Giới thiệu
Tóm tắt sách Con người bị xem thường (Humans Are Underrated – 2015). Sự phát triển nhanh chóng về máy tính trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến công việc của chúng ta trong tương lai như thế nào? Trong Con người bị xem thường (2015), Geoff Colvin đã khám phá cách thức mà máy tính sẽ vượt qua chúng ta và những vấn đề mà chúng sẽ không giờ hơn được con người. Ông chia sẻ về những kỹ năng bạn nên xây dựng để duy trì được kinh tế và cách bạn có thể biến con quái vật công nghệ thành lợi thế.
Ai nên đọc cuốn sách này?
- Bất cứ ai quan tâm đến công nghệ tương lai;
- Những nhân viên sợ mình sẽ bị thay thế bằng một cái máy tính;
- Những người muốn rèn luyện kỹ năng để đảm bảo khả năng áp dụng trong tương lai.
Tác giả của cuốn sách?
Geoff Colvin là nhà báo, phát thanh viên, tác giả và diễn giả. Ông là tác giả của những cuốn sách được đánh giá cao như The Upside of the Downturn hay cuốn Talent Bestseller . Ông học tại trường Harvard và nhận bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại học New York.
Đừng so sánh bản thân với một cái máy tính, bởi vì bạn sẽ thua
Theo định luật của Moore, hệ thống công nghệ thông tin gia tăng khả năng tính toán của máy tính lên 100% hai năm một lần. Về lâu dài, đây là một sự phát triển lớn mạnh.
Ví dụ, máy thu thanh bán dẫn đầu tiên của của Sony có năm bóng bán dẫn và không phù hợp bỏ túi. Ngày nay, bộ vi xử lý mới nhất của Intel có năm tỉ bóng bán dẫn và nó nhỏ vừa vặn trong lòng bàn tay của bạn.
Có phải vì thế mà máy tính sẽ ngày càng mạnh?
Không hẳn vậy. Cuối cùng định luật của Moore sẽ chấm dứt do những hạn chế giới hạn vật lý tuyệt đối: bạn chỉ có thể đặt một số hữu hạn bóng bán dẫn trong một khoảng nhất định. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, bạn đừng vội so sánh năng lực sức mạnh trí óc của mình với máy tính.
Trên thực tế, ngày nay máy tính có thể vượt qua chúng ta trong những công việc mà chúng ta thường nghĩ chỉ duy nhất con người mới có thể thực hiện được.
Ví dụ, máy tính có thể nhận ra cảm xúc hiệu quả hơn con người. Paul Ekman, một nhà tâm lý học nổi tiếng, phát hiện ra các cách biểu lộ vi mô: sự chuyển động tối thiểu 40 lần trên cơ mặt của bạn dẫn tới cách biểu lộ nhất định. Sau nhiều năm nghiên cứu, Ekman đã tìm được trong số 3000 các biểu hiện vi mô khác nhau ấy, biểu hiện nào kết nối với cảm xúc nào của con người. Kết quả là ông đã tạo ra Hệ thống mã hoá hành động theo khuôn mặt.
Đây là cách nó hoạt động: Nếu bạn đưa tất cả dữ liệu cảm xúc này vào máy tính được trang bị máy ảnh và hướng máy ảnh về khuôn mặt con người, máy tính có thể phát hiện chính xác 85% cảm xúc tại thời gian đó. Trong khi con người, ngay cả khi được đào tạo, chỉ thực hiện đúng 55% trong cùng một khoảng thời gian.
Công nghệ đang làm thay đổi chúng ta nhiều hơn chúng ta nghĩ – nhưng theo một chiều hướng xấu
Đã bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề điện thoại di động hoặc máy tính bảng của mình ảnh hưởng đến bạn như thế nào chưa?
Hóa ra việc sử dụng điện thoại, máy tính và các thiết bị có màn hình khác làm giảm kỹ năng xã hội của chúng ta.
Trong thế giới ngày nay, con người dễ dàng dành hàng giờ ngồi trước màn hình máy tính. Vấn đề xảy ra khi chúng ta dành nhiều thời gian dán mắt vào màn hình điện thoại hay máy tính khiến các kỹ năng xã hội ngày càng tệ hơn như việc hiểu ngôn ngữ cơ thể hoặc cảm xúc thật.
Trên thực tế, khi học sinh lớp sáu trong trại cải tạo không sử dụng bất cứ sản phẩm điện tử nào chỉ trong năm ngày, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có một sự gia tăng đáng kể trong cách biểu lộ tình cảm của trẻ. Họ đã tiến hành thêm hai bài kiểm tra để xác minh kết quả, và sau mỗi lần thì điều này càng trở nên rõ ràng khi nhìn vào số liệu thống kê.
Nhưng còn mạng xã hội thì sao? Chúng không mang chúng ta lại gần nhau hơn sao?
Không. Hóa ra mạng xã hội xét cho cùng vẫn không hề mang tính xã hội như chúng ta vẫn nghĩ. Ban đầu, con người tiến hóa trở nên hòa đồng để kết nối với một cộng đồng mà có thể bảo vệ và cung cấp thực phẩm cho họ.
Nhưng ngày nay, chúng ta ở nhà mà vẫn có thể duy trì kết nối từ máy tính của mình và tìm thấy thức ăn ngay trong tủ lạnh. Mặc dù thoạt nhìn có vẻ như phát triển này mang tính cách mạng nhưng thật sự là nó ngược lại.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên Mỹ đang sử dụng nhiều mạng xã hội thường có ít mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ hay bạn bè của họ và ít hạnh phúc. Điều này có thể là do sự liên kết thông qua mạng xã hội kém hiệu quả hơn với cách kết nối trực tiếp hoặc qua điện thoại. Lý do khác có thể là những người sử dụng mạng xã hội thường trở nên kém tin cậy hơn và nó ảnh hướng đến các mối quan hệ của họ.
Vì vậy, mặc dù máy tính cải thiện cuộc sống của chúng ta về nhiều mặt nhưng chúng ta nên cẩn thận khi sử dụng chúng, nhất là khi kỹ năng xã hội như sự cảm thông ngày càng quan trọng.
“Những người sử dụng mạng xã hội ngày càng ít được tin tưởng hơn những người không sử dụng công nghệ thông tin.”
Mọi kỹ năng xã hội đang trở thành một thứ tài sản quan trọng hơn cả kiến thức đối với con người
Châm ngôn xưa đã nói: Tri thức là sức mạnh. Ngày nay, kiến thức ngày càng được lưu trữ trong máy tính, bạn không cần nhớ nhiều trong đầu.
Chúng ta phải thay đổi trọng tâm chính của mình từ tiếp thu kiến thức thông thường sang học hỏi những khả năng riêng biệt của con người như kỹ năng xã hội.
Hãy nhìn một luật sư: Cô ấy sở hữu những kỹ năng khác nhau, từ khả năng đến phân tích tình hình vụ kiện cho đến việc tìm kiếm chiến lược để nâng cao vị thế của mình, và tất cả đều tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng hiện nay máy tính có thể phân tích hàng triệu trường hợp và tìm thấy tất cả các tài liệu hỗ trợ chỉ trong một lần nhấp chuột. Thậm chí, máy tính có thể dự đoán kết quả mà toà án tối cao quyết định chính xác hơn chuyên gia pháp lý!
Vậy chúng ta không còn cần đến luật sư nữa sao?
Chúng ta rất cần họ, nhưng sự tập trung của họ đang chuyển sang những kỹ năng khác mà máy tính không thể thay thế được: kỹ năng xã hội. Đó là sự xây dựng, kết nối tình cảm với khách hàng, và hành động vì những lợi ích tối nhất cho khách hàng.
Nhưng có một lý do khác nữa khiến các kỹ năng xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Khi cả thế giới được kết nối, người dân từ mọi nền văn hoá sẽ được tương tác với nhau ngày càng nhiều hơn. Một hành động khác thường có thể bị coi là một sự xúc phạm sâu sắc và nếu đặt nó trong một hoàn cảnh sai lầm, nó có thể gây chết người.
Ví dụ như trong chiến tranh ở Iraq năm 2004, một thủy thủ Mỹ đã lái xe đến quá gần nơi linh thiêng thứ ba ở Shia Islam – nhà thờ hồi giáo Imam Ali và gây ra hỗn chiến. Nếu người lính biết rõ hơn, họ có thể tránh được xung đột.
Nhưng khi được khai thác, các kỹ năng xã hội này trở nên cực kỳ mạnh mẽ. Một vài tuần trước đó, một nhóm binh lính Mỹ bị bao vây trong sự tức giận bởi hàng trăm người dân Iraq. Nhưng thay vì tấn công họ, những người lính dùng sự am hiểu của mình về văn hoá địa phương, quỳ xuống, chĩa súng vào mặt đất. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đơn giản này đã làm người dân Iraq bình tĩnh, làm dịu tình hình và họ đã rút lui trong hòa bình.
Con người luôn đòi hỏi kỹ năng về sự cảm thông
Bạn đã bao giờ khó chịu khi nói chuyện với nhân viên tư vấn từ các trung tâm dịch vụ qua điện thoại? Một phần do họ thường tuân theo những kịch bản cứng nhắc khô khan thay vì thực sự cảm thông cho vấn đề của bạn.
Chúng ta thấy khó chịu với điều này vì sự cảm thông là yếu tố cơ bản cho các mối quan hệ – ngay cả trong kinh doanh.
Trên thực tế, cảm thông – hiểu rõ những gì người khác đang cảm nhận – ngày càng trở nên quan trọng hơn trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Cho dù bạn là một bác sĩ hay một nhân viên tư vấn dịch vụ, cảm thông là bước đầu tiên tạo nên những mối quan hệ ý nghĩa.
Ví dụ, hãy xem xét cách American Express đang áp dụng sự cảm thông trong kinh doanh. Khi Jim Bush được giao phụ trách trung tâm tư vấn dịch vụ qua điện thoại của AmEx, ông ấy đã vứt bỏ tất cả mọi kịch bản. Thay vào đó, mỗi một nhân viên nhận sẽ được thông tin riêng của từng khách hàng và có thể thực hiện cuộc trò chuyện sao cho thoải mái như chính bản thân cảm nhận. Điều này đã làm tăng điểm số đánh giá của khách hàng, tỉ lệ lợi nhuận tăng cao và giảm 50% sức lực tiêu hao của nhân viên.
Và tin vui là sự đồng cảm là kỹ năng con người có thể học được mà không bao giờ có thể bị thay thế bằng máy tính.
Sự cảm thông bao gồm hai yếu tố: hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của người khác và cách phản ứng sao cho phù hợp. Ví dụ, một bác sỹ cảm thông sẽ cố gắng hiểu những gì bệnh nhân đang trải qua và có những mức độ quan tâm phù hợp.
Và đây là điểm lợi thế khác biệt của chúng ta so với máy tính.
Chúng ta chỉ cố gắng chấp nhận sự cảm thông xuất phát từ những hình thức mạnh mẽ nhất từ người bạn của mình, vì thế dù cho một chiếc máy tính phản hồi lại những vấn đề của chúng ta tỉ mỉ đến mấy,chúng ta cũng sẽ không bao giờ bị thuyết phục.
“Khách hàng sẽ ngay tức khắc nhận ra nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp có thực sự quan tâm đến họ hay không.”
Việc kết nối các thành viên trong nhóm đang trở nên quan trọng hơn cả trong mọi lĩnh vực từ sân golf đến việc kinh doanh
Bạn đã bao giờ làm việc theo nhóm mà mọi việc không hề ăn ý với nhau?
Trong khi tất cả mọi người trong nhóm có thể mang lại những kỹ năng tuyệt vời, nhưng sự khác biệt về tính cách lại khó có thể dung hòa.
Vậy điều gì quyết định sự thành công của một nhóm? Mặc dù nhiều yếu tố như số lượng thành viên, tính ổn định hoặc lương thưởng hợp lí đều rất quan trọng, nhưng chúng đều không quan trọng bằng độ nhạy cảm của xã hội – hay nói cách khác đó là những kĩ năng xã hội của chủ thể.
Hãy xem đội golf Mỹ năm 2008. Huấn luyện viên của họ – ông Paul Azinger muốn tập hợp một đội để giành giải Ryder Cup. Trong những năm trước, Hoa Kỳ đã thua năm trong số sáu giải đấu bởi vì những người chơi trong đội không thể kết hợp ăn ý cùng nhau. Vì vậy, Azinger đã thử một phương pháp tiếp cận mới: thay vì chọn những cầu thủ có kỹ năng tốt nhất, ông chọn những người có tính cách phù hợp nhất cùng chung đội với nhau. Ông chắc chắn rằng mỗi một người chơi sẽ cảm thấy thoải mái và hiểu ý các thành viên trong đội của mình. Và kết quả? Họ đã giành một trong những chiến thắng đậm nhất của Mỹ trong 25 năm qua.
Scott Fitzgerald đã từng nói “Không có một ý tưởng vĩ đại nào được sinh ra trong một cuộc hội thảo”, nhưng với ngày nay, ông ấy có thể sai. Có thể làm việc cùng nhau trong một nhóm là điều thực sự quan trọng tạo nên thành công của bất cứ tổ chức nào.
Trên thế giới, nghiên cứu khoa học là công việc hưởng lợi nhiều nhất từ giải pháp làm việc theo nhóm. Hệ thống này cho phép mỗi thành viên chuyên trách về các chủ đề riêng, giúp họ gia nhập vào khía cạnh mới nhanh hơn.
Làm việc theo nhóm cũng rất quan trọng trong giới kinh doanh. Ngoài giám đốc điều hành, thường có cả một đội ngũ điều hành doanh nghiệp như giám đốc tài chính (vị trí được ra đời trong những năm 1970) và giám đốc thông tin (một sản phẩm của năm 1980), cũng như vai trò của nhiều cá nhân khác. Ngày nay, đội hình nhóm là sự cần thiết tạo nên thành công.
Một câu chuyện hay có khả năng thuyết phục hơn tính logic
Chúng ta đã rời khỏi rạp chiếu phim sau khi được xem một bộ phim có nội dung tuyệt vời đến mức làm chúng ta cảm động đến rơi lệ.
Nhưng bạn có biết rằng nếu bạn có thể kể một câu chuyện hay như vậy sẽ có sức thuyết phục với mọi người hơn một nhận định khô khan theo logic và câu chuyện của bạn nhờ vậy mà có thể thay đổi cuộc đời của hàng triệu người?
Stephen Denning – giám đốc tại khu vực châu Phi của Ngân hàng Thế giới. Ông nhận ra rằng Ngân hàng Thế giới sở hữu một lượng thông tin lớn về những vấn đề quan trọng như bệnh sốt rét. Nếu những nhân viên y tế người Zambia có thể truy cập nguồn thông tin này, họ sẽ có thể sử dụng nó để cứu giúp hàng triệu người.
Lúc đầu Denning cố thuyết phục đồng nghiệp của ông về ý tưởng này bằng một tá các lập luận logic, biểu đồ và slide nhưng họ vẫn không mảy may để tâm đến. Vì vậy, ông đã thử phương pháp mới, kể cho đồng nghiệp nghe câu chuyện về một nhân viên y tế ở Zambia đã đăng nhập vào trang web của Ngân hàng Thế giới để truy cập tất cả thông tin về bệnh sốt rét.
Vấn đề xảy ra là: người nhân viên ấy không thể truy cập thông tin. Như vậy, mặc dù lượng thông tin Ngân hàng Thế giới nắm giữ vô cùng lớn, nhưng ngân hàng đã không thực hiện điều gì tạo sự khác biệt. Câu chuyện này đã dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược của Ngân hàng Thế giới và cuối cùng thì hàng triệu người đã được cứu chữa.
Denning đã khéo léo sử dụng một kỹ năng mà con người hoàn toàn có lợi thế hơn các máy tính: ông ấy đã kể một câu chuyện hay.
Câu chuyện tồn tại để “lay động con người để khiến họ đổi thay”, còn một câu chuyện được kể bằng máy tính sẽ không bao giờ đạt được điều này bởi vì nó thiếu tính chân thực. Con người chúng ta muốn biết và đánh giá câu chuyện qua người kể còn câu chuyện được kể bằng máy tính thì hay khiến người ta nghi ngờ. Mặc dù trong những năm gần đây máy tính trở nên thông dụng trong việc viết truyện, nhưng từ các báo cáo đơn giản về các trận đấu thể thao cho đến những câu chuyện phức tạp hơn thì chúng vẫn không thể đánh bại con người.
Máy tính cũng có thể sáng tạo, nhưng những bước đột phá thực sự xuất phát từ sự tương tác của con người
Bạn đã bao giờ nấu một món ăn mà công thức được phát minh từ máy tính? Nếu chưa thì hãy thử ngay khi có cơ hội!
Máy tính quả thực có thể sáng tạo, và nấu ăn là một ví dụ điển hình.
IBM (Công ty Máy Điện Toán IBM của Hoa Kỳ) đã dạy cho siêu máy tính Watson của họ trở thành đầu bếp sáng tạo tối thượng. Lúc đầu, Watson đã quét hàng ngàn công thức nấu ăn hiện có và toàn bộ sự kết hợp thực phẩm, ví dụ như cà chua và rau oregano. Chiếc máy được “nuôi dưỡng” bằng các thành phần hóa học của hàng ngàn nguyên liệu. Sau đó, nó được yêu cầu tạo các công thức nấu ăn.
Một trong những sản phẩm hoàn thiện là bánh sô cô la Burrito của nước Áo – bao gồm sự hòa quyện tuyệt vời giữa thịt bò băm, sô cô la đen, rau edamame nghiền, bột hạnh nhân và phô mai. Bánh được bán trong một xe tải thực phẩm tại lễ hội Tây Nam miền Nam Austin và mọi người rất thích nó.
Rõ ràng sau này máy tính ngày càng đã chứng minh nó có thể thực hiện các công việc về sáng tạo. Nhưng dường như bước đột phá sáng tạo thật sự vẫn được tạo ra bởi sự tương tác của con người.
Hãy xem các công ty sáng tạo như Apple, Google và Pixar. Họ tích cực khuyến khích tính sáng tạo bằng cách tăng tính tương tác ngẫu nhiên giữa các nhân viên – tính tương tác biến công cuộc đổi mới nổ vang.
Ví dụ như, Google phục vụ các món ăn vô cùng ngon trong căng tin của họ. Điều này làm mọi người đều đến đó. Khi đứng xếp hàng, mọi người thường bắt đầu trò chuyện với những đồng nghiệp mà bình thường họ ít có sự tương tác cùng nhau. Ngoài ra, còn có bàn dài thay vì những cái bàn nhỏ, điều này làm tăng khả năng ngồi bên cạnh ai đó không quen biết.
Tiếp theo là các phương pháp của Steve Jobs: ông ấy thiết kế trụ sở của Pixar như một trung tâm hội nghị và mọi người đều được tương tác với nhau. Và tại Apple, ông nổi tiếng về những cuộc họp trực tiếp, mặt đối mặt, giúp mọi người trực tiếp đóng góp những ý kiến.
“Óc sáng tạo xuất phát từ những cuộc họp tự phát hay những tranh luận ngẫu nhiên.” Steve Jobs
Khai thác nguồn sức mạnh của máy tính để nâng cao kiến thức và kỹ năng xã hội của bạn
Như bạn đã thấy trong cuốn sách này, con người vẫn hơn máy tính trong nhiều lĩnh vực. Nhưng điều đáng mừng hơn là máy tính có thể giúp chúng ta trở nên xuất sắc.
Lấy ví dụ trong giáo dục: hoá ra việc học trên máy tính hiệu quả hơn là học trong lớp học đông đúc.
Ví dụ như, Hải quân Mỹ sử dụng phần mềm để dạy sinh viên cách sửa chữa các hệ thống kỹ thuật trên tàu, một nhiệm vụ dựa trên nền tảng tri thức thuần túy mà không cần bất cứ tương tác nào của con người.
Tại đại học Stanford, vào năm 2011 khi khóa học trực tuyến mở rộng khổng lồ trên mạng về trí tuệ nhân tạo (MOOC) đầu tiên ra mắt, mọi người được mời theo dõi nó từ nhà riêng ở khắp nơi trên toàn thế giới. Cuối cùng, có khoảng 160.000 sinh viên từ 190 quốc gia đã đăng ký, nhưng cú sốc lớn nhất là top 400 người có thành tích tốt không phải là sinh viên ưu tú trong lớp học – họ là người tham gia trực tuyến.
Ngày nay có cả cách học các kỹ năng xã hội quan trọng giúp bạn thành công bằng một cách đơn giản là sử dụng phần mềm.
Ví dụ như, có một phần mềm gọi là “Tình yêu Máy móc” giúp nhân viên xây dựng các kỹ năng xã hội tốt hơn bằng cách khuyến khích họ tương tác với nhau. Với phần mềm đó, bạn có thể gửi lời cảm ơn của mình đến đồng nghiệp tốt bụng. Khuynh hướng của nó là để tất cả nhân viên khác đều có thể xem được lời cảm ơn từ bạn. Mục đích nhằm khuyến khích nhân viên không che giấu và bảo vệ kiến thức của mình mà thay vào đó là chia sẻ và giúp đỡ người khác.
Vì thế, lời cảm ơn của bạn đã tạo động lực để mọi người giúp đỡ nhau. Thậm chí, đôi khi nó còn phát triển thành một cuộc thi tìm ra người tốt nhất.
Thông điệp của cuốn sách
Sự tiến bộ công nghệ là điều không thể tránh khỏi, nó vừa là sự phát triển tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực. Nếu con người chúng ta muốn duy trì công việc, chúng ta cần gia tăng xây dựng các kỹ năng thuộc về con người mà máy tính không thể phát triển như sự cảm thông và những hành động để quản lý những tác động tiêu cực của công nghệ.
Lời khuyên:
Hãy sử dụng công nghệ để nâng cao kỹ năng bản thân.
Tận dụng phạm vi rộng lớn của cộng đồng học trực tuyến và học hỏi một thứ gì đó miễn phí, điều này sẽ làm tăng kỹ năng cho bạn.
Ví dụ như bạn tìm hiểu về khả năng lãnh đạo, ra quyết định hoặc kỹ năng quản lý dự án với hàng ngàn học viên khác và thậm chí bạn có thể nhận được chứng chỉ từ trường đại học khi bạn hoàn thành khoá học.
Những trích dẫn hay:
“Khi sự thay đổi về các kỹ năng giá trị vẫn tiếp tục, các tổ chức không chỉ nhận ra rằng họ không có việc làm cho người tách biệt với cộng đồng, nhưng những người như vậy là mối nguy hại với doanh nghiệp và phải được loại trừ.”
“Khi hai xu hướng công nghệ của kỷ nguyên của chúng ta kết hợp, công nghệ vừa tiếp quản nhiều công việc của chúng ta, vừa thay đổi chúng ta, kỹ năng con người sẽ là điều quý giá nhất trong thế giới này.”
Tóm tắt sách Con người bị xem thường
Dịch từ Blinkist