Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Có những điều sẽ được cải thiện nếu đặt trong môi trường biến động và không thể dự đoán được. Kháng Thương (Antifragile2014) giải thích lý do cho nhận định này. Cuốn sách cho rằng khả năng này rất quan trọng/thiết yếu sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại từ thời cổ đại.

Nassim Nicholas Taleb đưa ra một góc nhìn đầy phản biện về xã hội hiện đại và mục tiêu tạo ra một cuộc sống thuận lợi  bằng cách can thiệp vào các hệ thống như nền kinh tế. Thay vì biến xã hội thành một nơi tốt hơn, bản chất sự can thiệp này đang phá hủy môi trường với những biến động cần thiết để thực hành khả năng chống lại nghịch cảnh.

Cuốn sách này dành cho

  • Bất cứ ai muốn biết lý do một số hệ thống cải thiện theo thời gian;
  • Bất cứ ai muốn biết cách để tận dụng sự không chắc chắn;
  • Bất cứ ai quan tâm đến lý do khủng hoảng xảy ra.

Về tác giả

Nassim Nicholas Taleb là một học giả và tác giả của những tác phẩm bán chạy nhất như The Black Swan và Fooled by Randomness. Ông đã cống hiến cuộc đời mình để nghiên cứu nguyên nhân và hệ quả của sự không chắc chắn và xác suất. Ông hiện là giáo sư danh tiếng về Kỹ thuật Rủi ro tại Học viện Bách khoa Đại học New York.

Không giống các mặt hàng dễ vỡ, thường hư hỏng khi chịu áp lực, hàng chống-vỡ thực ra lại hưởng lợi từ những biến động và những cú sốc.

Khi bạn gửi một vật dụng làm bằng thủy tinh qua đường bưu điện, bạn sẽ phải chắc chắn rằng gói hàng này được dán nhãn rõ ràng là “Hàng dễ vỡ, vui lòng cẩn thận” vì kính rất dễ vỡ; nó cần phải được đặt trong một môi trường ổn định vì nó sẽ hỏng khi bị tổn hại bởi sự co ép và va quệt mạnh.

Tính dễ vỡ là một khái niệm tương đối dễ hiểu; tất cả chúng ta đều biết rằng các sản phẩm dễ vỡ cần được bảo vệ khỏi các tình huống bất ổn. Tuy nhiên, khi chúng ta nghĩ đến sự đối lập của tính dễ vỡ, chúng ta ắt phải tranh đấu. Bạn gọi thứ được hưởng lợi từ sự biến động là gì?

Có thể bạn nghĩ rằng trở nên thật cứng rắn là câu trả lời. Tuy nhiên, mặc dù một vật cứng rắn có thể tồn tại sau cú sốc tốt hơn so với một vật mỏng manh, nhưng đó không phải là sự đối lập mà chúng ta đang nói tới; nó không hưởng được lợi nào từ những thiệt hại. Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là một cái gì đó mà bạn cố ý làm sai lệch, một cái gì đó mà bạn đã đóng gói với nhãn “Vui lòng giải quyết thật cứng rắn”.

Chúng ta đấu tranh để định nghĩa khái niệm này một phần vì không có ngôn ngữ cụ thể nào trên thế giới có từ vựng để diễn đạt nó. Do đó, chúng ta phải sử dụng từ “kháng thương” (đề kháng tổn thương) để mô tả sự phản đối tính mềm yếu – những điều được lợi từ những nghịch cảnh và do đó thích những biến động hơn sự ổn định.

Một ví dụ về kháng thương là câu chuyện về Hydra của thần thoại Hy Lạp. Hydra là một con rắn có đầu đã luôn hoành hành thế giới cổ đại. Mỗi lần một trong những cái đầu của nó bị cắt đứt trong trận chiến, hai cái đầu khác sẽ mọc lại vị trí bị cắt đó. Vì vậy, mỗi lần con quái vật bị hại là một lần nó được hưởng lợi; Hydra do vậy đã “kháng thương” – chống lại được những tổn thương mà bản thân nó gặp phải.

Không giống như những vật mềm yếu, bị phá vỡ khi chịu áp lực, chèn ép, những đồ có khả năng kháng thương thực ra lại được hưởng lợi từ những biến động và những cú sốc.

Khả năng kháng thương của một hệ thống phụ thuộc vào chính sự yếu mềm của các bộ phận cấu thành.

Một ví dụ điển hình về kháng thương là quá trình tiến hóa; nó phát triển mạnh trong một môi trường hay biến đổi. Với mỗi cú sốc, sự tiến hóa thúc đẩy các dạng sống phải chuyển mình, biến đổi và cải tiến để trở nên phù hợp hơn với môi trường của các dạng sống ấy.

Tuy nhiên, khi bạn nhìn kĩ vào quá trình tiến hóa, điều gì đó rất thú vị trở nên rõ ràng. Trong khi chắc chắn rằng quá trình sẽ tự nó kháng thương, mỗi cá thể cá nhân của quá trình ấy lại mong manh dễ vỡ. Để quá trình tiến hóa xảy ra, tất cả vấn đề cần quan tâm đó là mã gen di truyền phải được truyền lại. Bản thân các cá thể đơn lẻ đó không quan trọng và thường chết trong quá trình này. Trên thực tế, hệ thống cần điều này xảy ra để giải phóng không gian sống cho những cá thể thành công hơn để phát triển.

Quá trình tiến hóa chứng tỏ một đặc điểm chính của kháng thương. Để toàn bộ hệ thống có khả năng kháng thương, phần lớn các bộ phận cấu thành của nó phải mỏng manh mềm yếu. Bởi vì  sự thành công hay thất bại của các bộ phận này hoạt động như những mẩu thông tin, thông báo cho hệ thống của những gì đang hoạt động và những gì không.

Hãy coi điều này như bản chạy thử và lỗi trong hệ thống. Những sai lầm và thành công của mỗi cá thể cung cấp thông tin về những điểm tạo nên thành công và những điểm không thể. Giá của sự thất bại trong bước tiến hóa là sự tuyệt chủng; do đó, mỗi thất bại thực ra lại cải thiện chất lượng tổng thể của tất cả cuộc sống đã tiến hóa.

Một ví dụ khác về kháng thương được thể hiện trong nền kinh tế. Các bộ phận cấu thành của nó, từ các hội thảo thủ công cá nhân đến các tập đoàn khổng lồ, đều có chút gì đó rất mỏng manh, nhưng bản thân nền kinh tế lại có tính chống chọi với sự mong manh ấy. Để nền kinh tế phát triển, nó cần một trong những phần này thất bại. Ví dụ, sự thất bại của việc khởi nghiệp trong kinh doanh cà phê sẽ làm cho ngành công nghiệp này mạnh mẽ hơn, vì các nhà sản xuất cà phê khác học hỏi từ những sai lầm của họ.

Khả năng kháng thương của một hệ thống phụ thuộc vào sự mềm yếu của các bộ phận cấu thành nó.

Các cú sốc và căng thẳng phát triển các hệ thống kháng thương bằng cách buộc chúng phải cải thiện năng lực.

Chúng ta thường trải nghiệm qua kháng thương mà không hề hay biết. Tập thể dục là một ví dụ tốt về điều này. Khi chúng ta tập thể dục, chúng ta đặt cơ thể chúng ta thông qua những căng thẳng bất thường. Khi làm điều này, cơ thể chúng ta phản ứng lại với cú sốc và phát triển mạnh mẽ hơn. Bằng cách này cơ thể chúng ta có thể đề kháng với những tổn thương.

Ví dụ về tập luyện cũng làm nổi bật về cách hoạt động của khái niệm “kháng thương”. Khi đối mặt với những căng thẳng, chẳng hạn trong trường hợp này là trọng lượng cơ thể hoặc là một cuộc sống tẻ nhạt, một hệ thống kháng thương sẽ phản ứng lại bằng cách bù đắp quá mức: hệ thống ấy sẽ cải thiện khả năng của nó để đối phó với các cú sốc trong tương lai. Đây là một yếu tố quan trọng của kháng thương; sức mạnh đến từ việc bù đắp quá mức để chống lại nghịch cảnh.

“Những thứ không giết được bạn khiến bạn mạnh mẽ hơn.”

Thông thường, sự bù đắp quá mức sẽ để lại cho hệ thống kháng thương các yếu tố có sức mạnh vượt định mức. Đây là những khu vực có nguồn lực dồi dào được xây dựng để đối phó với những căng thẳng và những cú sốc. Thông thường chúng ta biết rằng sự thành công phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, do đó những phần thừa ra này dường như không đem lại hiệu quả nào. 

Tuy nhiên, việc bù đắp quá mức và sự dư thừa mà nó mang lại rất quan trọng đối với khả năng kháng thương. Trong cơ thể chúng ta, ví dụ, việc bù đắp quá mức và những phần thừa đó cho phép chúng ta chuẩn bị cho những vấn đề chưa biết trước; những điều tưởng như là một sự lãng phí lại có thể đột nhiên trở thành một người cứu rỗi cuộc sống trong trường hợp khẩn cấp. Một vài bài tập thể dục giúp cơ thể của chúng ta củng cố năng lực để chuẩn bị cho một cú sốc lớn hơn trong tương lai.

Tưởng chừng như một sự lãng phí khi lấy các nguồn lực từ các khu vực khác trong cơ thể để xây dựng những cơ bắp mà bạn có thể không bao giờ sử dụng tới. Nhưng một ngày nào đó bạn phải đối mặt với một sự căng thẳng ngoài dự đoán – ví dụ như phải mang theo một cây đàn piano lên năm lầu cầu thang – bạn sẽ vui mừng khi đã tập luyện được “thừa” cơ bắp , mặc dù từ trước đến nay cơ bắp của bạn không có tác dụng gì.

Các cú sốc và căng thẳng tăng cường các hệ thống kháng thương bằng cách buộc chúng phải cải thiện năng lực.

Môi trường ổn định dẫn đến một hệ thống yếu ớt – khả năng kháng thương bắt nguồn từ những biến động.

Tính kháng thương thường được thấy trong các hệ thống tự nhiên, hệ thống sinh học. Hầu hết các vật dụng do con người tạo ra không thể kháng thương vì chúng không thể tự cải thiện bằng cách học từ những thất bại hoặc những căng thẳng không mong đợi. Khả năng cao nhất là chúng chỉ có thể mạnh mẽ. Chẳng hạn, một chiếc máy giặt sẽ bị mài mòn sau nhiều lần sử dụng; nó có thể sẽ chịu được một mức độ hợp lí của những cú va quệt mạnh, cú sốc của chính nó, nhưng nó không thể thu được lợi từ những điều đó.

Tuy nhiên, có một vài hệ thống nhân tạo cũng có tính kháng thương. Kinh tế là một ví dụ điển hình. Mặc dù nó là một hệ thống nhân tạo, nhưng nó có thể đối kháng những tổn hại một cách đáng kinh ngạc. Các hệ thống này gần như có bản chất sinh học do tính phức tạp của chúng: chúng bao gồm một chuỗi các lớp và các đơn vị phụ thuộc lẫn nhau.

Sự phức tạp rất quan trọng đối với tất cả các hệ thống kháng thương, hệ thống nhân tạo hay hệ thống tự nhiên, nhưng nó không đủ để duy trì các hệ thống này. Những gì hệ thống kháng thương này muốn là sự biến động. Như chúng ta đã thấy, các hệ thống kháng thương phụ thuộc vào sự yếu ớt của các đơn vị phụ của chúng – một trong số đó phải chết để tăng cường toàn bộ hệ thống. Những đợt khủng hoảng và căng thẳng quyết định những đơn vị nào là để tồn tại và những đơn vị nào thì không. Trong một thế giới ổn định, không có những cú sốc và căng thẳng, sẽ không có áp lực đối với các bộ phận cấu thành của hệ thống. Do đó, cuối cùng nó sẽ bị mất đi tính kháng thương của mình.

Một lần nữa, nền kinh tế cung cấp cho chúng ta một ví dụ tốt để hiểu sự ổn định có thể mang tính huỷ diệt. Nhiều chính phủ đã cố gắng chế ngự nền kinh tế, sử dụng các quy định và trợ cấp để xoa dịu mỗi chu kỳ kinh tế. Điều này được thực hiện với niềm tin rằng nền kinh tế có thể được quản lý và có thể dự đoán được và ổn định hơn. Nhưng trong việc loại bỏ sự biến động khỏi hệ thống, họ đã loại bỏ những căng thẳng thiết yếu và những cú sốc. Nếu không được cung cấp thông TIN , các nguồn lực sẽ bị phân bổ sai và nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương trước những cú sốc lớn. Sự ổn định dẫn đến sự đổ vỡ.

Môi trường ổn định dẫn đến một hệ thống yếu ớt – sức kháng thương bắt nguồn từ những biến động.

Để tận dụng được lợi thế từ kháng thương, bạn không cần hiểu những cơ hội mà bạn thấy, chỉ cần biết khi nào nên nắm bắt chúng.

Khi tác giả làm việc trong thị trường tiền tệ toàn cầu với biến động cao, ông rất ngạc nhiên khi thấy rằng những thương nhân thành công nhất cũng là những người không có được đào tạo bài bản nhất. Họ không hiểu lý thuyết kinh tế phức tạp hay tài chính của các quốc gia có tiền tệ họ đang kinh doanh. Họ chỉ biết khi nào mua và khi nào bán.

Nhìn chung, xã hội đặt quá nhiều giá trị vào lý thuyết, học thuật, kiến thức và  gần như không đủ về kiến thức thực tế. Chúng ta cho rằng những vấn đề trước đó đã diễn ra sẽ dẫn đến những vấn đề phía sau, mặc dù, trên thực tế, cả hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt. Biết được nguyên lí hoạt động của máy bay không có nghĩa bạn có thể trở thành phi công.

Bạn có thể tận dụng một hệ thống đầy biến động và có sức kháng thương mà không cần hiểu rõ ràng các nguyên tắc của nó khi bạn có các lựa chọn: cơ hội, chứ không phải là nghĩa vụ, để làm điều gì đó. Ví dụ, các lựa chọn cổ phiếu mang đến cho bạn cơ hội để mua một loại cổ phiếu nhất định tại một thời điểm nhất định với mức giá X cố định. Nếu giá của cổ phiếu tăng lên trên giá X, bạn sẽ lựa chọn mua nó bởi vì bạn sẽ được giảm giá, nhưng nếu giá cố phiếu ở dưới giá X, bạn sẽ không được như vậy. Thị trường chứng khoán cơ bản rất biến động, nhưng theo cách này bạn không cần phải hiểu những hiện tượng phức tạp dẫn đến sự dao động của nó. Để có lợi nhuận, bạn chỉ cần biết có nên dùng đến những lựa chọn của mình khi thời điểm đó đến hay không mà thôi.

Nhưng các lựa chọn cũng tồn tại bên ngoài thị trường chứng khoán. Ví dụ, một người bạn mời bạn “nếu bạn có cơ hội, hãy tham gia một bữa tiệc.” Đó là một lựa chọn. Không cần phải dự báo kế hoạch hay tâm trạng của bạn cho buổi tối đó; bạn chỉ cần quyết định có nên đi hay không khi thời gian đến.

Để tận dụng lợi thế kháng thương, bạn không cần phải hiểu những cơ hội mà bạn thấy, chỉ cần biết khi nào nên nắm bắt chúng.

Để trở nên kháng thương, hãy quản lý rủi ro của mình để bạn có thể hưởng lợi từ những sự kiện không thể lường trước.

Bạn không thể trải qua cuộc sống mà không gặp phải thời kỳ biến động và không chắc chắn; những sự kiện bất ngờ như sự sụp đổ về kinh tế hoặc thiên tai có thể xảy ra chỉ trong chớp mắt.

Để làm cho bản thân có sức đề kháng những tổn hại, bạn phải chấp nhận điều này và cố gắng “thuần hóa” những điều không chắc chắn thay vì tránh hoặc loại bỏ nó. Cách tốt nhất để đạt được điều này là thực hiện theo chiến lược quả tạ: giống như một quả tạ có trọng lượng ở cả hai đầu nhưng không có gì ở giữa, bạn phải chuẩn bị cho những thái cực, cả tiêu cực và tích cực, và bỏ qua đoạn ở giữa.

Điều đầu tiên bạn phải làm là tập trung vào các yếu tố tiêu cực trên “quả tạ” của bạn: giảm thiểu sự tiếp xúc của bạn với những nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ: nếu bạn đảm bảo rằng 90% tài sản của bạn được bảo vệ trước sự sụp đổ bất ngờ của thị trường, bạn biết rằng bạn đang được an toàn trước các cú sốc đó. Khoản tiền này có thể không đem lại lợi nhuận to lớn, nhưng ít nhất nó an toàn.

Một khi điều này đã đạt được, bạn có thể tập trung vào đầu kia của quả tạ. Với 10% tài sản khác của bạn, bạn có thể chấp nhận thử chịu rủi ro nhỏ trong các lĩnh vực không thể dự đoán  và có độ biến động cao, nơi mà bạn có thể kiếm được lợi nhuận. Lợi nhuận có thể là rất lớn, nhưng rủi ro chỉ là 10%. Bằng cách này, bạn có thể đạt được những thành công lớn nếu mọi thứ đi đúng hướng, trong khi có những hậu quả tiêu cực lại được hạn chế.

So sánh điều này với người đặt 100% tài sản của họ vào duy nhất một nơi mà có rủi ro tầm trung. Cho dù họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền, trong trường hợp suy thoái, họ sẽ mất tất cả.

Để có thể kháng thương, hãy quản lý rủi ro của mình để bạn có thể hưởng lợi từ những sự kiện không thể lường trước.

Tổ chức hoặc hệ thống càng lớn thì càng khó khăn hơn khi xảy ra khủng hoảng bất ngờ.

Hãy tưởng tượng bạn phải tham dự một hội nghị quan trọng ở Iceland. Đương nhiên, bạn sẽ đặt chuyến bay trước để có mức giá rẻ nhất. Thật không may, một ngày trước khi hội nghị, hãng hàng không thông báo cho bạn rằng chuyến bay của bạn bị hủy. Bạn không thể bỏ lỡ hội nghị, vì vậy bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài đặt một chuyến bay giá cao vào phút chót.

Loại ác mộng này được biết đến như là một sự ép buộc: một tình huống mà bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm điều gì đó, bất kể cái giá của nó có thế nào. Sự ép buộc này đối lập với các “lựa chọn” được nhắc tới ở trên.

Cái giá của sự co ép được xác định bởi kích thước của thực thể bị co ép; thực thể càng lớn, cái co ép càng chặt hơn. Ví dụ, với một chiếc vé máy bay, nếu chỉ có mình bạn là người bay duy nhất, bạn có thể bảo đảm một vé khác với chi phí cao hơn một chút, nhưng hãy tưởng tượng nếu toàn bộ một phái đoàn trường đại học cũng muốn có tấm vé bay đó? Có thể sẽ không có đủ chỗ ngồi hạng thường, vì vậy họ cần phải mua vé hạng nhất đắt hơn, hoặc thậm chí thuê máy bay riêng. Kích thước của một đội quân sẽ khiến những lần co ép chặt hơn, tồi tệ hơn.

Tương tự, hiện tượng toàn cầu hóa đã biến đổi nền kinh tế thế giới thành một tổ chức khổng lồ đơn nhất, khiến nó trở nên đáng thương hơn với những cái nghiền ép lớn. Tất cả mọi người, từ các ngân hàng đến siêu thị địa phương của bạn, đều được kết nối với nhau trên toàn cầu, dù bằng cách kinh doanh chứng khoán tại Nhật hay mua sản phẩm từ Braxin. Nếu một cuộc sụp đổ như cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra, chuỗi liên kết giữa mọi đơn vị này sẽ sụp đổ liên hoàn: các ngân hàng sẽ bị siết chặt để cắt giảm ngân quỹ cho các doanh nghiệp, sẽ bị siết chặt để sa thải nhân viên, những người bị ép có thể phải mất nhà của họ.

Bất kỳ sự siết chặt kinh tế nào ngày nay đều mang tính toàn cầu và phổ quát, và cả những khó khăn hay đau khổ nó gây ra cũng vậy.

Tổ chức hay hệ thống càng lớn, càng gặp phải những khó khăn lớn hơn trước những khủng hoảng bất ngờ.

Nhiều ngành nghề hiện đại có tính kháng thương, nhưng đều là dựa trên sự tổn hại của người khác.

Trong những tháng trước khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia tài chính trong các trường kinh doanh và báo chí trên thế giới đã tự tin thông báo với chúng tôi rằng không cần phải lo lắng về nền kinh tế. Các “chuyên gia” tất nhiên đã rất sai lầm: nền kinh tế toàn cầu đã sụp đổ và nhiều người mất trắng các khoản đầu tư, nhà cửa và lương hưu.

Giờ bạn có thể sẽ nghĩ rằng vì không dự đoán được một trong những sự sụp đổ tài chính lớn nhất mọi thời đại, các chuyên gia này hẳn phải thấy bản thân mình đang trong tình thế nước sôi lửa bỏng. Trên thực tế, phần lớn trong số họ vẫn giữ vị trí có tầm ảnh hưởng của mình mà không cần phải xin lỗi vì những sai lầm đó. Bởi vì lĩnh vực họ làm việc là tương đối hẹp, và tất cả các chuyên gia đã quen thuộc với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là họ không quá hăm hở trong việc chỉ trích lẫn nhau. Chẳng bao lâu những sai lầm của họ đã bị lãng quên.

Điều này thể hiện một vấn đề sâu sắc trong cốt lõi của xã hội hiện đại. Tính kháng thương của nhiều người có được là bởi chi phí tổn hại người khác phải chịu; họ gặt hái được đầy đủ lợi ích khi họ nói đúng, nhưng không phải chịu hậu quả gì khi họ sai. Vấn đề là họ vẫn có thể tiếp tục đưa ra những lời khuyên tệ hại của họ và cái giá của sự sai đó là để người khác trả, như cách với cuộc khủng hoảng tài chính. Vì thứ họ đang chơi không phải là tiền của chính họ, họ không gặp rủi ro với tài chính của chính họ, có nghĩa là họ không có gì để mất.

Tương tự, các ngân hàng ngày nay cũng được hưởng lợi từ việc không dùng tài sản của họ trong cuộc chơi và cũng không gặp rủi ro. Ở Catalonia thời trung cổ, thực tế là các ngân hàng đều đã thất bại; điều này đã tạo cho họ động cơ thích hợp để làm việc cho lợi ích chung. So sánh điều này với các ngân hàng hiện đại đang liên tục chơi với tiền của người khác mà không có nguy cơ rủi ro cho chính họ. Khi họ làm tốt, họ thu thập những khoản tiền thưởng khổng lồ, nhưng khi họ thất bại, khoản tiền bị mất không phải là của họ. Họ đã trở nên kháng thương với cái giá của người khác phải trả.

Nhiều ngành nghề hiện đại có tính kháng thương, nhưng là bằng sự tổn hại của người khác.

Mong muốn của chúng ta trong việc loại bỏ sự biến động từ cuộc sống, cuối cùng, sẽ làm cho xã hội của chúng ta mỏng manh yếu đuối hơn.

Nhiều chính trị gia và các nhà kinh tế cho rằng sự thăng hoa và đổ vỡ của chu kỳ kinh tế là không không hiệu quả và không thể đoán trước. Để cải thiện chu kì này, họ đã phát triển các lý thuyết phức tạp về thời điểm và cách họ nên can thiệp vào chu kỳ để khiến nó thuận lợi hơi.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng của tư duy hiện đại: cố gắng làm cho xã hội trở nên trơn tru và ổn định nhất có thể. Khi tri thức con người phát triển, chúng ta trở nên kiêu ngạo hơn về những gì chúng ta có thể và nên kiểm soát. Chúng ta xem sự biến động là điều mà chúng ta không thể dự đoán, vì vậy chúng ta cố gắng kiểm soát nó.

Chúng ta gọi cái chủ trương mà chúng ta cố gắng và can thiệp vào hệ thống để làm cho hệ thống trơn tru hơn là chủ-nghĩa-can-thiệp đơn thuần. Thật không may, chúng ta không biết nhiều như chúng ta nghĩ, vì vậy thay vì làm cho hệ thống tốt hơn, chúng ta khiến chúng tồi tệ hơn. Không biết về điều đó khiến khiến chúng ta “cướp” đi sự biến động, điều tạo ra sức kháng thương của các hệ thống, ví dụ như nền kinh tế.

Loại bỏ những biến động, và từ đó loại bỏ khả năng kháng thương từ một hệ thống gây ra một hiệu ứng gây nổ cụ thể : không có biến động, các vấn đề không được thấy rõ ràng, từ đó, các vấn đề ấy ngủ yên và phát triển nghiêm trọng hơn cho đến khi đạt đến một mức độ thiệt hại lớn. Để làm nổi bật hiện tượng này, hãy nghĩ tới ví dụ về một khu rừng:

Rừng sẽ luôn có nguy cơ bị cháy. Tuy nhiên, nguy cơ một đám cháy lớn, có sức tàn phá cao thường bị giảm bởi một loạt đám cháy nhỏ hơn, những đám cháy nhỏ này làm sạch nguyên liệu dễ cháy nhất của rừng trong khi phần lớn các cây được để nguyên vẹn. Sự biến động, giống như những đám cháy nhỏ, giúp ngăn ngừa sự kiện lớn hơn. Ngăn ngừa những điều không chắc chắn xảy ra  trong hệ thống, tức là chúng ta đang tạo dựng chất liệu dễ cháy cho một trận hỏa hoạn lớn hơn.

Mong muốn của chúng ta trong việc loại bỏ sự biến động từ cuộc sống cuối cùng sẽ làm cho xã hội của chúng ta mỏng manh, yếu đuối hơn.

Cách giảng dạy hiện đại đang gặp phải “vấn đề gà tây” – chúng ta đã hiểu lầm quá khứ khi dự đoán tương lai.

“Đừng cố gắng dự đoán tương lai, chỉ cần chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị cho nó.”

Hãy tưởng tượng bạn là một con gà tây trong một ngày tháng mười bận rộn, vui vẻ cất tiếng gáy. Nếu bạn dự đoán tương lai từ việc nhìn vào quá khứ gần đây, bạn sẽ không có lý do gì để lo lắng. Mỗi ngày người chủ của bạn đã cho bạn ăn ngon miệng và đảm bảo rằng bạn khỏe mạnh; do đó, bạn có thể tự tin dự đoán rằng người chủ của bạn yêu gà tây và rằng tương lai của bạn trông đầy màu hồng. Và vào ngày lễ Tạ ơn, bạn sẽ bị sốc.

Điều này phản ánh một trong những vấn đề chính của thời hiện đại: đưa ra những tiên đoán về tương lai dựa trên một cái nhìn hẹp hòi về quá khứ. Các trường đại học, trường kinh doanh và báo chí có rất nhiều người cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Các công ty chi hàng trăm triệu thuê những chiến lược gia và các nhà quản lý rủi ro với hy vọng lấy được lợi ích từ các dự đoán của họ.

Tuy nhiên, những dự đoán này là sản phẩm của “vấn đề gà tây”, dự đoán tương lai dựa trên một câu chuyện sai trái của quá khứ. Những người đi theo các dự đoán này có thể gặp nguy cơ phải chịu hậu quả khi các sự kiện đã dự đoán không xảy ra.

Một lỗ hổng khác trong suy nghĩ của chúng ta là chúng ta thường giả định rằng sự kiện tồi tệ nhất mà chúng ta đã chứng kiến là những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Điều này dẫn đến các kế hoạch dự phòng và các két an toàn được thiết kế chỉ dựa trên tình huống được cho là xấu nhất này. Một sự kiện lớn hơn có thể diễn ra trong tương lai là điều không xảy ra với nhiều người; một sự kiện mà họ hoàn toàn không ý thức về nó.

Chẳng hạn, lò phản ứng hạt nhân Fukushima được xây dựng để chống lại trận động đất lớn nhất từng xảy ra. Các nhà thiết kế của nó rõ ràng không ý thức được rằng một trận động đất thậm chí còn lớn hơn có thể xảy ra trong tương lai. Khi điều này xảy ra vào năm 2011, lò phản ứng đã bị phá hủy hoàn toàn.

Cách giảng dạy hiện đại đang gặp phải “vấn đề gà tây” – chúng ta hiểu sai về quá khứ khi dự đoán tương lai.

“Nếu bạn muốn biết những gì một chuyên gia thực sự nghĩ rằng sẽ xảy ra, hãy tìm ra nơi mà ông đặt tài sản của riêng mình. Sau đó, bạn sẽ biết niềm tin của ông ấy nằm ở đâu.”

Chúng ta đánh giá thấp vai trò của kháng thương trong quá trình trau dồi tri thức và tiến bộ xã hội.

Chúng ta được dạy ở trường rằng Cuộc Cách mạng Công nghiệp là một sản phẩm của tiến bộ khoa học: sự phát triển về kiến thức lý thuyết thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó, chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh và xã hội.

Tuy nhiên, câu chuyện này là sai. Cuộc cách mạng công nghiệp, trên thực tế, phần lớn đã được xúi giục không phải bởi các nhà khoa học và các chuyên gia lý thuyết hoá, mà là bởi những người nghiệp dư đang loay hoay và những người có sở thích về chúng. Ví dụ, tàu ngầm không phải do một trường đại học hoặc một cơ quan hải quân phát minh mà bởi một bộ trưởng tôn giáo, Rev. George Garrett, người chế tạo ra nó vào thời gian rảnh rỗi. Những phát minh như thế này là kết quả của hàng trăm người nghiệp dư làm việc độc lập, liên tục thử nghiệm các công nghệ và ý tưởng mới, thường thất bại nhưng thỉnh thoảng lại thành công, từ đó cả xã hội được hưởng lợi. Do đó họ là những người đã tạo nên một hệ thống có tính kháng thương.

Câu chuyện bị hiểu sai về Cách mạng Công nghiệp là một ví dụ về cách xã hội hiện đại không hiểu tầm quan trọng của tính kháng thương. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự tiến bộ của chúng ta được quyết định tình cờ trong một hệ thống phức tạp của những lần thử nghiệm và đầy sai lầm. Vì vậy, khi chúng ta nhìn lại lịch sử, chúng ta cố gắng tạo ra các mẩu tự truyện  mà ở đó đưa ra nhiều lý do xác đáng hơn cho sự tiến bộ của chúng ta. Chúng ta thực sự muốn nghĩ rằng các nhà phát minh và các kỹ sư trong quá khứ biết những gì họ đang làm và họ không chỉ đơn thuần loay hoay sửa chữa mọi thứ trong bóng tối, với hy vọng tạo ra được một sản phẩm có thể dùng được nào đó.

Điều này rất có ý nghĩa đối với xã hội hiện đại. Nhiều chuyên gia hiện đại trong lĩnh vực khoa học nợ sự quan tâm và nợ những nguồn tài trợ dành cho cho những lần tuyên bố của họ, rằng họ sẽ tạo ra sự đột phá. Tiền được đổ vào những ngành nghề này với hy vọng rằng họ sẽ tạo ra những lý thuyết mới, từ đó sẽ tạo điều kiện cho những tiến bộ và khám phá mới. Tuy nhiên, tri thức lý thuyết không thể mang lại tiến bộ như tuyên bố; chúng ta cần sự ngẫu nhiên, và sự kháng thương nó tạo ra, để mang lại sự thay đổi thực sự.

Chúng ta đánh giá thấp vai trò của kháng thương trong quá trình trau dồi kiến thức và tiến bộ xã hội.

Lời kết

Thông điệp chính của cuốn sách là

Khả năng kháng thương là một tính chất đã và đang thúc đẩy tiến bộ của con người từ thuở sơ khai. Nó cho phép các hệ thống phát triển và cải thiện trong một thế giới không thể đoán trước và đầy biến động. Tuy nhiên, xã hội hiện đại đang trong quá trình cố gắng tháo dỡ môi trường biến động này, trong khi môi trường này lại là yếu tố quan trọng với khả năng kháng thương. Khi làm như vậy, chúng tôi đang làm cho bản thân mình trở nên mong manh yếu đuối hơn.

Cuốn sách đã trả lời những câu hỏi dưới đây:

Kháng thương là gì?

  • Không giống những vật dụng mong manh yếu ớt, có thể vỡ khi bị đặt dưới áp lực, những vật dụng có tính kháng thương thực chất lại thu được lợi ích từ sự biến động và những cú sốc, va quệt mạnh.
  • Tính kháng thương của một hệ thống phụ thuộc vào chính sự mềm yếu của những bộ phận cấu thành
  • Các cú sốc và áp lực tăng cường hệ thống kháng thương bằng cách buộc chúng xây dựng thêm những nguồn lực dư thừa.
  • Môi trường ổn định tạo ra những hệ thống yếu ớt – khả năng kháng thương xuất phát từ sự biến động.

Tận dụng lợi thế của tính kháng thương như thế nào?

  • Để tận dụng được lợi thế của tính kháng thương, bạn không cần thử hay cần hiểu những cơ hội bạn thấy, chỉ cần biết khi nào bạn sẽ nắm bắt chúng.
  • Để có khả năng kháng thương, hãy quản lý rủi ro của mình để bạn có thể hưởng lợi từ những sự kiện mà bạn không lường trước.
  • Tổ chức hoặc hệ thống càng lớn thì càng khó khăn hơn khi xảy ra các cuộc khủng hoảng bất ngờ.

Xã hội hiện đại hủy hoại tính kháng thương như thế nào?

  • Nhiều ngành nghề hiện đại có tính kháng thương, nhưng sức kháng thương đó có được là từ sự tổn hại của người khác.
  • Mong muốn của chúng ta trong việc loại bỏ sự biến động khỏi cuộc sống cuối cùng sẽ làm cho xã hội của chúng tôi mỏng manh yếu đuối hơn.
  • Công việc giảng dạy trong xã hội hiện đại đang phải chịu đựng “vấn đề gà tây” – cách chúng ta hiểu sai về quá khứ khi dự đoán tương lai.
  • Chúng ta đánh giá thấp vai trò của kháng thương trong quá trình thúc đẩy tiến bộ của xã hội.

Tóm tắt sách Kháng Thương
Dịch từ Blinkist