Giới thiệu
Dám bị ghét là cuốn sách đưa ra nhiều quan điểm trái ngược lại với suy nghĩ & nhận thức của số đông, nhưng mình thấy rất đáng đọc để có được các góc nhìn đa chiều về lĩnh vực tâm lý & hành vi của con người. Từ đó, giúp chúng ta có thể lý giải được những trường hợp tâm lý tiêu cực điển hình mà mình đang gặp phải, đồng thời hiểu rõ cách thức điều hoà các mối quan hệ trong xã hội. Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Tuy là dòng sách phân tích tâm lý nhưng lối viết của tác giả khá dễ hiểu, không khiến chúng ta cảm thấy nặng nề trong quá trình đọc. Nội dung trong cuốn sách được tái hiện dưới hình thức 1 cuộc đối thoại, trò chuyện thân mật giữa triết gia giàu kinh nghiệm, tri thức và chàng thanh niên còn đầy những lo âu, mặc cảm & phiền muội trong cuộc sống. Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Vị triết gia là người bóc tách tất cả những trạng thái tâm lý, những thắc mắc về cuộc sống thường ngày của chàng thanh niên (cũng chính là những những vấn đề mà con người bình thường như chúng ta hay phải đối mặt) dựa trên nền tảng tâm lý học của vị bác sỹ người Do Thái Adred Adler – 1 trong 3 cây đại thụ của ngành tâm lý học hiện đại.
Dưới đây là 4 quan điểm mình ấn tượng nhất từ cuốn sách.
Quan điểm 1
Việc khen ngợi hay tán thưởng trẻ nhỏ khi chúng làm điều tốt hay hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thực chất là hành vi dung túng trẻ, khiến chúng dần hình thành tiềm thức rằng mình làm việc tốt, mình hoàn thành tốt nhiệm vụ là vì mình sẽ được tán dương, được công nhận, chứ không phải vì chính bản thân mình.
Thay vì việc khen tụng hay tặng thưởng, cách tốt hơn để khơi gợi tính hướng thiện thực sự bên trong trẻ là cha mẹ hãy nói lên cảm nhận của mình khi trẻ làm được 1 việc tốt như cảm động hay vui mừng & đồng thời hỏi trẻ cảm nhận riêng của chúng. Dần dần, trẻ sẽ nhận thức được rằng mình có giá trị, mình làm điều tốt vì bản thân mình thấy thoải mái, vui vẻ chứ không phải vì lời khen, vì sự công nhận của người khác. Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Quan điểm 2
Không có việc 1 người trưởng thành không kiềm chế được cơn giận của mình, mà thực chất chính họ muốn sử dụng cơn giận để chấn áp người khác.Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Triết gia trong câu chuyện lấy ví dụ như sau: người mẹ đang lớn tiếng quát tháo con khi nhận được tin con bị giáo viên đình chỉ học. Trong cơn giận giữ đó, 1 cuộc điện thoại từ vị cấp trên của người mẹ gọi đến và bà ấy ngay lập tức thay đổi âm lượng cũng như cách nói chuyện của mình. Lối giao tiếp rất nhẹ nhàng, từ tốn như thể sự kiện người con bị đình chỉ học chưa từng xảy ra. Vì vậy, không thể nói là người mẹ không thể kiềm chế nổi cảm xúc của mình khi dạy bảo con.
Theo nền tảng tâm lý học Adler, việc ta nói rằng ta không kiềm chế được cảm xúc khi làm hay nói lời tổn thương người khác thật chất chỉ là hành vi đổ lỗi và trốn tránh trách nghiệm. Ta hoàn toàn có thể, nhưng vốn ta đã có chủ ý muốn lấy cơn giận đó để chấn áp & khiến người khác làm điều mà ta mong muốn.
Quan điểm 3
Hiên nay bạn bất hạnh không phải do quá khứ hay hoàn cảnh, càng không phải do bạn thiếu năng lực, mà là do bạn chủ động chọn lấy bất hạnh, do bạn thiếu can đảm để bước ra khỏi vùng an toàn nhằm hướng tới 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Triết gia trong câu chuyện giải thích rằng, những việc xảy ra không như ý trong quá khứ như sự tổn thương do ai đó gây nên, những sai lầm & thất bại, hay hoàn cảnh gia đình thiếu thốn khó khăn mặc dù có ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta ở 1 mức độ nhất định, nhưng việc để những sự kiện đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào và trong bao lâu lại phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn và lựa chọn chủ quan của bạn ở hiện tại.
Bạn chọn việc tiếp tục đổ lỗi rồi mãi bị bó buộc trong quá khứ, không bao giờ có được thành công & hạnh phúc hay bạn chọn việc dũng cảm bước qua nỗi đau, thiệt thòi & hành động hướng tới mục tiêu để có được 1 cuộc sống tốt đẹp hơn? Bạn là người duy nhất có khả năng lựa chọn việc có để phần đời trong quá khứ tác động đến phần đời còn lại của mình hay không.
Những sang chấn tâm lý trong quá khứ có ảnh hưởng, nhưng không phải là điều quyết định cuộc sống hiện tại và tương lai của 1 con người. Thứ quyết định chính là sự lựa chọn của bạn ở thời điểm hiện tại. Bạn chỉ có thể hạnh phúc khi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc hiện tại mà không để nỗi lo của quá khứ hay tương lai tác động. Bạn chỉ có thể hạnh phúc trọn vẹn khi sống có mục tiêu rõ ràng & luôn trong trạng thái hành động liên tục hướng đến mục tiêu, ngay lúc này.
Quan điểm 4
Có 2 cách giúp con người tránh được phần lớn những phiền muội, bực dọc trong cuộc sống là giữ niềm tin sâu sắc vào chính bản thân mình và hiểu cách thức sống hài hoà với người khác. Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Giữ niềm tin vào bản thân là thế nào?
Đó là việc ý thức rõ ràng rằng bạn có giá trị của riêng mình, bạn có thể làm được tất cả những việc mà bạn mong muốn nếu bạn chú tâm và cố gắng hết mình. Giá trị của bạn là duy nhất và chúng ngang bằng với tất cả mọi người.
Hiểu được giá trị của bản thân giúp bạn có sự tự tin mà mà không cần người khác phải thừa nhận, bạn cũng sẽ không còn so sánh con người mình với tiêu chuẩn chung của xã hội hay với những gì mà người khác có. Từ đó, bạn sống tự do, bình thản với niềm tin và giá trị của riêng mình mà không cần để ý đến ánh mắt hay lời nhận xét từ bên ngoài, bạn sẽ luôn giữ được tâm lý thoải mái, tránh bị kiệt sức trong mọi hoàn cảnh.
Chẳng phải con người ta mệt mỏi nhất khi luôn lo lắng những điều mình làm liệu có hài lòng người khác, có bằng người khác hay có được sự công nhận của người khác không hay sao?
Vậy làm sao để biết rằng niềm tin & giá trị của mình có đúng đắn? Theo tâm lý học Adler, đó là khi trong tim bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Giá trị và niềm tin mà bạn đang theo đuổi mang lại ảnh hưởng tích cực gì cho cộng đồng & cho xã hội”.
Tiêu đề dám bị ghét của cuốn sách có ý nghĩa là dám chấp nhận cả ưu và nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân từng ngày, dám sống thật để theo đuổi niềm tin và giá trị riêng của bản thân. Dám bị ghét không phải cách sống bất cần, ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình mà bỏ qua lợi ích của người khác.
Sống hài hoà với người khác là như thế nào?
Thứ 1, đó là việc ý thức rằng mình cần là người chủ động trao đi sự tin tưởng, lòng kính trọng và thấu cảm với người khác trước. Bạn trao đi điều tốt đẹp, vũ trụ này mới đáp trả lại bạn những điều tương xứng. Dù có thể không đúng trong tất cả các trường hợp, nhưng ít nhất nhận thức này sẽ giúp bạn sống nhẹ nhàng và bình yên mỗi ngày.Tóm tắt sách Dám bị ghét.
Ngược lại, nếu chúng ta luôn nhìn người khác với cặp mắt nghi ngờ, soi xét, đánh giá, chấp nhặt, cân đo đong đếm thì chắc chắn chúng ta không bao giờ có được mối quan hệ chân thành. Bên cạnh đó, tâm lý ta luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi khi phải phòng thủ, đấu đá hơn thua.
Thứ 2, đó là việc mỗi người cần ý thức rõ ràng đâu là nhiệm vụ của mình và đâu là nhiệm vụ của người khác (bằng việc xem xét ai là người thụ hưởng kết quả cuối cùng). Nếu đó là nhiệm vụ của người khác, thì dù là người có quan hệ thân thiết như vợ chồng, cha mẹ – con cái, tri kỷ đi chăng nữa thì bạn hãy luôn để họ tự giải quyết vấn đề bằng khả năng của chính mình.
Bạn có thể quan sát, thấu hiểu, sau đó tư vấn, hỗ trợ nhưng tuyệt đối không nên can thiệp vào quyết định cuối cùng. Điều này không phải là vô trách nhiệm, mà là sự tôn trọng vào năng lực của người ấy.
Sự can thiệp quá mức không những làm cho mối quan hệ ngày càng trở nên gò ép, mệt mỏi, xa cách, mà còn khiến bản thân bạn luôn trong trạng thái thất vọng và phiền muội nếu quyết định của người bạn quan tâm không đúng như ý bạn mong muốn.
Hãy nhớ rằng, mối quan hệ giữa người với người dù có thân thiết gần gũi đến cỡ nào cũng phải giữ khoảng cách phù hợp thì mới lâu bền. Khoảng cách này vươn tay ra là chạm tới nhưng cũng không nên gần đến mức xâm phạm vào khung trời riêng của đối phương.
Tóm tắt sách Dám Bị Ghét
Người tóm tắt: Ngọc Vũ