Giới thiệu
Năm 1922, Henry Ford cho xuất bản cuốn sách “Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi” kể lại toàn bộ cuộc đời và suy nghĩ của ông khi thành lập Hãng Ford và về nhiều vấn đề khác.
Cuốn sách này giúp chúng ta thấu hiểu hơn về một con người đã làm thay đổi thế giới, mặc dù trong 40 năm đầu đời, ông không được nhiều người biết đến.
Cuốn sách không phải là một công thức máy móc cho ngành nghề nào đó để bạn đọc có thể làm theo như hướng dẫn. Nó là sức mạnh tổng hợp một cách toàn diện của các quy luật khách quan trong kinh tế, khoa học, và hành vi con người mà Ford gọi là mã phổ quát. Ford áp dụng loại mã này trong mọi nền công nghiệp ông tham gia để lưu chuyển, đồng thời mang lại lợi nhuận cao, lương cao và giá thấp. Nó giúp ông nhận ra những cải tiến chưa từng có cho các ngành khác nhau, từ khai mỏ than, ngành đường sắt, thậm chí là lĩnh vực y khoa.
Cuốn sách mô tả các yếu tố cơ bản của hệ thống sản xuất Toyota ngày nay cũng như các nguyên tắc quan hệ tổ chức và nguồn nhân lực cần thiết để tới gần với tất cả các đối tượng khách hàng.
Về tác giả
Henry Ford là một nhà tư bản công nghiệp người Mỹ, ông là người sáng lập tập đoàn Ford Motor và là nhà tài trợ chính cho sự phát triển của kỹ thuật dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sau 2 năm chuyên cần và thực hiện hàng trăm cuộc thực nghiệm, vào năm 1896, Henry hoàn thành được chiếc xe đầu tiên của riêng mình. Cho dù chỉ chạy được với tốc độ 10km/giờ và thiếu rất nhiều những tính năng cần thiết khác nhưng chiếc “bốn bánh” này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Ông liên kết với một số đối tác, lần lượt thành lập các công ty khác nhau, chuyên nghiên cứu và phát triển loại xe “bốn bánh”. Mùa hè năm 1902, Henry cùng với một người bạn tái thành lập công ty. Năm 1903, công ty của họ đổi tên thành Ford Motor. Chỉ trong vòng 5 năm, 8 thế hệ xe Ford khác nhau đã lần lượt ra đời.
Hàng nghìn đơn hàng từ khắp nơi tới tấp bay về. Để có thể sản xuất hàng loạt, ông đã cho lắp đặt một hệ thống sản xuất xe hơi theo kiểu dây chuyền. Nếu như với phương thức sản xuất cũ, mỗi công nhân hầu như phải tự mình lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc xe với hàng trăm linh kiện, thì nay chỉ cần thực hiện một vài công đoạn. Nhờ vậy, tính chuyên môn hóa được nâng cao và chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện rất nhiều.
Viễn cảnh
Mẹ Henry nhìn nhận con mình như một thợ cơ khí thiên bẩm. Giây phút tuyệt vời nhất thời thơ ấu của ông là mỗi lần ông nhìn thấy động cơ kéo, đầu máy hơi nước dùng khi kéo cày trên nông trại. Đó là những máy kéo đầu tiên mà Ford nhận thấy chúng không được kéo bằng sức ngựa.
Ông thích công việc hàn gắn, năm 15 tuổi Henry đã có thể sửa hết các loại lỗi và đồng hồ đeo tay, và được mọi người coi như thợ sửa đồng hồ chuyên nghiệp của vùng. Nhưng lý tưởng “không cần dùng sức ngựa” vẫn luôn thôi thúc ông. Ford đã tự xây dựng một đầu máy kéo của riêng mình và dùng thử nó để gặt hái ở nông trại.
Khi học làm thợ máy ở tuổi 17, ông luôn xong việc trước thời hạn và thăng cấp liên tục trong xưởng. Lúc rảnh rỗi, Ford tập trung vào việc nghiên cứu và chế tạo động cơ dầu hỏa, ôm mộng thiết kế một “chiếc xe của nhân loại”, một loại phương tiện giao thông có thể giúp chi phí đi lại rẻ hơn và mang lại chuyến đi an toàn hơn cho mọi người.
Trong một lần gặp mặt ngắn ngủi với nhà bác học Thomas Edison, giấc mộng “động cơ dầu hỏa” của Henry tuổi đôi mươi đã được củng cố thêm khi Thomas khuyên ông hãy cứ tiếp tục theo đuổi đam mê cho dù với số đông, năng lượng điện mới là tương lai của nhân loại.
Ông chủ của Henry hứa sẽ thăng chức cho ông nếu ông dẹp “nỗi ám ảnh” này qua một bên. Và bạn đoán được ông phản ứng như thế nào chứ? “Nếu bắt tôi chọn giữa công việc và chiếc xe, tôi sẽ chọn chiếc xe và từ bỏ công việc này, quá rõ ràng rồi. Vì tôi biết chiếc xe chắc chắn sẽ thành công. Tôi thôi việc vào ngày 15 tháng 8 năm 1899 và bắt đầu công việc chế tạo.”
“Nếu bắt tôi chọn giữa công việc và chiếc xe, tôi sẽ chọn chiếc xe và từ bỏ công việc này, quá rõ ràng rồi. Vì tôi biết chiếc xe chắc chắn sẽ thành công. Tôi thôi việc vào ngày 15 tháng 8 năm 1899 và bắt đầu công việc chế tạo.”
Thực tế
Vì không có kinh phí nên Ford hợp tác cùng một nhóm các nhà sáng chế tại công ty sản xuất ô tô ở thành phố Detroit. Ông dần nhận ra rằng nhóm người này chỉ tập trung vào việc kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng thay vì dốc tâm sức gây dựng một cỗ máy tân tiến hơn. Vì vậy, sau một năm với 20 chiếc xe, ông bỏ việc.
Bốn năm sau đó, ở tuổi 40, Henry thành lập công ty sản xuất xe hơi Ford với tổng vốn đầu tư là 100.000 đô la và ông nắm giữ một phần tư số cổ phần. Trong một năm đầu đi vào sản xuất, hơn 1.700 chiếc xe xuất xưởng, mẫu xe A (mẫu đầu tiên) được mọi người tin dùng. Năm thứ hai, do áp lực từ hội động quản trị, Ford đã thêm 3 mẫu mới trên thị trường và tăng giá thành sản phẩm, nhưng sản lượng năm đó bị giảm. Henry nhận ra rằng ông cần phải nắm quyền điều hành công ty để phát triển nó theo định hướng của ông; sử dụng khoản tiền từ việc bán hàng của mình; ông tăng dần số cổ phần của mình lên trên 50% rồi dần nắm toàn bộ cổ phần tập đoàn.
Hơn 10.000 chiếc xe được bán ra vào năm 1908 và 1909, nhưng áp lực đa dạng mẫu mã sản phẩm lại đè lên vai ông. Song trái lại, Ford tuyên bố công ty chỉ bán một mẫu xe duy nhất: Mẫu T, không những vậy, ông chỉ bán một màu xe duy nhất. Câu nói nổi tiếng của ông là: “Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có được một chiếc xe sơn bất kỳ màu nào anh ta muốn khi nó còn đang là màu đen.”
“Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có được một chiếc xe sơn bất kỳ màu nào anh ta muốn khi nó còn đang là màu đen.”
Thành công
Trong khi mọi người cho rằng giá thành ô tô giảm sẽ khiến công ty đứng trên bờ vực phá sản, Ford lại trông chờ vào sự mở rộng nhanh chóng của thị trường. Và đúng như dự định, ông đã xây dựng một tập đoàn lớn nhất thế giới, Highland Park, với sản lượng của phân khúc sản phầm này tăng từ 6.000 chiếc xe lên 35.000 chiếc. Tuy số lượng xe hơi bán ra thị trường tăng gấp gần 6 lần nhưng số lượng công nhân chỉ tăng gần như gấp đôi.
Vào những năm thập kỷ 20, tập đoàn tuyển thêm 50.000 nhân viên và thành quả tạo ra là 4.000 chiếc xe một ngày. Đã có 5 triệu chiếc xe được sản xuất chỉ vào năm 1921. Kết thúc thập kỷ đó, 15 triệu chiếc xe đã được chế tạo theo hình thức dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Nhu cầu toàn cầu
Chiếc xe đầu tiên được coi là “đồ chơi của tầng lớp thượng lưu”, bán ra dựa theo tình trạng tài chính của khách hàng. Ford thay đổi điều này bằng cách quảng bá lợi ích của các mặt hàng mà ông sản xuất, khách hàng có thể tùy chỉnh giá cả phù hợp cho các loại xe theo từng mục đích như: đi làm hoặc đi du lịch với gia đình. Những chiếc xe giờ đây được bán ra theo nhu cầu của khách hàng: “Ai cũng có thể mua một chiếc Ford”.
Và đúng như thế, yếu tố làm mẫu xe T phổ biến chính là giá thành, chúng chỉ có giá $950 vào những năm 1909-1910. Tiếp 10 năm sau đó, giá thành tiếp tục giảm xuống còn $355. Nghe thật điên rồ phải không? Trên thực tế, Ford không hề có ý nghĩ “một chiếc ô tô phải có giá cao”. Chiến lược của ông là đưa ra giá thành hợp lý căn cứ trên chi phí sản xuất. Giống như Sam Walton đã làm với cửa hàng Walt-Mart của ông, Ford nhận ra công ty sẽ thu lợi nhuận nhiều hơn nếu bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn, hơn là đi theo chiều hướng ngược lại. Nếu bạn có thể bán sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp, bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu vô cùng lớn của thị trường mà người ta gọi là “Nhu cầu toàn cầu”.
Sự nghiệp và thù lao
Những dây chuyền sản xuất dần trở nên phổ biến ở Mỹ. Công việc vốn mang tính chất trí tuệ giờ đã trở thành các bước lặp đi lặp lại gây nhàm chán về cả thể xác và tinh thần. Với thù lao trên mức bình quân 6 đô một ngày, công nhân của công ty dần bớt lưu tâm tới công việc. Điều hiển nhiên mà Ford nhận ra là tiền lương cao sẽ khiến nhân viên chăm chỉ làm việc hơn, gia đình họ được chăm lo đầy đủ hơn, đồng thời củng cố được lực lượng lao động và biến họ thành chính những người tiêu dùng không chỉ của công ty mà còn của các dịch vụ khác. Điều này sẽ giúp nền kinh tế luôn sôi động.
Cách tuyển mộ của Ford khá khác thường. Ông muốn tìm hiểu về quan điểm của ứng viên nhiều hơn là muốn biết về tên, tuổi, hoàn cảnh hôn nhân của họ, ông muốn biết liệu họ có mong muốn thực sự dành cho công việc hay không. Thiếu khả năng nói tiếng Anh và có tiền án tiền sử không phải vấn đề đáng lưu tâm trong đợt tuyển dụng này. Ford không thuê các chuyên gia vì họ thường hay nhìn vào những điều “không thể” hơn là “có thể”, vì thế ông thích “những kẻ ngốc”, những người đón nhận vấn đề với đầu óc lạc quan và hết mình với công việc. Dù câm, điếc, mù hay tàn tật đều được tuyển mộ với mức lương như nhau. Ford viết:
“Tôi cho rằng để một tổ chức công nghiệp thực hiện hoàn thiện vai trò của nó thì phần lớn nhân sự của tổ chức ấy phải có khả năng thể hiện được tỉ lệ công việc gần như giống với cái mà phần lớn xã hội nói chung thể hiện.”
Người ta cho rằng triết lý đó là đương nhiên, nhưng không phải ở những năm 1920.
“Dịch vụ lý tưởng”
Trong thời kỳ đầu của nền công nghiệp sản xuất ô tô, Ford chỉ ra rằng chúng ta không có dịch vụ chăm sóc khách hàng sau giao dịch. Nhà sản xuất chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hơn là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Tính phí cao các phụ tùng thay thế từng được coi là chiều hướng kinh doanh hiệu quả, vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác hơn là phải mua chúng.
Ford tin rằng bán xe chỉ là sự khởi đầu để xây dựng mối quan hệ với người mua. Ông sản xuất từng phụ tùng của chiếc xe và đảm bảo chúng có thể thay cho nhiều mẫu khác nhau, giá thành rẻ và dễ dàng để lắp đặt. Dich vụ lý tưởng này nghe có vẻ điên rồ khi nó đến tai những doanh nghiệp khác nhưng với Henry, việc gây dựng lòng tin trong cộng đồng là điều vô giá.
Theo kinh nghiệm của Ford khi làm việc với những nhà sáng chế, nguồn gốc căn bản của việc chú trọng lợi nhuận có thể phá hủy hạt mầm sáng tạo (có thể phát triển thành thứ gì đó to lớn) của một công ty. Kinh doanh không chỉ đơn thuần là kiếm tiền mà còn tạo ra thứ gì đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Và nếu các doanh nghiệp làm được điều này, lợi nhuận sẽ tự động trở lại với họ – đó chính là quy luật nhân quả!
Lời kết
Là hình mẫu lý tưởng của thế kỷ 20, Ford hội tụ đủ bốn yếu tố để trở nên cực kì thành công: ý tưởng “không đụng hàng” và một tầm nhìn xa trông rộng kèm theo tiềm năng thay đổi thế giới, sự ám ảnh đến từng chi tiết có thể khiến con người phát điên.
Trong Ford cũng tồn tại những điểm tiêu cực. Ông theo dõi những giám đốc mà ông tuyển dụng, tin vào thuyết âm mưu rằng các ngân hàng của người Do Thái sẽ chiếm đoạt thị trường Mỹ.
Ông cũng từng bị cười nhạo khi nói rằng “lịch sử chỉ là những lời nói xàm”. Cách nói đó đại diện cho quan điểm rằng giáo dục không đơn giản là ghi nhớ những sự kiện và học lại điều cũ mà là dạy cho con người cách để suy nghĩ tốt hơn, tân tiến hơn. Mọi người dù hưởng lương cao hay ít, phần lớn họ vẫn có xu hướng chọn những công việc không cần suy nghĩ nhiều về trí óc. Trong khi Henry lại ngưỡng mộ tư tưởng luôn sáng tạo của Edison.
Những thành tựu của ông thực sự lan truyền cảm hứng, nhưng thông điệp mà Ford muốn gửi gắm độc giả qua tác phẩm “Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi” là gì? Ông phản đối việc lo lắng quá mức rằng làm sao để tiết kiệm và đầu tư như chúng ta thường làm. Ford từng nói:
“Kìm hãm năng lực và giảm sự năng suất của bản thân không phải sự tiết kiệm. Mặt khác, chính bạn đang vứt bỏ đi nguồn vốn dồi dào nhất, vứt bỏ đi giá trị của một nhà đầu tư thiết thực.”
Sự đầu tư được ưu tiên nhất chính là trau chuốt khả năng suy nghĩ của bạn, nó chắc chắn luôn mang lại những lợi tức tốt nhất.
Tóm tắt sách Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi
Dịch từ Blinkist
English
Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal