Wiki Sách Tóm Tắt

thầy Thích Nhất Hạnh

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Trong cuộc sống, có vô số điều trong cuộc sống khiến ta giận. Mỗi khi cảm xúc này đến, nó khiến ta không còn đủ lý trí để nói & hành động đúng mực với những người xung quanh. Việc thiếu kiểm soát cảm xúc của bản thân là cách nhanh nhất khiến chúng ta mất đi sự tôn trọng & tình thương yêu từ mọi người. Giận dữ chẳng bao giờ là cách có thể giúp ta đạt điều được mình mong muốn, mà thực chất chỉ hạ thấp giá trị của bản thân hơn.

Nếu bạn còn cho rằng việc giải toả cơn giận mà không làm tổn thương đến người khác là điều không thể, hãy đọc cuốn sách này. Thầy Thích Nhất Hạnh đưa ra những phương pháp thực tập đơn giản giúp chúng ta có thể hiểu sâu sắc gốc rễ của cơn giận, từ đó từng bước chuyển hoá cơn giận trong chính mình và trong người khác.

Dưới đây là những thông điệp chính từ cuốn sách. 

1

CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN TRONG CHÍNH MÌNH

Khả năng thương yêu, bao dung với người khác, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thương yêu và chăm sóc chính mình. Nếu chính bạn không biết cách chữa lành thương tích trong mình, thì thương tích ấy sẽ truyền lại cho những người thân cận nhất bên bạn. Vì vậy, trước khi giúp đỡ ai đó, hãy vững tin về chính mình trước tiên. 

Để chuyển hoá cơn giận của bản thân, có 3 cách là thực hành chánh niệm, viết tâm thư và tặng quà. Trong đó, thực hành chánh niệm là nền tảng. Trong trường hợp bạn thấy cách này vẫn chưa đủ để chuyển hoá sân giận, hãy áp dụng thêm 2 cách còn lại.

Chánh niệm

Chánh niệm, nghĩa là hành động chú tâm vào hơi thở và bước đi. Công năng của chánh niệm là định và tuệ. Định là định tâm, tuệ là tuệ giác. Khi tâm an định, thì tuệ giác tự nhiên sáng tỏ.

Năng lượng của chánh niệm là năng lượng của sự có mặt ở hiện tại, cả thân và tâm. Tập trung sâu sắc vào sự vật/ sự việc và con người đang hiện hữu. Tâm độc hại như sân giận, ganh ghét, tuyệt vọng hay những lo lắng, căng thẳng thường trực đều chịu năng lượng của chánh niệm.

Các bước thực hành chánh niệm:

Bước 1: Chú tâm vào hơi thở, kết hợp với bước đi (nếu có thể) ở khoảng không gian yên tĩnh trong 10 – 15 phút. Hãy chú tâm, đừng làm gì cả để tránh bị phân tâm.

Sau đó, hãy để nỗi lòng bạn phải đè nén bấy lâu nay của bạn thoát ra ngoài bằng cách khóc lớn, gào, hét vào khoảng không. Bạn phải bộc lộ ra, thì bạn mới có thể nhẹ lòng được

2 bước này rất hữu hiệu để làm dịu cơn giận, vơi bớt căng thẳng và khiến tâm trạng nhẹ nhõm hơn. Khi bạn đã có sự bình ổn, bạn sẽ dần nhận thấy được bản chất cơn giận của mình.

Bước 2: Chấp nhận và quan sát cơn giận, thấu hiểu thay vì từ chối hay bỏ mặc chúng.

Hãy chấp nhận rằng bạn đang giận, đừng cố chối bỏ hay giả bộ rằng chúng không tồn tại. Càng giấu kín, càng chối bỏ, cơn giận càng âm ỉ trong bạn lâu, từ đó dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm.

Sau khi chấp nhận rồi, hãy dành thời gian quan sát kỹ cơn giận của mình, bạn sẽ dần nhận thấy cảm xúc nằm sâu dưới bên trong cơn giận lộ gia từng chút một, đó là có thể là nỗi buồn, nỗi cô đơn hoặc sự sợ hãi. Hãy cứ ngắm nhìn chúng 1 cách nhẹ nhàng, từ tốn, không phán xét.

Tiếp theo, hãy ngắm nhìn người làm bạn giận để hiểu xem họ đã phải mang trong mình nỗi đau gì mà lại đối xử với bạn như vậy (Ngắm nhìn để hiểu, không phải để xí xoá hết lỗi lầm của họ). Ví dụ, dưới vỏ bọc hay xem thường bạn là 1 linh hồn từng bị người khác khinh thường vì ngoại hình, gia cảnh hay học vấn. Đằng sau 1 người hay thể hiện mình là đứa trẻ không nhận được sự khích lệ/ công nhận từ cha mẹ, hay đằng sau 1 người hung tợn, là đứa bé đã từng bị tổn thương về tinh thần & thể chất chỉ muốn gồng lên để bảo vệ mình,…

Hãy học cách nhìn người khác ở 1 tầng sâu hơn để phát hiện ra những sự thật sâu kín bên trong họ. Lúc này, bạn sẽ hiểu rằng ai cũng có nỗi khổ tâm riêng, từ đó bạn mới có thể trở nên bao dung và từ bi hơn với mọi người.

Chỉ khi bạn có được sự bao dung, bạn mới có thể thực sự tha thứ. Tha thứ không phải vì đối phương, mà vì chính bạn. Chỉ có tha thứ, bạn mới trở nên thoải mái, tự do và hoàn toàn thoát khỏi những đau đớn, ấm ức bên trong mình. Khi ấy, bạn mới có thể vui vẻ sống cuộc đời của riêng mình mà thôi bị những tổn thương làm nhức nhói.

Thực hành tốt 2 bước trên, bạn sẽ cảm thấy sân hận trong mình vơi nhẹ đi, tâm mình bình ổn hơn rất nhiều. Năng lượng tiêu cực đang hiện hữu sẽ dần chuyển hoá sang năng lượng tích cực như sự thấu cảm & tình thương.

Bước 3:Sau khi thực hành 2 bước trên, hãy tìm cơ hội nói cho người khác biết cảm xúc của mình với tâm bình tĩnh & ái ngữ (không làm tổn thương đối phương). Bạn không nên để cơn giận trong lòng quá 24 tiếng, bởi càng để lâu, lòng sân hận càng rút cạn năng lượng trong con người bạn rồi dần dẫn đến trầm cảm (triệu chứng thường xuất hiện từ những cơn phẫn nộ bị cố nén vào trong lòng).

Dưới đây là 3 nội dung nên nói khi giận, chúng giúp bạn có được sự vững tâm, lòng tin tưởng và sự tâm phục của người khác. Viết 3 câu nói này vào tờ giấy cứng & cất trong ví, khi tức giận hãy lấy ra đọc lại.

Nội dung 1: Cho người khác biết rằng bạn đạng giận vì nguyên nhân nào. Nói thẳng hết những điều bạn muốn nói ra, những lời đang dâng trào trong lòng bạn. Lời nói ấy không cần cao thượng hay khách sáo, mà phải thật chân thực. Khi bạn nói ra, không chỉ bạn được giải toả, mà tâm tư của người kia cũng sẽ được nhẹ nhàng hơn bởi có thể họ cũng đang rất bận tâm về nỗi khổ của bạn.

Nội dung 2: Hãy nói với họ rằng bạn sẽ cố gắng hết lòng để chuyển hoá cơn giận của chính mình.

Nội dung 3: Mong muốn sự giúp đỡ, hỗ trợ từ đối phương.

3 câu nói trên chính là ái ngữ. Khi nỗi lòng của bạn được truyền đi bởi ái ngữ, đối phương rất cảm kích bởi tình yêu & sự hoà ái bạn mang đến. Từ đó, họ mới có thể tỉnh ngộ và sinh tâm kính phục. Khi biết bạn đang cố gắng hết lòng, thì họ cũng sẽ xem xét bản thân mình để xứng đáng với bạn.

Sau khi nói, đừng vội hành động gì mà hãy dành cho nhau vài ngày để có thời gian nhìn sâu sắc vào gốc rễ cơn giận. Khi đã hiểu thấu nguyên nhân của cơn giận và thực sự bình tâm, hãy hẹn nhau 1 ngày để cùng nhìn lại và giải đáp những thắc mắc trong bạn. Nhớ rằng, luôn bắt đầu từ mình trước tiên, nếu bạn là người dịu dàng, tươi mát & sẵn sàng lắng nghe, thì người kia cũng sẽ tự nhiên mở lòng để chia sẻ.

Viết tâm kinh

Bạn hãy thường xuyên viết xuống giấy cảm nhận biết ơn & trân quý ai đó đã giúp bạn những lúc khó khăn. Đó chính là liều thuốc hữu hiệu giúp bạn nguôi ngoai lúc cơn giận hay những cảm xúc tiêu cực về người ấy đến. Khi kết hợp với chánh niệm, bạn sẽ hiểu mình phải làm gì và đối đãi với họ như thế nào.

Hoặc khi giận ai đó mà không biểu hiện được thành lời, muốn hoà giải những chưa đủ bình tĩnh để sử dụng ái ngữ, thì bạn cũng hãy viết tâm tư của mình xuống giấy và đưa cho người đó đọc. Cách này vừa giúp bạn có được sự bình ổn trong tâm trí, lại có thể khiến người kia hiểu cảm xúc tiêu cực mà bạn đang phải đối mặt.

Bạn không mở lòng chia sẻ, thì không ai có thể đoán được bạn nghĩ gì, kể cả người thân thiết nhất. Vì vậy, nếu không thể nói thì hãy tìm cách bộc bạch nỗi lòng của mình theo cách khác, viết thư là 1 phương thức thay thế rất phù hợp. Nhớ rằng, lời thư cần dịu dạng, bình ổn và đủ độ sâu để mang đến khả năng thấu hiểu & chuyển hoá đối phương.

Viết thư cũng là cách để tưới tắm những hạnh phúc đã bị bỏ quên lâu ngày, ví dụ như khi 2 người không còn cảm xúc với nhau bởi đã chung sống quá lâu, bị những thứ cơm áo gạo tiền lấy đi sự lãng mạn cần thiết cho 1 mối quan hệ, hay khi cha me – con cái bất đồng quan điểm.

Tặng quà

Nếu đã làm mọi cách mà vẫn không thể hết giận ai đó, hãy kết hợp thêm bước tặng quà. Tập thói quen mua quà lúc bạn đang cảm thấy tràn đầy thương yêu & lòng biết ơn với họ, viết những cảm xúc ấy vào 1 tấm thiệp, sau đó… cất đi. Khi giận, hãy lấy ra đọc lại & tặng cho họ.

Tặng quà, không chỉ thể hiện sự biết ơn, trân trọng những điều tốt đẹp người kia đã mang đến cho bạn, mà còn như 1 lời nhắc nhở với bạn rằng, bạn đã chấp nhận những điều tốt đẹp ấy, thì cũng cần bao dung với những điều cần cải thiện trong họ. Không ai là người hoàn hảo, như chính bạn đấy thôi.

2

CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN TRONG NGƯỜI KHÁC

Để chuyển hoá cơn giận của người khác, ta cần thực tập 2 kỹ năng, lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ái ngữ 

Lắng nghe với tâm từ bi

Đó là khả năng lắng nghe với sự tập trung và duy trì ý muốn giúp đỡ người khác. Nghe mà không phán xét, không trách móc (dù biết rằng họ đang sai), không nhằm mục đích đưa ra lời khuyên, mà nghe chỉ để thấu hiểu, để đồng cảm, để người kia có cơ hội giãi bày tâm tư của mình, nhằm giúp họ nguôi bớt khổ đau.

Cần lưu ý rằng, khi thực hành lắng nghe, đừng nên nói gì hết. Đừng khuyên nhủ, đừng bào chữa, đừng phán xét. Nếu muốn sửa chữa chi giác sai lầm của họ, hãy đợi vài ngày để tâm họ dịu lại, bởi sự bực dọc, sân hận luôn cần có thời gian để hiểu thấu và chuyển hoá. Thời điểm ấy, lời khuyên của bạn mới mang lại giá trị cho đối phương. 

Chỉ khi lắng nghe 1 cách sâu sắc như vậy, ta mới ý thức được rằng người kia cũng đang KHỔ vì tâm bạo động và sân hận của chính họ, mới hiểu được rằng 1 người gây nên tội ác & đau khổ cho người khác là vì họ chưa hiểu thấu rằng hành động của họ không chỉ làm người khác đau khổ, mà còn làm cho chính họ tổn thương. Bản chất con người chúng ta không ai hoàn toàn xấu. 

Thực hành lắng nghe sâu sắc, dần dần trong bạn sẽ hình thành nên tâm từ bi . Không gì có thể dập tắt được cơn giận của người khác hiệu nghiệm bằng sự từ bi (thấu hiểu, đồng cảm & bao dung). Và chỉ có tâm từ bi, mới khiến bạn không bị bực dọc, sân hận khi nghe những lời người khác bộc bạch, mặc dù những lời nói ấy có thể chưa đúng hay khiến bạn tổn thương. 

Tuy nhiên, để có khả năng hiểu & đồng cảm thực sự với nỗi khổ của người khác, chính bạn cần là người có sự từng trải, có hiểu biết và thực hành tu tập. Vì vậy, hãy cảm ơn những gian khó, khổ đau mà bạn đã trải qua trong quá khứ, nó không chỉ giúp bạn xây dựng được 1 nội tâm vững vàng, mà còn khiến bạn có sự thấu cảm sâu sắc với nỗi đau của người đời. 

Khi con người đau khổ đến mức sắp rơi xuống vực thẳm, không phải những lời khuyên răn, mà chính lòng thấu hiểu và đồng cảm mới là bàn tay có thể vực dạy chúng ta. 

Sử dụng ái ngữ

Con người chúng ta luôn có phần con và phần người. Không phải chỉ vì sân hận, thù ghét mà khả năng thương yêu, vị tha không còn. Hãy luôn cố gắng để tuệ giác của bạn trở thành tuệ giác cộng đồng bằng cách sử dụng ái ngữ để truyền đạt những điều đúng đắn dựa trên hiểu biết và trải nghiệm của mình, với mục đích tạo điều kiện cho người khác tự mình phát kiến ra tuệ giác ấy.

Làm sao để những hạt giống của lòng vị tha, tình thương yêu được tưới tắm, làm sao để người khác có thể chuyển hoá “phần con” dựa trên nhận thức của riêng họ chứ không phải qua những gì bạn nói ra hay áp đặt. Để làm được điều này, rất cần sự kiên trì & lòng bao dung. 

Khi gặp khó khăn khăn lúc truyền thông với ai đó, ví dụ như người kia không chịu lắng nghe bạn nói hay hoà giải với bạn, đó là do lời nói của bạn chưa đủ độ sâu để chạm đến nỗi lòng của họ. Lúc này, chính bạn phải tiếp tục tu luyện để hoàn thiện bản thân mình. 

3

NHỮNG QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ KHÁC TỪ CUỐN SÁCH

1. Hãy nhớ rằng, để luôn đủ đầy năng lượng trong sứ mạng chuyển hoá người khác, bản thân bạn phải giữ được trạng thái cân bằng và hiểu rõ giới hạn của chính mình. 1 mặt bạn cần được nuôi dưỡng bởi những điều tươi đẹp, 1 mặt bạn cần thực hành tâm từ bi bắng cách lắng nghe những lời chia sẻ của người khác. Khi nội tâm chữa thực sự vững vàng, nếu bạn cứ chỉ lắng nghe những điều không hay, năng lượng tiêu cực sẽ dần chiếm hữu phần lớn trong nhận thức của bạn.

Những điều tươi đẹp là em bé, thiên nhiên, cây cỏ, là hơi thở & bước đi chánh niệm, là tiếng chuông (giúp ta chú tâm và trân trọng hiện tại, không còn bị những lo âu hay sân hận bưở vây).

2. Thân & tâm ta luôn có mối liện hệ chặt chẽ. Chúng ta ăn sân hận cũng dễ khởi phát sân hận. Vì vậy, hãy chọn tiêu thụ những thứ bổ ích cho cả thân và tâm mình.

  • Thức ăn độc hại cho thân: thịt động vật (trước khi bị giết mổ, động vật có trạng thái sợ hãi cực độ), thức uống có cồn hay vật dụng chứa nicotin (khiến ta không làm chủ được hành vi của chính mình).
  • Thức ăn độc hại cho tâm: Nguồn tin tức, bài báo chứa năng lượng tiêu cực.

3. Từ bi, hiền lành không có nghĩa là thụ động, để người khác dày đạp, tiêu diệt mình. Từ bi là sự cứng rắn nhưng giữ tâm trong sáng, là không ngại áp dụng những biện pháp dù khắc khổ nhưng có ý nghĩa ngăn ngừa người kia tiếp tục tưới tắm tâm sâm hận cho chính họ và người khác.

Tóm tắt sách Giận Thầy Thích Nhất Hạnh
Người tóm tắt: Ngọc Vũ