Giới thiệu
Quyển sách này nói về điều gì?
“Cội Nguồn” (2018) sẽ kể cho chúng ta nghe những câu chuyện về vũ trụ của loài người, từ khi vũ trụ sinh ra cho đến ngày nay. Cuốn sách sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về các yếu tố đã góp phần tạo ra sự phát triển đa dạng của các loài sinh vật. Từ sự xuất hiện của các sinh vật đơn bào đến sự phát triển của nông nghiệp. Cuốn sách xứng đáng được đánh giá là một bộ sử thi về nguồn gốc của loài người.
Quyển sách này dành cho ai?
- Bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử tự nhiên và con người
- Bất kỳ ai quan tâm đến ngành khoa học phổ thông
- Những người đang tìm hiểu vị trí của loài người trong vũ trụ
Về tác giả
David Christian là giáo sư lịch sử tại Đại học Macquarie, Úc và là người đồng sáng lập Trường đại học Big History. Ông cũng đồng sáng lập Dự án Big History cùng với Bill Gates, dự án cung cấp cho các trường học nguồn tài nguyên quý giá để giảng dạy về lịch sử vũ trụ. Bài nói chuyện TED Talk năm 2011 của ông với tựa đề Lịch sử thế giới đã nhận được hơn 8 triệu lượt xem.
1
Cuốn sách này có gì dành cho bạn? Tìm hiểu sử thi về vũ trụ và vai trò của con người trong vũ trụ
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, con người đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn về thế giới của mình và vị trí của chúng ta trong thế giới đó. Mọi người từ các thời đại, chủng tộc và tôn giáo khác nhau đã có những câu chuyện riêng giải thích về quá trình hình thành, nguồn gốc và sự tồn tại của con người, động vật, Trái đất, các vì sao và vũ trụ.
Toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức hiện đại năng động đã làm xói mòn niềm tin của chúng ta vào những câu chuyện truyền thống về nguồn gốc loài người. Nhưng thực tế là ngay cả với kiến thức khoa học hiện tại con người cũng chưa bao giờ có thể giải thích xác đáng nguồn gốc và sự phát triển của chúng ta.
Cuốn sách này sẽ kể cho chúng ta nghe về những câu chuyện vĩ đại nhất. Làm thế nào từ hư không, vũ trụ, các ngôi sao và hành tinh của chúng ta xuất hiện. Làm thế nào các điều kiện tương thích đã kết hợp với nhau để hình thành sự sống. Làm thế nào các dạng sống đã khai thác năng lượng của mặt trời để tạo ra những bước tiến vượt bậc, và hàng triệu năm sau con người đã khai thác năng lượng từ nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch để tạo nên bước nhảy vọt của chính mình.
2
Cách đây 13,8 tỷ năm, vụ nổ Big Bang tạo ra Vũ trụ. Đây được xem là điểm xuất phát cho một loạt các sự kiện quan trọng trong lịch sử của loài người
Nguồn gốc của loài người được cho là hình thành thông qua những khoảnh khắc Goldilocks. Goldilocks là khu vực xung quanh một ngôi sao, nơi có nhiệt độ vừa phải – không quá nóng và không quá lạnh.
Nhưng còn vụ nổ Big Bang thì sao?
Đơn giản là chúng ta không hề biết những điều kiện nào đã giúp hình thành nên vũ trụ của con người. Phát ngôn của Terry Pratchett – một tác giả chuyên về thể loại khoa học viễn tưởng nổi tiếng – có lẽ là cách tốt nhất để giải thích những gì đã xảy ra đối với chúng ta: “Lúc ban đầu, một thứ hư vô đã phát nổ”.
Cách đây 13,8 tỷ năm Vụ nổ Big Bang đã tạo ra vũ trụ – đây được xem là một trong hàng loạt các sự kiện quan trọng của lịch sử loài người.
Tại thời điểm này, vũ trụ chỉ có kích thước nhỏ hơn một nguyên tử. Bộ não con người khó có thể hiểu được kích thước của những thứ như nguyên tử nhưng hãy tưởng tượng bạn có thể thoải mái đặt một triệu nguyên tử vào dấu chấm của một chữ “i” đấy.
Ban đầu, vũ trụ chỉ tồn tại năng lượng, chúng nhanh chóng phân chia thành các lực khác nhau, chẳng hạn như trọng lực và lực điện từ. Chỉ cần trong vòng một giây, vật chất đơn giản có thể được hình thành theo sau là những cấu trúc phức tạp hơn. Proton và neutron – những hạt cực nhỏ – kết hợp lại để trở thành hạt nhân. Tất cả điều này xảy ra trong vòng vài phút, nhưng khi vũ trụ nguội đi, mọi thứ sẽ chậm lại một chút. 380.000 năm sau, các electron bị mắc kẹt trong quỹ đạo xung quanh các proton, bị lực điện từ kéo lại với nhau, và những nguyên tử đầu tiên hình thành: heli và hydro.
Vũ trụ bắt đầu từ một thứ gì đó nhỏ bé không thể tưởng tượng được. Tất cả năng lượng và vật chất hiện có trong vũ trụ ngày nay đều được hình thành và phát triển kể từ giây phút ấy.
3
Cách đây 12 tỷ năm, sự xuất hiện của các ngôi sao và cách chúng biến mất - là những bước tiến quan trọng đối với vũ trụ
Nhìn vào bầu trời đêm, chúng ta dễ cho rằng các ngôi sao sẽ luôn tồn tại vĩnh viễn. Nhưng sau vụ nổ Big Bang 100 triệu năm, các ngôi sao mới xuất hiện. Đây là thời điểm lực hấp dẫn và vật chất hình thành nên các vùng goldilock – điều kiện để tạo ra các ngôi sao.
Vào thời điểm này, vũ trụ giống như một màn sương mù được tạo thành từ những vật chất nhỏ bé. Ở một số khu vực có khối lượng vật chất dày đặc ta có thể thấy vùng này đặc biệt nhiều mây. Tại đây, lực hấp dẫn đã kéo các nguyên tử lại với nhau, khiến chúng va chạm và tăng tốc độ và nhiệt độ tăng lên. Theo thời gian, những đám mây vật chất này ngày càng dày đặc và trở nên nóng hơn.
Khi lõi vật chất chạm mốc 10 triệu độ, hàng nghìn tỷ proton sẽ hợp nhất với nhau để tạo thành hạt nhân heli. Trong sự hợp nhất này, một lượng lớn năng lượng được giải phóng – sức tàn phá tương tự như một vụ nổ bom hydro. Các proton hợp nhất với nhau tạo thành một cấu trúc ổn định. Cấu trúc này sẽ tồn tại trong hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm. Và như vậy một ngôi sao được hình thành.
Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều ngôi sao, gắn kết với nhau trong các thiên hà – giống như các thành phố sao. Thiên hà của chúng ta, Dải Ngân hà chứa cả hàng trăm tỷ ngôi sao.
Không chỉ sự ra đời của ngôi sao, sự biến mất của chúng còn là một bước tiến quan trọng cho vũ trụ và cho cả loài người.
Khi một ngôi sao có kích thước lớn chết đi, lực hấp dẫn cực mạnh khiến ngôi sao nổ tung, trong tích tắc, năng lượng thoát ra có cường độ được ước lượng bằng cả toàn bộ thiên hà. Chỉ trong chốc lát, vụ nổ này tạo ra hầu hết các nguyên tố mà chúng ta có thể tìm thấy trong bảng tuần hoàn và giải phóng chúng ra ngoài không gian. Những cái chết của các vì sao đã làm phong phú thêm cho vũ trụ, hình thành nên trái đất của chúng ta và hỗ trợ cả sự sống con người.
4
Trái đất được hình thành do sự tích tụ của các mảnh vỡ xuất hiện cách đây khoảng 4,5 tỷ năm
Mặt trời mang lại cho con người rất nhiều thứ: ánh sáng, sự ấm áp và năng lượng cho sự sống. Và mặt trời cũng là một trong những nhân tố hình thành nên trái đất.
Sự hình thành các hành tinh là một trong những kết quả của quá trình tạo ra các vì sao, diễn ra trong các khu vực không gian chứa nhiều mây hóa chất.
Sau khi mặt trời được hình thành, một khối lượng mảnh vụn được tạo thành từ khí, bụi và các hạt băng còn sót lại. Những nguyên tố nhẹ hơn như hydro và helium được giải phóng bởi các vụ nổ dữ dội bên trong mặt trời. Đó là lý do tại sao các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta được hình thành chủ yếu từ những nguyên tố này. Nhưng ở vị trí gần mặt trời hơn, nơi hình thành các hành tinh đá như Trái đất, sao Kim và sao Hỏa, thì lại tồn tại một khu vực giàu hóa chất như oxy, nhôm và sắt.
Theo thời gian, các hạt vật chất dính vào nhau khi chúng va chạm trên quỹ đạo của mình. Cuối cùng các vật thể lớn hơn như thiên thạch xuất hiện, đủ lớn để trọng lực của chúng hút các mảnh vỡ xung quanh. Cuối cùng, quá trình này dẫn đến sự hình thành của các hành tinh.
Các dấu hiệu của quá trình này vẫn còn nhìn thấy cho đến ngày nay.
Độ nghiêng hơi kỳ lạ của Sao Thiên Vương và các vành đai của nó rất có thể là kết quả của một vụ va chạm dữ dội với một vật thể khác, trong khi mặt trăng của chúng ta có thể được tạo ra bởi một vụ va chạm giữa Trái đất và một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa. Vụ va chạm đó đã đưa một lượng lớn vật chất vào một quỹ đạo tròn quanh Trái đất, giống như các vành đai của Sao Thổ, trước khi kết hợp lại với nhau để tạo thành mặt trăng.
Trong một thời gian dài, loài người chỉ biết đến hệ mặt trời – tập hợp của các hành tinh, mặt trăng và các mảnh vụn quay quanh mặt trời. Nhưng trong 30 năm qua, chúng ta đã biết rằng hầu hết các ngôi sao đều có hành tinh quay quanh nó. Có thể tồn tại hàng tỷ loại hành tinh khác nhau trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học đang nghiên cứu về sự sống trên các hành tinh khác nhau. Nhưng điều kiện nào cho phép sự sống xuất hiện trên một hành tinh? Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
5
Trái đất có những điều kiện thích hợp cho phép sự sống sinh sôi
Sự sống là gì? Sự sống được tạo ra từ hàng tỷ phân tử nhỏ bé hoạt động bên trong các tế bào được bảo vệ. Chúng có thể hấp thu năng lượng, thích nghi với môi trường, sinh sản và tiến hóa.
Trong điều kiện thích hợp, các phân tử hình thành nên sự sống có thể sinh ra một cách tự nhiên.
Năm 1953, Stanley Miller, nhà hoá học đến từ Đại học Chicago đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt khi cho hydro, metan, nước và amoniac vào một hệ thống kín. Ông tiến hành quá trình đốt nóng và điện hóa, trong vài ngày, một hỗn hợp các axit amin – các phân tử hữu cơ đơn giản là cơ sở hình thành tất cả các loại protein – đã xuất hiện. Thí
– nghiệm trên cho chúng ta biết rằng trong những điều kiện thích hợp, nền tảng cơ bản của sự sống có thể được hình thành.
Và Trái đất đã có những điều kiện hoàn hảo đó – sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiệt độ và hóa chất.
Nhiệt độ rất quan trọng đối với sự hình thành và duy trì sự sống. Nhiệt độ vừa phải là yếu tố cần thiết cho sự sống và Trái đất có các hệ thống để duy trì nhiệt độ phù hợp.
Hạt mưa khi rơi xuống sẽ đưa carbon đi vào lớp vỏ trái đất. Lượng carbon này được lưu trữ hàng triệu năm. Các núi lửa theo một khoảng thời gian định kỳ sẽ phun một phần carbon này trở lại bầu khí quyển. Ít carbon hơn đồng nghĩa với việc ít carbon dioxide hơn và nhiệt độ sẽ lạnh hơn.
Khi trời lạnh, mưa xảy ra ít hơn. Mưa ít hơn, ít carbon được lưu trữ hơn. Mức độ carbon dioxide tích tụ làm mọi thứ trở nên ấm lên. Nếu trời quá ấm, lượng mưa sẽ nhiều hơn, lượng carbon được lưu giữ nhiều lên và nhiệt độ lại sẽ giảm.
Sự tự điều chỉnh này mang lại sự ổn định đáng kể dù nhiệt độ của mặt trời đã tăng lên trong hơn 4 tỷ năm qua. Trái đất của chúng ta đã có thể đối phó với hiện tượng nóng lên của mặt trời, nhưng các hành tinh khác thì không. Ví dụ, sao Kim chứa một lượng lớn carbon dioxide và có bề mặt nóng đến mức có thể làm chảy cả chì.
Đối với sự sống, Trái đất có các điều kiện cần thiết. Vậy những dạng sống từ sơ nguyên đã được hình thành và tiến hoá như thế nào?
6
Quang hợp mang lại nguồn năng lượng cho sự sống đơn bào sơ khai, giúp khơi mào một cuộc cách mạng sinh học
Các dạng sống sơ khai, hay còn gọi là sinh vật nhân sơ, là các sinh vật đơn bào được tạo ra trong các miệng núi lửa giàu hoá chất dưới đáy đại dương.
Sinh vật nhân sơ rất nhỏ – bạn hãy tưởng tượng một dấu câu có thể chứa vài trăm nghìn loại sinh vật này. Nhưng chúng vẫn có thể phản ứng lại với nhiệt độ.
Vậy làm cách nào những sinh vật khá đơn giản này tiến hoá sang những dạng sống phức tạp hơn?
Quang hợp là quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng sinh học. Quá trình này biến năng lượng gần như trở nên vô hạn, tạo điều kiện cho sinh vật nhân sơ có thể phát tán và sinh sôi.
3 tỷ năm trước, một hình thức quang hợp đã phát triển tạo ra oxy, tác động mạnh mẽ lên bầu khí quyển. 2 tỷ rưỡi năm trước, nồng độ oxy trong khí quyển đã tăng lên đáng kể. Các nguyên tử oxy bắt đầu hình thành tầng ozon – bảo vệ bề mặt trái đất khỏi bức xạ mặt trời và cho phép tảo bắt đầu phát triển. Cho đến thời điểm này, bề mặt trái đất trở nên sạch sẽ hơn.
Bầu không khí nơi diễn ra quá trình oxy hóa mạnh mẽ khiến các sinh vật nhân sơ vô cùng sợ hãi. Một “thảm họa hủy diệt oxy” đã xảy ra và các sinh vật nhân sơ sống sót đã rút lui về tầng sâu nhất của đại dương. Trong khi đó, oxy khiến nhiệt độ ngày càng thấp hơn, và trong 1 trăm triệu năm, Trái đất bị bao phủ bởi băng giá.
Có vẻ đây không phải là một kết quả tuyệt vời phải không nào? Nhưng khả năng tự điều chỉnh của Trái đất đã giúp mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát. Thời điểm này trái đất nhận được sự trợ giúp từ các sinh vật nhân chuẩn – những sinh vật mới hình thành có thể hút oxy từ không khí – giúp tăng và ổn định nhiệt độ khí quyển.
Giới tính của các sinh vật nhân chuẩn rất đặc biệt. Thời điểm hiện tại, các sinh vật hình thành đơn giản bởi quá trình sao chép chính mình, nhưng sinh vật nhân chuẩn đã tiến hành trộn lẫn các vật chất di truyền của chúng với vật chất di truyền của một “đối tác”.
Điều này cực kỳ quan trọng vì các biến thể di truyền dù nhỏ nhất vẫn được đảm bảo cho mỗi thế hệ. Nhiều biến thể hơn đồng nghĩa với việc có nhiều lựa chọn hơn cho sự tiến hóa. Và sự sống bắt đầu lan rộng.
7
Sự tiến hóa và tuyệt chủng của khủng long đã giúp các dạng sinh vật sống có kích thước lớn phát triển, cuối cùng hình thành nên loài người
Với những điều kiện thích hợp, cũng như được hưởng lợi từ sự tăng cường năng lượng của quá trình quang hợp và khả năng xử lý oxy, các sinh vật đơn bào đã có thể tiến hóa thành những sinh vật đa bào phức tạp.
Thực vật, nấm và cuối cùng là động vật phát triển và di cư từ đại dương vào đất liền. Sự xuất hiện của các loài thực vật quang hợp trên đất liền – tiêu thụ một lượng lớn khí cacbonic và thải ra khí ôxy – đã tạo ra bầu không khí có hàm lượng ôxy cao – chính là thứ mà chúng ta đang sống và hít thở ngày nay.
Sự xuất hiện của sự sống trên đất liền tác động đến quá trình tiến hóa. Trọng lực có lẽ không phải là vấn đề trong môi trường nước, nhưng trên cạn, thực vật cần trọng lực để có thể đứng vững. Thực vật hình thành các hệ thống bên trong để di chuyển chất lỏng chống lại trọng lực đang tác động lên cơ thể của chúng. Theo cách tương tự, động vật đã phát triển hệ thống tuần hoàn – giống như trái tim của chúng ta – để luân chuyển các chất dinh dưỡng.
Sự sống cũng dần trở nên thông minh hơn do quá trình tiến hóa.
Chọn lọc tự nhiên thúc đẩy quá trình xử lý thông tin bởi vì thông tin là chìa khóa để sống sót. Chẳng hạn như việc xác định sinh vật khác có phải là mối đe dọa hay không, hay loài thực vật này có an toàn để ăn hay không vô cùng quan trọng.
Nhưng không chỉ sự tiến hóa tạo ra những bước tiến quan trọng cho sự phát triển của các dạng sống, sự tuyệt chủng của khủng long cũng là một tin tốt đối với động vật có vú.
66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh lớn đã va vào Bán đảo Yucatán ngày nay là Mexico. Các đám mây bụi từ vụ va chạm che hết ánh nắng mặt trời, tạo ra mùa đông băng giá và mưa axit.
Một nửa số loài động thực vật đã chết, những sinh vật lớn như khủng long bị tác động mạnh mẽ, có lẽ vì chúng cần nhiều năng lượng hơn để tồn tại và loại năng lượng đó ở thời điểm khắc nghiệt kia khó kiếm hơn rất nhiều.
Tại sao điều này lại tốt cho động vật có vú? Động vật có vú lúc bấy giờ là những sinh vật nhỏ, giống loài gặm nhấm, và chúng cần ít năng lượng hơn để sống sót. Khi khủng long biến mất, chúng có thể phát triển mạnh mẽ.
Và động vật linh trưởng là một trong nhóm động vật có vú phát triển nhất.
8
Con người tiến hóa từ các loài linh trưởng
Loài người đã hình thành được bao nhiêu lâu? Theo tiêu chuẩn của vũ trụ, chúng ta vẫn còn rất trẻ.
Hãy nhớ rằng vũ trụ đã 13,8 tỷ năm tuổi và những sinh vật sống đầu tiên xuất hiện cách đây 600 triệu năm. Chỉ trong 6 triệu năm qua, con người chúng ta đã có lối đi riêng của mình, tiến hóa tách biệt với các loài linh trưởng.
Sự khác biệt đầu tiên là con người đi bằng 2 chân – một sự thay đổi so với các loài linh trưởng. Ví dụ, để đi bằng 2 chân thì hông của chúng ta phải có cấu tạo hẹp hơn.
Con người tiền sử cũng đã dần dần tiến hóa. 2 triệu năm trước, loài người thẳng đứng (homo erectus) đã học cách sử dụng các công cụ và tạo ra lửa. Việc nấu chín thức ăn làm giảm quá trình tiêu hóa. Vì vậy, ruột của chúng ta co lại, và loài người có nhiều năng lượng hơn cho bộ não.
Nhưng những thay đổi thực sự ngoạn mục chỉ xuất hiện ở loài homo sapiens, cách đây vài trăm nghìn năm. Điều gì làm cho homo sapiens – người tinh khôn trở nên khác biệt hoàn toàn?
Câu trả lời rất đơn giản: đó là ngôn ngữ.
Tất nhiên, các loài động vật khác đều có thể giao tiếp với nhau. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng tinh tinh thậm chí cũng sở hữu vài trăm từ để giao tiếp với đồng loại. Nhưng sự giao tiếp này rất hạn chế – chúng có thể cảnh báo cho các con khác về một sự nguy hiểm trong khu vực lân cận, nhưng chúng không thể cảnh báo chi tiết rằng có một con sư tử đang ở 5 dặm từ phía Nam.
Ngôn ngữ cho phép việc chia sẻ thông tin đạt được sự phức tạp và chính xác. Và việc chia sẻ thông tin được chứng minh là một yếu tố thay đổi cuộc chơi vì nó cho phép chúng ta tích lũy và truyền kiến thức từ người sang người và thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này cho phép tạo ra một bước đột phá trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên cũng như hình thành các hình thức giải trí tiên tiến.
Kiến thức tích lũy thông qua ngôn ngữ cho phép con người sử dụng tài nguyên tốt hơn. Quá trình gia tăng dân số diễn ra. 30.000 năm trước, trái đất có khoảng 500.000 con người. 10.000 năm trước, con số này tăng lên 5 đến 6 triệu tương đương ở mức tăng gấp 12 lần và tổng mức tiêu thụ năng lượng của con người cũng tăng 12 lần.
Vào thời điểm này trong lịch sử, loài người xuất hiện trên toàn cầu. Từ Siberia đến Australia, các cộng đồng nhỏ với các chế độ ăn uống đa dạng, sức khỏe tốt hơn, họ biết kể chuyện, thư giãn, khiêu vũ và vẽ tranh.
9
Nông nghiệp là một sự tiến bộ mang tính chuyển đổi đối với cuộc sống con người
Ở các chương trước, chúng ta đã thấy một số đổi mới to lớn nhất định, chẳng hạn như quang hợp, đã có tác động lớn đến sự phát triển của sự sống. Bây giờ chúng ta đến với sự đổi mới tiếp theo, nền nông nghiệp được phát triển để đối phó với áp lực dân số.
Người Natufian – một cộng đồng trên bờ biển phía đông Địa Trung Hải lúc ban đầu chỉ có vài trăm người. Nhưng áp lực dân số khiến họ cần nhiều nguồn lực hơn. Với nhiều ngôi làng được dựng lên ở khu vực lân cận, họ không thể sử dụng diện tích đất ngày càng eo hẹo này. Thay vào đó, họ phải sử dụng kỹ thuật để tăng năng suất của đất đai hiện có.
Ban đầu, con người là những người nông dân bất đắc dĩ. Làm ruộng là công việc cực nhọc – xương của phụ nữ Natufian bị mài mòn do di chuyển nhiều giờ khi xay ngũ cốc. Nhưng sự cần thiết đã khiến họ kiên trì, và theo thời gian, nông nghiệp bắt đầu thay đổi cuộc sống con người, dẫn đến một bước tiến nhảy vọt về khả năng làm chủ năng lượng và tài nguyên của nhân loại.
Ví dụ, trong khi bản thân một người nông dân chỉ có thể tạo ra khoảng 75 watt năng lượng, một con ngựa có thể cung cấp gấp 10 lần con số đó, có nghĩa là con ngựa có thể cày sâu hơn và chở được nhiều hàng hơn so với một con người.
Khi dân số tiếp tục phát triển, cuộc sống của con người bắt đầu thay đổi.
Khi các cộng đồng làng xã trở nên bình thường, các xã hội phải phát triển các quy tắc và hành vi mới. Con người bắt đầu làm việc với nhau nhiều hơn. Ở khu vực Iraq ngày nay, hầu như không có mưa, nhưng có 2 con sông hùng vĩ: Tigris và Euphrates. Những người nông dân ban đầu tự đào những con mương nhỏ để sử dụng nước sông, nhưng theo thời gian, các cộng đồng người đã xây dựng những hệ thống kênh mương phức tạp, cần đến hàng nghìn nhân công và sự phối hợp. Từ đó các cấp lãnh đạo của họ ra đời.
10
Khi nông nghiệp được cải thiện, nó tạo ra thặng dư giúp phát triển xã hội
Ngày nay, sản xuất thực phẩm không phải là việc quá phức tạp đối với hầu hết chúng ta. Nhưng đó là sản phẩm của một sự thay đổi lớn trong xã hội loài người.
Khi năng suất canh tác được cải thiện theo thời gian, nông dân bắt đầu tạo ra thặng dư đáng kể – nhiều lương thực và hàng hóa hơn mức họ cần để tồn tại hàng ngày.
Và khi mọi người không cần dành toàn bộ thời gian để trồng trọt, họ có thời gian để làm các thứ khác.
Chúng ta có thể theo dõi quá trình này thông qua khảo cổ học. Những chiếc bình đầu tiên từ Mesopotamia – Iraq ngày nay – đã được tạo ra rất đơn giản và riêng biệt. Nhưng bắt đầu từ khoảng 6.000 năm trước, bằng chứng về các xưởng gốm chuyên dụng đã được tìm thấy. Những người thợ gốm đã sản xuất những chiếc bát, đĩa đạt tiêu chuẩn với số lượng lớn, được bán đi khắp nơi.
Khi thặng dư tăng lên, chuyên môn hóa tăng lên. 5.000 năm trước ở Uruk, một thành phố ở Lưỡng Hà, một danh sách tất cả các ngành nghề tiêu chuẩn đã được liệt kê. Danh sách bao gồm vua và các cận thần, cũng như các thầy tu, người thu thuế, thợ bạc và thậm chí cả những người huấn luyện rắn.
Khi thặng dư và dân số tăng lên, quy mô và tính liên kết của các cộng đồng cũng tăng theo.
Các nhà cai trị đã xây dựng những con đường cho phép giao thương, như Con đường Hoàng gia từ Ba Tư đến Địa Trung Hải. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, con đường này dài đến 2.700 km. So với thời gian đi bộ trước kia là 90 ngày, bây giờ con người chỉ di chuyển trong 7 ngày là đến nơi.
Con người ngày càng trở nên quen thuộc với việc di chuyển, chia sẻ, trao đổi và mua bán qua lại.
11
Việc trao đổi ý kiến và khám phá ra nhiên liệu hóa thạch đã thúc đẩy quá trình tiến bộ của loài người
Năm 1492, Christopher Columbus trở thành một trong những người đàn ông đầu tiên vượt Đại Tây Dương. Nghề nông đã mất 10.000 năm để lan rộng ra khắp hành tinh.
Giờ đây, chỉ trong vài trăm năm, loài người đã có những bước tiến vượt bậc khi thông tin và ý tưởng đi khắp các đại dương và được trao đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Lý thuyết về lực hấp dẫn của Isaac Newton vào thế kỷ 17 được tìm ra nhờ vào sự giúp đỡ của các nguồn thông tin – chẳng hạn như so sánh về cách các con lắc ở Paris, Châu Mỹ và Châu Phi hoạt động. Chưa bao giờ các nhà khoa học có thể thử nghiệm các ý tưởng một cách rộng rãi như vậy.
Điều này đã thúc đẩy quá trình học tập và phát triển, dẫn đến một khám phá quan trọng khác: năng lượng nhiên liệu hóa thạch.
Nhiên liệu hóa thạch đã mang lại cho xã hội nhiều năng lượng hơn so với năng lượng do nông nghiệp cung cấp, và điều này lại tạo ra một cuộc cách mạng cho cuộc sống của con người.
Anh là quốc gia đầu tiên hưởng lợi từ nhiên liệu hóa thạch, họ đã sử dụng năng lượng từ than đá, thay vì gỗ vào năm 1700. Kỹ sư James Watt đã phát minh ra động cơ hơi nước vào những năm 1770, cung cấp năng lượng hiệu quả cho ngành công nghiệp bằng đầu máy hơi nước. Động cơ hơi nước cũng cho phép con người tiếp cận các hầm mỏ sâu hơn, lượng than khai thác tăng 55 lần trong khoảng thời gian từ năm 1800 đến năm 1900.
Than đá đã thay đổi hoàn toàn thế giới. Ví dụ, các chiến hạm chạy bằng hơi nước của Anh có thể bất ngờ đánh bại tàu Trung Quốc, giúp họ giành quyền kiểm soát các cảng của Trung Quốc vào năm 1842.
Việc phát hiện ra điện và khả năng biến than thành điện đã tạo ra một làn sóng đổi mới khác – cách mạng hóa truyền thông. Vào đầu thế kỷ 19, cách nhanh nhất để liên lạc là thông qua sứ giả. Năm 1837, với sự phát minh ra điện tín khiến liên lạc nhanh như tốc độ ánh sáng.
12
Trái đất đã bước sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của con người
Lần đầu tiên trong lịch sử vũ trụ, một loài đã trở thành lực lượng thống trị và thay đổi môi trường của trái đất mãi mãi. Đó là con người
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chúng ta đã trải qua thời kỳ bùng nổ tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong lịch sử, chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khai thác nhiên liệu hóa thạch và đổi mới công nghệ. Đây là buổi bình minh của Anthropocene – kỷ nguyên của con người.
Hãy lấy ví dụ về lĩnh vực nông nghiệp. Sự ra đời của phân bón nhân tạo dựa trên nitơ đã nâng cao năng suất nông nghiệp một cách đáng kể, khiến chúng ta có thể cung cấp thức ăn cho hàng tỷ con người. Năm 1950, khi tác giả còn là một đứa trẻ, dân số thế giới là 2 tỷ rưỡi. Trong suốt cuộc đời của ông, nó đã tăng thêm 5 tỷ người.
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là trải nghiệm của con người bây giờ hoàn toàn khác với trải nghiệm của tổ tiên chúng ta.
Các hoạt động đã thống trị cuộc sống của con người trong nhiều thế kỷ – chăm sóc cây trồng, vắt sữa bò, hoặc thu thập nhiên liệu để đốt lửa – giờ đây hầu như không còn phổ biến nữa. Nhiều người trong chúng ta sống trong các thành phố được định hình hoàn toàn bởi con người hơn là môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn, Anthropocene cũng đã mang lại một số tiêu cực.
Mặt trái của tiến bộ kinh tế là sự bất bình đẳng được chứng minh rõ ràng nhất là ngay cả ngày nay, 45 triệu người vẫn sống như nô lệ.
Và tác động môi trường của kỷ nguyên Anthropocene ảnh hưởng rất lớn đối với sự đa dạng sinh học. Tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh hơn hàng trăm lần so với trong vài triệu năm qua. Chúng ta đã đẩy họ hàng gần nhất của con người, các loài linh trưởng, đến bờ vực tuyệt chủng.
Có lẽ đáng lo ngại nhất, chúng ta đang làm xáo trộn đáng kể các quá trình giữ cho môi trường của chúng ta ổn định bằng cách tạo ra một lượng lớn carbon dioxide. Các mô hình khoa học hiện tại dự đoán rằng trong vòng 20 năm hoặc lâu hơn, một thế giới nóng lên do phát thải khí nhà kính sẽ khiến các thành phố ven biển bị chìm, canh tác khó khăn hơn và dẫn đến các kiểu thời tiết khắc nghiệt.
13
Tương lai là của chúng ta
Điều gì cuối cùng sẽ xảy ra với Trái đất? Vâng, trong hàng triệu năm tới – Trái đất sẽ bị mặt trời nuốt chửng. Tuy nhiên, tương lai vẫn nằm trong tay chúng ta.
Mọi thứ hiện đang diễn ra quá nhanh nên những hành động của chúng ta trong những thập kỷ tới sẽ có ảnh hưởng to lớn cho cả chúng ta và Trái đất trong hàng nghìn năm ở tương lai.
Trung tâm Khả năng phục hồi Stockholm trong nhiều năm đã lập mô hình “ranh giới hành tinh” – những ranh giới mà nếu vượt qua, chúng ta sẽ gây nguy hiểm cho tương lai của chính mình. Hai trong số đó là đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, đặc biệt quan trọng đối với một hành tinh bền vững. Tin xấu là các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta đã vượt qua ranh giới của đa dạng sinh học và đang tiến gần hơn đến ranh giới biến đổi khí hậu.
Một tương lai tốt đẹp hơn sẽ như thế nào?
Nhà kinh tế học thế kỷ 19 John Stuart Mill ủng hộ ý tưởng về một tương lai không có tăng trưởng liên tục. Ông cho rằng đó là một thế giới mà “trạng thái bình thường của con người là đấu tranh để vươn lên.” Trái đất sẽ đạt được trạng thái cân bằng khi “không ai muốn giàu hơn”.
Liệu chúng ta có thể biến trái đất thành một thế giới bền vững? Một thế giới mà nhân loại đã đạt được mức độ phức tạp và ổn định mới.
Thế giới hiện đã có sự đồng thuận rõ ràng của khoa học và sự hiểu biết về tác động của con người lên hành tinh. Điều này được phản ánh trong các tài liệu như hiệp định khí hậu Paris. Điều còn thiếu là sự quyết tâm. Nhiều người vẫn hoài nghi về những cảnh báo. Rất ít chính phủ có thể suy nghĩ xa hơn khi chỉ tập trung vào các chu kỳ bầu cử và các nhu cầu ngắn hạn. Tất cả các chính phủ đối mặt với áp lực phải ưu tiên quốc gia của họ hơn nhu cầu của thế giới.
Nhưng một thế giới bền vững là một mục tiêu đáng hướng tới. Xã hội loài người liệu có thể tồn tại hàng nghìn, có thể hàng trăm nghìn năm tới. Và ai biết điều gì có thể xảy ra tiếp theo?
Tổng kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này:
Cốt lõi nguồn gốc của con người là một câu chuyện về sự phức tạp. Trong hàng tỷ năm, những thứ ngày càng phức tạp như các vì sao, sự sống, con người, quá trình hiện đại hoá, đã dần dần hình thành từ một vũ trụ mà phần lớn là không gian tối tăm lạnh lẽo. Trong vài trăm năm qua, tốc độ thay đổi diễn ra ngày càng nhanh chóng và ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội phức tạp đến nỗi con người có thể thay đổi đường hướng tương lai của trái đất.
Bạn nên đọc thêm cuốn sách: “Homo Deus” của Yuval Noah Harari
“Homo Deus” (2015) giải thích cách con người trở thành loài thống trị hành tinh và đưa ra dự đoán về tương lai của nhân loại. Cuốn sách phản ánh quan niệm về sự lựa chọn và sùng bái cá nhân của con người. Cuốn sách cũng tiết lộ cách thức khoa học và công nghệ sẽ khiến con người phụ thuộc vào các thuật toán máy tính.
Tóm tắt sách Cội Nguồn
Wiki Sách tóm tắt