Giới thiệu
Psycho-Cybernetics (Điều khiển tâm lý học) được viết dựa trên những nghiên cứu khoa học về con người, cuốn sách sẽ đưa ra các giải pháp giúp bạn thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống, từ bỏ những thói quen xấu để có tư duy tích cực giúp bạn sống khỏe mạnh hơn, thành công và hạnh phúc hơn
Cuốn sách này dành cho:
- Vận động viên, doanh nhân, sinh viên đại học
- Người mong muốn đạt được mục tiêu thay đổi cuộc sống.
Về tác giả:
Maxwell Maltz là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ và là tác giả của nhiều cuốn sách hay, trong đó cuốn sách Psycho-Cybernetics nổi bật hơn cả, nó đã mang tên tuổi ông đến gần mọi người hơn.
Với thành công vang dội của cuốn sách, Maltz đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng trong suốt những năm 1960 và đầu năm 1970. Maltz qua đời vào năm 1971 ở tuổi 76.
Thông điệp chính của cuốn sách: Hãy sử dụng chính bộ não hay cơ thể chúng ta để đạt được mục tiêu, vì bản thân chúng đã là một hệ thống độc lập hoàn hảo. |
Lời giới thiệu
Theo như tổ chức phi lợi nhuận Điều Khiển Tâm Lý, số lượng được bán ra trên toàn cầu của quyển sách này, bao gồm những ấn bản của năm nhà xuất bản Mỹ và nhiều bản dịch nước ngoài được phát hành kể từ năm 1960, đã vượt quá 25 triệu bản. Chỉ riêng một lượng lớn độc giả này đã làm cho cuốn sách đáng để nghiên cứu tỉ mỉ, nhưng nó cũng trở nên bí ẩn khi bạn đánh giá cao việc Dr.Maltz chưa bao giờ nổi tiếng theo cách như Dale Carnegie và Normant Vincent Peale đã từng. Điều gì đã khiến mọi người đến gần với quyển sách bìa mềm không mấy nổi bật này?
1
Điều khiển học là gì?
Từ này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, ám chỉ người lái tàu, hiện tại nghĩa của nó thường để chỉ những hệ thống điều khiển và truyền đạt thông tin từ máy móc và động vật: ví dụ như cách mà một cái máy tính hay một con chuột tự động sắp xếp để hoàn thành một công việc nào đó. Maltz đã ứng dụng khoa học lên con người để tạo nên điều khiển tâm lý học. Mặc dù được truyền cảm hứng bởi sự phát triển của máy móc tinh vi, nhưng quyển sách của ông đã phản đối kịch liệt ý tưởng về việc biến con người thành một cái máy. Điều khiển tâm lý học là cầu nối giữa những mô hình cơ học trong chức năng của não bộ (những câu nói sáo rỗng như “Não của bạn là một cái máy tính tuyệt vời”) với hiểu biết về chính bản thân chúng ta, thứ hơn hẳn máy móc rất nhiều.
Maltz nói rằng trong mỗi người đều có một điều cốt yếu hay một sức sống mãnh liệt, cái mà không thể bị biến đổi thành một bộ não hay một cơ thể đơn thuần. Jung gọi nó là “ham muốn”, Bergson gọi là “sinh lực”. Một người không thể được định nghĩa bởi cơ thể vật lí hay bộ não của họ, giống như việc dòng điện không thể được xác định bởi dây dẫn mà nó đi qua. Thay vào đó, chúng ta là những hệ thống trong dòng chảy không ngừng.
Một số độc giả có thể sẽ không thoải mái với nét khác biệt giữa não bộ và tâm trí, nhưng nó thực sự có ý nghĩa trong mối quan hệ với lời phát biểu quan trọng của Maltz: “Con người không phải một cái máy, nhưng sở hữu và sử dụng một cái máy.” Nét khác biệt này rất quan trọng trong việc hiểu sâu các vấn đề lớn hơn của quyển sách: thiết lập và hoàn thành mục tiêu.
2
Công nghệ tên lửa dẫn đường áp dụng tới con người
Người sáng lập ra điều khiển học là nhà toán học người Mỹ Norbert Wiener, người đã dành cả Thế Chiến thứ hai để nghiên cứu cải thiện công nghệ dẫn đường tên lửa tinh luyện. Nhấn mạnh vào những sự giống nhau giữa máy móc, động vật, não người và xã hội, Wiener đã đi trước thời đại của mình trong việc dự đoán rằng không gì có thể ngăn chặn việc máy móc suy nghĩ giống như con người. Ông thấy cả máy tính và não người đều là những hệ thống thu thập dữ liệu tốn ít năng lượng và tạo ra những liên kết mới sẽ được sử dụng trong việc tương tác với thế giới bên ngoài. Thông tin phản hồi từ môi trường bên ngoài được sử dụng để thúc đẩy sự trao đổi thông tin sau đó với nó.
Vòng lặp đúng của sự kiểm soát, trao đổi thông tin, và phản hồi thông tin là đặc trưng quan trọng của cơ chế servo, cái mà cần đạt được một mục tiêu đã được xác định trước. Một khi nó biết nơi cần phải đến, tên lửa dẫn đường sẽ đánh trúng mực tiêu thông qua sự phản hồi thông tin liên tục và sự trao đổi thông tin với chính nó.
Maltz nghĩ: Tại sao công nghệ này không thể trở thành thành tựu của nhân loại? Ông nhận ra rằng điểm đáng chú ý nhất của vòng nhào lộn là nó đạt được tính tự động khi mục tiêu hay mục đích đã cố định rõ ràng. Khi lần đầu tiên bạn học lái xe ô tô, bạn phải lo lắng về mọi thứ của chiếc xe và xử lí mọi tín hiệu trên con đường ngay phía trước bạn – kết quả là bạn di chuyển từ từ và có khả năng bị lạc đường. Tuy nhiên, theo thời gian việc lái xe sẽ trở nên dễ dàng bởi vì bạn biết đích đến của mình khi bạn ngồi sau vô-lăng, và cơ thể và đầu óc sẽ tự động làm những điều cần thiết để đến được nơi đó.
Điều khiển học xuất hiện như một đột phá quan trọng đối với Maltz bởi vì hàm ý của nó là: thành tích đạt được là vấn đề của việc lựa chọn. Điều quan trọng nhất về động lực để đạt được “cái gì” (mục tiêu), chứ không phải là “như thế nào” (hướng đi). Thùy trán hay nơi suy nghĩ nhận thức của bộ não có thể nghĩ ra mục tiêu, hay tạo ra hình ảnh con người mà bạn muốn trở thành, và tiềm thức sẽ cung cấp kiến thức để đạt được của nó. Quy trình “thiết lập và lãng quên” của tên lửa dẫn đường cũng sẽ có ích cho khát khao lớn nhất của chúng ta.
3
Tầm quan trọng của hình ảnh bản thân
Maltz là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Mặc dù nổi bật trong lĩnh vực của mình, xong ông đã thất bại trong việc giải thích được vì sao một số bệnh nhân không hề vui vẻ hơn sau ca phẫu thuật của mình so với trước đấy, dù những vết sẹo hay những dị tật xấu xí khác đã được loại bỏ.Ông nhận thấy chính bản thân mình bị kéo vào tâm lí tự nhận thức về một con người mới, điều cho rằng chúng ta thường tuân theo những hành động và suy nghĩ về chính hình ảnh bản thân. Nếu không có sự thay đổi với hình ảnh bên trong này, bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy chính họ thật xấu xí, mặc cho sự can thiệp tuyệt vời của công nghệ mỹ phẩm làm đẹp.
Ông bắt đầu tin rằng việc tự nhận thức bản thân mình chính là “chìa khóa vàng” dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không có sự hiểu biết về nó, chúng ta có thể mãi mãi chỉ loay hoay quanh “vòng tròn cái tôi”, thay vì ở giữa trung tâm của nó. Ví dụ, suy nghĩ tích cực sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu nó chỉ liên quan đến những sự việc bên ngoài. Khi nói “Tôi sẽ có được công việc này” sẽ không trở thành hiện thực nếu ý tưởng trong công việc không nhất quán với cách tự nhìn nhận bản thân của chính bạn.
“Khi bạn nhìn sự việc rõ ràng trong tâm trí, cơ chế thành công đầy sáng tạo trong bạn sẽ chiếm lĩnh và làm việc hiệu quả hơn nhiều bạn có thể làm với ý thức nỗ lực hay ý chí.”
4
Cách thức hoạt động của sự tự nhận thức
Chúng ta phát huy khả năng tự nhận thức bản thân thông qua niềm tin về chính mình, điều này phát triển thông qua những kinh nghiệm trong quá khứ của sự thành công và thất bại và từ cách mà người khác nhìn nhận chúng ta. Maltz tranh luận rằng chúng không xứng đáng có đặc quyền quyết định khuôn mẫu tâm lí cơ bản của chúng ta. Điểm cốt lõi và hấp dẫn về sự tự nhận thức bản thân là giá trị trung lập, nghĩa là, nó không quan tâm liệu nó có đang thúc đẩy hay phá hủy, nhưng sẽ tự định hình chính mình một cách đơn giản theo những liều thuốc tinh thần mà nó nhận được. Chúng ta có thể tạo ra hình ảnh của bản thân tương xứng với sự giàu có, hòa bình và tuyệt vời, và cũng có thể bị dính lấy một khuyết điểm cái mà không thể kéo chúng ta ra khỏi giường vào buổi sáng. Bài học rút ra là việc tự nhận thức bản thân theo hướng tích cực, thứ có thể giúp bạn hoàn thành ước mơ mà không hề xảy ra một cách ngẫu nhiên – nó phải được suy nghĩ và thực hiện.
Tuy nhiên, hình ảnh bản thân sẽ thực sự thay đổi như thế nào? Điều gì có thể giải thích cho thất bại tốt hơn là sự thiếu kinh nghiệm ? Đây là một câu hỏi gây phiền não cho Maltz, bởi vì bằng chứng cho thấy sự tự nhận thức về bản thân thay đổi theo kinh nghiệm, chứ không phải thông qua trí tuệ. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp trong thực tế bởi vì nhà tâm lí học khi nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân đã nghi ngờ rằng bộ não không giỏi nói lên điểm khác nhau giữa trải nghiệm thực sự và trí tưởng tưởng một cách chi tiết đầy đủ và sống động, và đây cũng chính là một trong những điểm quan trọng nhất của cuốn sách. (Những kết quả thực sự đã được tìm hiểu bởi William James từ nhiều năm trước đây.) Điều này có nghĩa rằng hình ảnh chiến thắng của bản thân có thể thay thế những điều tiêu cực, phủ nhận bất cứ uy quyền nào đối với những sự kiện trong quá khứ. Vẻ đẹp của sự tự nhận thức bản thân là trong khi nó là nhân tố cao nhất quyết định thành công hay thất bại thì nó vẫn vô cùng dễ dàng uốn nắn.
“Hệ thống thần kinh của bạn không thể nhân biết sự khác biệt giữa một kinh nghiệm được tưởng tượng ra và một sự trải nghiệm thực tế.”
5
Sự sống qua hình ảnh
Não bộ liên tưởng về hình ảnh, vì thế nếu bạn có thể tự ý thức việc tạo ra hình ảnh theo mong muốn của bản thân thì não và hệ thần kinh sẽ tự động cung cấp thông tin, phản hồi liên tục để đảm bảo rằng nó “tồn tại xứng đáng” với hình ảnh đã được xác định trước. Trong một thí nghiệm lâm sàng nổi tiếng, một nhóm cầu thủ bóng rổ đã được huấn luyện về thể chất để ném được nhiều bóng hơn qua các vòng đai, trong khi những người khác lại chỉ được hướng dẫn hình dung việc ném trúng mục tiêu. Mặc dù không có bất kỳ sự tập luyện thể chất nào nhưng nhóm thứ hai đã ghi được nhiều điểm vượt xa so với nhóm thứ nhất.
Não bộ, hệ thần kinh, và cơ bắp là đầy tớ ngoan ngoãn của hình ảnh được thiết lập trong đầu bạn. Nhưng khả năng cơ thể và não bộ của bạn thể hiện rõ mong muốn hình ảnh bản thân còn phụ thuộc vào sự tồn tại của nó. Nó phải được in sâu trong não. Với một hình ảnh mạnh mẽ đến vậy, sẽ thật khó khăn nếu không được sống, được thể hiện theo tất cả những gì liên quan đến hình ảnh bản thân.
Tổng kết
“Bản chất con người luôn có một mục tiêu phấn đấu. Và vì con người được tạo nên bằng khuynh hướng như thế nên họ sẽ không hài lòng trừ phi họ được hoạt động với đúng mục tiêu tạo nên – người phấn đấu. Thành công và hạnh phúc đích thực không chỉ đi đôi với nhau mà còn nâng cao lẫn nhau.”
Phần lớn tác phẩm tự lực viết về mục tiêu, nhưng làm sao để thiết lập mục tiêu công việc? Tại sao nó lại có tác dụng? Maltz là người đầu tiên tìm hiểu thực tế về máy móc thiết bị, trong việc này ông đã tạo nên sức ảnh hưởng tất yếu tới một thế hệ nhà văn thành công. Với việc nhấn mạnh về sự tự nhận thức bản thân, tích cực mở lối đi cho hàng trăm cuốn sách về sức mạnh của sự quả quyết và kỹ thuật tưởng tượng. Điều khiển tâm lý học đã bán được hàng triệu cuốn vì nó cung cấp chuỗi cơ sở khoa học để thực hiện giấc mơ.
Mặc dù tác phẩm mang phong cách đọc của người viết, nhưng thực sự nó là cuốn sách giáo khoa. Các tài liệu tham khảo về khoa học và tin học trở nên lỗi thời, nhưng các nguyên tắc điều khiển học vẫn có sức ảnh hưởng. Lý thuyết phức tạp, trí tuệ nhân tạo, và khoa học nhận thức tất cả phát sinh từ việc hiểu biết, điều khiển học về cách thức phi vật chất, “bóng ma trong máy” dẫn đường tới vấn đề. Điều này làm cho Điều khiển tâm lý học trở thành một cuốn sách dạy kỹ năng sống hoàn hảo trong nền văn hóa công nghệ.
Cuốn sách thật đáng ngưỡng mộ vì nó được viết tại thời điểm chủ nghĩa hành vi và cuộc nghiên cứu về thời gian và chuyển động có khuynh hướng biến đổi con người về cơ học ở mức đỉnh điểm. Biểu hiện thiên tài của Maltz được thể hiện trong câu nói rằng trong khi việc chúng ta biến thành những cỗ máy và trong khi việc thiết lập mục tiêu với sự tự nhận thức bản thân của động lực học, có thể được thể hiện tốt nhất trong giới hạn thuyết cơ giới, sự đa dạng tuyệt vời trong mong ước và khả năng của chúng ta có thể tạo nên một thế giới mới nơi có những con người độc nhất vô nhị. Ngọn lửa của trí tưởng tượng, tham vọng và ý chí sẽ không bao giờ biến chuyển thành một cỗ máy.
“Ở mức độ chức năng có liên quan, não và hệ thần kinh hình thành một cơ chế phấn đấu mục tiêu”
Tóm tắt sách Điều Khiển Tâm Lý Học