

2

Có những thói quen thậm chí có thể dẫn tới hành vi tự hủy hoại bản thân

Thật không may, loại bỏ những thói quen xấu ra khỏi bản năng của chúng ta là việc không hề dễ dàng gì.

Chúng ta có rất nhiều thói quen khác nhau. Bên cạnh một số thói quen có lợi, có những thói quen sẽ hủy hoại chính bản thân ta. Thói quen được hình thành do việc lặp đi lặp lại một hành vi từ đó trở thành một hoạt động thường nhật và tạo nên một lối mòn trong trí não chúng ta.

Chúng ta học được các thói quen một cách vô thức mà không phân biệt nó xấu hay tốt. Một thói quen xấu có thể là việc bạn chọn xem TV và ăn đồ ăn vặt sau giờ làm việc thay vì đến phòng gym. Trong khi đó, những hoạt động có lợi cho sức khoẻ như đánh răng được coi là coi là những thói quen tốt.

Một số thói quen như hút thuốc rõ ràng là một thói quen có hại cho bản thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những thói quen ta nghĩ là tốt thực ra lại là hành động hủy hoại bản thân. Chính tư tưởng tự thoả mãn bản thân đã gây ra sự hiểu lầm tai hại này.

Hãy thử tưởng tượng một người đàn ông thô lỗ soi xét mọi người phụ nữ mà ông ta gặp. Ông ta có thể biện hộ cho bản thân bằng cách nói rằng, ” Tôi chỉ là một người đàn ông với những dục vọng của con người”. Lí do đó khiến cho mọi việc có vẻ như không phải lỗi của anh ta. Tuy nhiên, nếu anh ta thể hiện tốt ở nơi làm việc, anh ta sẽ nghĩ rằng đó là do anh ta dành được nhờ sự cống hiến và kiên trì của mình chứ không phải do anh ta may mắn được làm việc trong môi trường làm việc tích cực của nền công nghiệp phát triển.

Thú vị thay, đa số những người hạnh phúc và tự tin đều hưởng lợi từ việc tự thoả mãn bản thân bằng cách tin rằng họ giành được sự hạnh phúc và tự tin. Điều này có thể gây ra bất lợi cho họ nếu niềm tin của họ khác với thực tế.

Khi một người trở nên tự tin thái quá về khả năng của mình, người đó sẽ ngừng cố gắng. Chúng ta thường có xu hướng bỏ qua những thứ khác với suy nghĩ của ta về bản thân. Chính niềm tin của chúng ta đã củng cố cho những suy nghĩ sai lầm đó.

Bạn có xu hướng nghĩ người khác là ngốc nghếch nếu trước khi gặp họ bạn nghe ai đó nói họ như vậy. Điều ngược lại có thể đúng nếu người được giới thiệu như là một giáo sư.

Những định kiến đó thường hình thành một cách vô thức nên chúng ta không thể nhận ra và sửa chúng. Do đó, ta thường mắc đi mắc lại một sai lầm một cách vô thức.

 

3

Che giấu cảm xúc có thể dẫn tới sự hủy hoại bản thân

Bạn biết tại sao một ấm đun trà phải cho hơi nước ra ngoài không? Cảm xúc của chúng ta cũng hoạt động như vậy. Chúng cũng như phản ứng hóa học, chỉ có thể tích tụ đến một giới hạn nhất định.

Những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, cáu giận hay tội lỗi có khiến cho chúng ta có những hành vi tự hủy hoại bản thân. Khi chúng ta cố gắng che dấu những cảm xúc này, chúng sẽ xuất hiện theo một cách khác.

Cảm xúc chỉ đơn giản là phản ứng của bạn với những thứ xung quanh như việc bạn rút tay lại khi chạm phải lò nướng. Cho nên cảm xúc không thể “sai” bởi vì chúng không dựa theo lí lẽ. Tuy nhiên, đôi khi bạn lại nghĩ rằng chúng sai và chính điều đó khiến cho ta cảm thấy tội lỗi, cáu giận hay mệt mỏi.

Việc nghĩ rằng cảm xúc của mình sai có thể dẫn đến sự huỷ hoại bản thân. Đây là kết quả của việc ý thức và bản năng không đồng nhất. Chúng đưa ra những chỉ dẫn sai lầm có thể khiến cho ta tự làm tổn thương mình.

Đôi khi, ý thức của ta biết một hành động là sai, nhưng bản năng của ta vẫn làm. Điều này không hẳn là xấu. Nếu bạn tức giận để bảo vệ bản thân hay người thân của mình thì đó là điều tốt. Nó đồng thời cũng thể hiện sự dũng cảm của bạn.

Nếu bạn cố che giấu một cơn giận lớn thì bạn đã đánh giá thấp những rủi ro hay bỏ qua sự nguy hiểm mà cơn giận có thể gây ra. Việc che giấu sự giận dữ có thể dẫn tới những quyết định vội vàng. Ví dụ nếu bạn tức giận ở nơi làm việc, bạn sẽ gửi những email thiếu suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu ai đó đột nhập vào nhà bạn, nỗi tức giận sẽ cho bạn sự dũng cảm để khiến cho mình bị thương.

Cơn giận bị đè nén sẽ tích tụ lại và cuối cùng bạn sẽ trút nó lên người thân của mình bằng cách gây tổn thương hay bỏ rơi họ. Làm vậy sẽ khiến cho bạn cảm thấy tội lỗi và căm ghét bản thân. Tất nhiên, cảm giác đó cũng là một cảm xúc bị đè nén khác.

4

Những hành vi tự hủy hoại bản thân là kết quả của việc không được chú ý, không hài lòng hoặc mất động lực trong việc tìm cách giải quyết vấn đề

Một lí do khác khiến cho chúng ta tự làm hại bản thân là ta đang rất cần sự giúp đỡ.

Đôi khi chúng ta tự gây rắc rối cho bản thân để gây chú ý với mọi người xung quanh và hi vọng ai đó sẽ đến giúp.

Con người thường gặp khó khăn trong việc nhờ giúp đỡ trực tiếp bởi vì họ sợ bị từ chối. Thay vào đó, họ hỏi bằng cách khó để người khác phát hiện ra rằng họ đang cần giúp đỡ.

Tác giả của cuốn sách Richard O’Connor từng gặp một cậu bé 16 tuổi có vấn đề với cần sa. Cậu bé đã hai lần hút cần sa trước mặt mẹ của mình. Khi O’Connor hỏi cậu bé về điều đó, cậu bé bật khóc và nói rằng mình chỉ muốn được mẹ quan tâm. Cậu ta muốn mẹ mình nhìn thấy việc đó và la mắng mình.

Chúng ta có thể thấy những hành vi tự hủy hoại mình thường liên quan đến những cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi mọi người chỉ đơn giản là chống lại xu hướng tự làm hại bản thân.

Chúng ta có thể thấy được điều đó ở những người thực sự bị đánh bại. Kiểu người này có hai loại:

Loại thứ nhất là những người không có động lực để thay đổi những thói quen xấu vì họ chưa bao giờ nghĩ rằng họ cần phải thay đổi. Họ cho rằng sự khổ sở là một phần của cuộc sống và đừng cố gắng thay đổi nó.

Còn loại thứ hai là những người đã cố gắng thay đổi quá nhiều lần. Họ thấy quá thất vọng về bản thân hoặc những người xung quanh đến nỗi trở nên kiệt sức với việc tiếp tục thay đổi. Đồng thời, do nhiều lí do khác khiến cho họ trở nên thiếu động lực để phát triển bản thân.

Nếu bạn thuộc loại thứ hai, hãy thử đặt những mong đợi thực tế hơn ở bản thân mình. Đừng nghĩ rằng bạn có thể bỏ thuốc lá được ngay lập tức, suy nghĩ như vậy sẽ chỉ khiến bạn thất vọng hơn thôi. Thay vào đó, hãy đặt những mục tiêu dễ thực hiện hơn như hút thuốc ít hơn chẳng hạn.

“Nếu chỉ có một yếu tố dẫn đến sự hủy hoại chính mình thì đó chính là nỗi sợ”

5

Sự nghiện ngập và sự thèm khát cũng là hai hình thức của hành động tự làm hại chính mình

Đã bao nhiêu người đã từng cố bỏ hút thuốc để rồi tái hút lại chỉ hai tuần sau đó. Sự nghiện ngập và những cơn nghiện một dạng khác của hành vi tự hủy hoại bản thân thường xuất hiện khi bạn đang cố gắng bỏ một tật xấu nào đó. Sự nghiện ngập và sự thèm khát, một dạng khác của hành vi tự hủy hoại bản thân, cũng hoạt động theo kiểu này

Sự thèm khát là thứ sẽ khiến bạn vấp ngã trước ngưỡng cửa thành công. Nó xuất phát từ những thói quen xấu đã in sâu vào trong não chúng ta khiến ta không thể bỏ được những thói quen xấu. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm bạn quay lại với những tật xấu.

Một người nghiện rượu có thể uống rượu trở lại sau một năm dài tỉnh táo chỉ vì lấy nhầm ly ở một bữa tiệc.

Người đó sẽ cảm thấy cực kì tội lỗi hay thậm chí căm ghét bản thân. Anh ta sẽ tự cô lập bản thân, bỏ lơ công việc và bắt đầu tự hủy hoại mình.

Một cách để tránh việc tái nghiện là coi nó như một thứ gì đó đáng sợ hay thật đáng kinh tởm. Khi làm thế, những người cai rượu thành công sẽ nhổ ra ngay lập tức nếu uống nhầm một ngụm rượu. Chúng ta phải thay đổi hình mẫu trong não bộ để có thể tránh việc tái nghiện trở lại.

Sự nghiện ngập vốn đã là sự hủy hoại bản thân vì chúng khiến chúng ta mất tự chủ, tiêu biểu như là sử dụng ma túy hay đánh bạc.

Khi chúng ta có được thứ mình muốn, não bộ bắt đầu sản sinh ra dopamine khiến cho ta càng thèm muốn hơn. Ta có thể thấy phản ứng hoóc-môn này trong các phòng nghiên cứu động vật. Khi những con vật thí nghiệm được huấn luyện để chịu những cơn sốc điện nhẹ để tránh những cơn sốc mạnh hơn, chúng sẽ tạo thành thói quen chịu những cơn sốc nhẹ ngay cả khi mối đe doạ đã biến mất. 

Đó chính là lí do tại sao chương trình Alcoholic Anonymous gồm 12 bước để đối phó với cơn nghiện vô cùng hữu hiệu. Điều đầu tiên bạn phải làm khi tham gia chương trình là phải thừa nhận rằng mình bất lực trước cơn nghiện, rồi nhìn nhận vấn đề như một người ngoài và giải quyết nó.

6

Chúng ta có thể bỏ những thói quen xấu bằng cách tập quan tâm đến bản thân và khả năng tự chủ

Vậy làm thế nào để ta tránh xa những thói quen xấu.

Đầu tiên, ta phải tập quan tâm đến bản thân. Quan tâm bản thân nghĩa là quan sát bản thân một cách bình tĩnh, khách quan và cảm thông. Có nghĩa là bạn phải suy nghĩ kĩ về sở thích của bản thân, vì vậy đừng vội hành động theo bản năng.

Bạn có thể học cách quan tâm bản thân bằng việc thiền. Mục đích của việc thiền là để hướng tới việc tự quan tâm và chăm sóc bản thân chứ không phải sự khai sáng. Nó yêu cầu bạn phải lắ́ng nghe những cảm xúc của bản thân, chứ không phải đánh giá mình.

Hãy tìm một nơi yên lặng và thoải mái để bạn có thể thiền 30 phút mỗi ngày. Hãy nhắm mắt vào, tập trung vào nhịp thở của mình và để cho những suy nghĩ khác thoát ra. 

Nếu như bạn không thể thiền thì hãy tự điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân bằng việc viết nhật kí.

Cuối cùng, mục tiêu của bạn là cải thiện khả năng tự chủ và sức mạnh ý chí.

Nếu bạn liên tục làm như vậy, khả năng tự chủ sẽ trở thành một phần bản năng của bạn chứ không phải chỉ ở ý thức nữa. Từ đó, bạn sẽ thay đổi được trí não của mình.

Như AA đã nói: “Hãy giả vờ cho đến khi bạn làm được”. Bỏ được một tật xấu là rất khó ở thời gian đầu, nhưng dần dần nó sẽ cần ít nỗ lực hơn khi nó trở thành bản năng.

Kể cả việc giả vờ tốt bụng cũng sẽ làm bạn tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy hài lòng về bản thân, hãy tiếp tục làm những điều tốt cho đến khi nó trở thành sở thích của bạn.

Còn một cách khác để nâng cao sức mạnh ý chí. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp não bạn hoạt động tốt hơn. Hãy luôn quản thúc bản thân và tự phạt mình một cách nhẹ nhàng nếu cần thiết. Nếu bạn gắn cám dỗ của bản thân với những kích thích tiêu cực, bạn sẽ cảm thấy nó bớt hấp dẫn hơn.

Một khi bạn đã quan tâm đến bản thân và tự chủ bản thân nhiều hơn, bạn sẽ có rất nhiều lợi thế trong quá trình xây dựng những mối quan hệ vững chắc với những người tích cực. Khi được tiếp xúc với những người như vậy, bạn có thể dần dần xây dựng được những sở thích tốt cho bản thân.

“Hãy tìm hiểu bản thân với sự hiếu kì và lòng vị tha”

Thông điệp của cuốn sách

Bạn sẽ không thể bỏ được những tật xấu nếu cứ làm theo bản năng và không cho ý thức của mình được chọn điều gì là tốt cho bản thân. Tuy nhiên, bằng cách tập quan tâm và cống hiến, bạn có thể thay đổi trí não bạn để bỏ những tật xấu. Hãy tiếp tục thiền, xem xét bản thân và “giả vờ” cho đến khi bạn thực hiện được.

Lời khuyên:

Hãy tìm hiểu bản thân.

Bước đầu tiên trong việc loại bỏ những tật xấu của mình là tự xem xét bản thân và nâng cao kiến thức về những hành vi tự hủy hoại bản thân. Hãy thiền và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. Bạn càng hiểu về chúng, hành trình của bạn càng dễ dàng hơn.

Tóm tắt sách Làm Mới Bản Thân