Giới thiệu
“Đường tới sự giàu có” được viết bới Benjamin Franklin vào năm 1758, là tập hợp của những câu châm ngôn và cách ngôn được trích từ “Niên giám của Richard nghèo khổ” trong suốt 25 năm phát hành, được đúc rút thành những câu nói bất hủ của cha Abraham với 1 nhóm người.
Cuốn sách đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ khác và tái bản nhiều lần. Dù đã hơn 250 năm từ khi xuất bản, những câu cách ngôn vừa ngắn gọn, dí dỏm mà hữu ích của Franklin vẫn khiến cuốn sách đi vào tâm trí và cả lời ăn tiếng nói của người đọc trên toàn thế giới.
Những ai nên đọc cuốn sách này
- Những người mong muốn kiểm soát tài chính, chi tiêu cá nhân
- Những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính tiền tệ
Về tác giả
Sinh năm 1706, nhưng Benjamin không lãnh đạo cuộc Cách mạng Mỹ thời bấy giờ, không đồng soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ, hay trở thành đại sứ Mỹ tại Pháp, ông trở nên giàu có bởi viết và xuất bản “Niên giám của Richard nghèo khổ”, trong đó “Đường tới sự giàu có” là phần lời mở đầu.
Trong bản tóm tắt này, bạn sẽ hiểu:
- Tại sao chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ và sống thật thận trọng
- Làm thế nào để giữ những gì chúng ta kiếm được
- Làm thế nào để ngăn sự kiêu căng của bản thân không dẫn chúng ta đến nợ nần
Lời dạy của cha Abraham về thuế
Một đám đông tụ tập đợi cánh cửa buổi đấu giá mở ra. Một ông già đi dạo qua đó, và đám đông thuyết phục ông chia sẻ quan điểm về thế giới. Đó là cha Braham. Ông đồng ý nói chuyện, nhưng chỉ ngắn thôi, vì “một từ đối với người khôn ngoan là đủ”.
Những người trong đám đông thể hiện mối quan ngại sâu sắc về tình hình thuế lúc đó. Cha Braham bảo họ rằng, thuế chính phủ thực sự rất nặng, nhưng không có thuế nào có thể so sánh với thuế người dân phải chịu bởi hành vi của họ.
Chúng ta bị đánh thuế gấp 2 lần bởi sự lười nhác, 3 lần bởi sự kiêu ngạo, và 4 lần bởi sự ngu ngốc hơn bất cứ chính phủ nào.
Không có nhà nước nào có thể giảm nhẹ hay bãi bỏ những loại thuế này, chỉ có khi họ chết, họ mới được giải thoát khỏi thuế.
Cha Abraham đã cố gắng thay đổi suy nghĩ của đám đông đó bằng những câu trích dẫn từ “Niên giám của Richard nghèo khổ”.
Chứng kiến điều đó khiến Franklin hào hứng hẳn, vì ông cũng thừa nhận tác phẩm của mình có một chút khô khan. Nhưng bây giờ, Franklin đã nhận được phần thưởng tuyệt vời hơn, khi thấy những châm ngôn của mình được sử dụng rộng rãi.
Với cuốn sách nhỏ này, Franklin đã đạt được lợi ích gấp đôi (1 markerter tuyệt vời) vì quảng cáo được sản phẩm của mình và khiến nó đáng tin hơn.
Chăm chỉ và đừng bao giờ trì hoãn, vì thời gian là tiền bạc
Cuốn sách được viết trong thời kì tiền cách mạng Mỹ, khi những quan điểm đạo đức của nền độc lập gắn liền với trách nhiệm cá nhân vẫn còn chưa phát triển. Nhưng Franklin cho rằng tác phẩm của ông phản ánh thế giới với những giá trị mới.
Trong thế giới mới này, tiết kiệm là yếu tố mang lại thành công hơn bất cứ yếu tố nào khác. Với cấu trúc xã hội yếu, không có tầng lớp hay vị trí nào an toàn hơn là tiền.
“Thời gian là tiền bạc”. Thời gian là tài sản quý giá nhất của chúng ta. Chúng ta không thể lấy lại thời gian đã phung phí trong khi vẫn cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành những công việc quan trọng.
Dù bao nhiêu thời gian được phân chia đi nữa cũng không bao giờ là đủ, hãy dùng thời gian một cách khôn ngoan.
Không lãng phí thời gian nghĩa là phải chăm chỉ. Hãy làm việc chăm chỉ mỗi ngày để đạt được điều bạn muốn.
Thức dậy muộn và bạn sẽ luôn phải chạy cả một ngày.
“Đi ngủ thật sớm và thức dậy thật sớm khiến chúng ta khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan”.
Với những người lười biếng, việc gì cũng thật khó khăn. Nếu bạn lười biếng, bạn sẽ chậm chạp và sự nghèo đói sẽ đuổi kịp bạn.
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy băt tay vào làm việc ngay lập tức, vì bạn không biết tương lai sẽ gặp thêm những trở ngại gì.
Nếu chỉ ngồi và lo lắng về các vấn đề thì các vấn đề đó sẽ ngày một nhiều hơn. Làm việc chăm chỉ sẽ giảm bớt những khó khăn, dù là về phương diện tâm lý hay tài chính.
Thời gian rảnh rỗi chỉ dành cho những người biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và hữu ích. “Nếu không chắc chắc trong 1 phút, đừng lãng phí 1 giờ”.
Nếu muốn giàu có, hãy kiếm tiền và tiết kiệm, đừng vướng vào nợ nần
Kể cả khi bạn chăm chỉ và luôn theo dõi đối thủ của mình sát sao, sẽ vô nghĩa nếu bạn không biết tiết kiệm.
Chi tiêu cho những nhu cầu thoáng qua thì rất dễ, nhưng khi cộng dồn những chi phí nhỏ, túi tiền của bạn sẽ hao mòn, và bạn lại nghèo.
Trước cửa tòa nhà đấu giá, cha Abraham nhắc nhở đám đông rằng họ đang tụ họp để mua những thứ họ không cần.
“Bạn gọi đó là hàng hóa, nhưng nếu không cẩn thận, chúng sẽ trở nên có hại với một số người ở đây”.
Nếu cứ liên tục mua những thứ không cần thiết, bạn sẽ phải bán những thứ bạn cần từ trước đó.
Sỹ diện là cội nguồn của những chi tiêu không đáng có. Rất nhiều người muốn có vẻ ngoài hào nhoáng, nhưng thực tế bụng họ đang đói cồn cào vì không có cái ăn.
Chính bởi sự nuông chiều bản thân như vậy mà người nho nhã cũng có thể thành kẻ ăn xin, và rồi phải đi vay mượn từ những người họ thậm chí không muốn chào khi vô tình gặp gỡ. Nếu là người siêng năng và tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ phải vay mượn.
“Bạn gọi đó là hàng hóa, nhưng nếu không cẩn thận, chúng sẽ trở nên có hại với một số người ở đây.”
Vướng vào nợ nần là tự vứt bỏ tự do, lòng tự trọng và quyền lực của bản thân.
Bạn có thể hào hứng với ý tưởng mua hàng ngay lập tức và trả góp trong 6 tháng, nhưng trong 6 tháng đó (có thể nhiều hơn), chủ nợ thực sự có quyền kiểm soát đối với cuộc sống của bạn và những vấn đề khác.
Và nếu phải thanh toán chậm, bạn sẽ rất xấu hổ khi phải gặp chủ nợ, và bạn sẽ luôn phải vòng vo, viện cớ và gạt bỏ lòng tự trọng của mình vì số tiền đó.
Khi bạn nợ tiền, thời gian trôi nhanh hơn, tiền tích lũy được ít hơn, và hiển nhiên là, chủ nợ thì không bao giờ quên ngày đến hạn.
Vì vậy, hãy chỉ mua những thứ bạn thực sự cần. Và những thứ bạn đã có, hãy giữ lấy.
“Rất nhiều người, chỉ vì những bộ quần áo lộng lẫy, đã sống với một cái bụng đói, và một nửa số đó khiến gia đình họ chết đói. Lụa và satin, những bộ quần áo đỏ rực và nhung gấm, như Richard nói, “đã dập tắt ánh lửa bếp”. Chúng không phải những nhu yếu phẩm của cuộc sống, cũng khó có thể coi đó là những tiện nghi. Có thể chỉ vì chúng đẹp mà nhiều người muốn sở hữu chúng. Những mong muốn nhân tạo của con người, do đó ngày càng tăng lên so với những mong muốn tự nhiên. “
“Bạn có thể cho rằng, chỉ một chút trà, hoặc thỉnh thoảng là chút rượt Punch, ăn ngon một chút, mặc đẹp một chút, lâu lâu lại chơi bời, thì chẳng có gì to tát. Nhưng hãy nhớ những gì Poor Richard nói, hãy cẩn thận với những khoản chi nhỏ, một sự rò rỉ nhỏ sẽ nhấn chìm chiếc tàu lớn, và hơn thế, kẻ ngu muội làm lễ, còn những người khôn ngoan được ăn”.
Tóm tắt sách Đường Tới Sự Giàu Có
Dịch từ Blinkist