Wiki Sách Tóm Tắt

Mục lục bài viết

Giới thiệu

Cơ hội thứ hai (2015) đưa ra những lời giải thích về khoảng cách giàu nghèo đáng kể ở nước Mỹ cùng những lời khuyên cho việc phát triển kinh tế của bạn. Cuốn sách cũng giúp bạn tận dụng tài sản và các món nợ làm đòn bẩy cho những thành công về tài chính trong tương lai.

Ai nên đọc cuốn sách này: 

  • Những nhân viên làm việc chăm chỉ nhưng dường như không có cơ hội thăng tiến;
  • Bất cứ ai thích thú với việc làm ít đi nhưng hưởng nhiều hơn;
  • Những người muốn chiến thắng hệ thống tài chính.

Về tác giả: 

Robert T.Kiyosaki là tác giả của cuốn sách bán chạy Cha Giàu, Cha Nghèo. Ông cũng là một nhà đầu tư, một doanh nhân.

Cuốn sách này có gì cho bạn? Tìm hiểu lí do vì sao mà khoảng cách giữa giàu và nghèo lại rất lớn. 

Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2007-2008, cả xã hội đã vô cùng bối rối và chật vật để ứng phó trước những gì vừa xảy ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một trường hợp cực đoan, nhưng khi nói đến vấn đề kinh tế nói chung và làm giàu nói riêng, rất nhiều trong số chúng ta đang lao động bằng sự mù quáng. 

Ví dụ, không ít người vẫn còn tin rằng cách để làm giàu là có một tấm bằng, có một công việc tốt và làm việc thật chăm chỉ. Như cách cuốn sách này sẽ cho bạn thấy, không có gì ngoài sự thật cả. Một công việc được trả lương hậu hình sẽ không làm bạn giàu có. Hệ thống tài chính hiện tại của chúng ta không được thành lập theo cách ấy.

Chỉ có duy nhất một cách để trở nên thực sự giàu có: sở hữu và tận dụng tài sản. Nhưng làm điều đó bằng cách nào? Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn.

Ở cuốn sách này, bạn sẽ học được:

  • Ngân hàng tạo tiền như thế nào;
  • Vì sao có một công việc lương cao cũng không thể giúp bạn giàu có;
  • Vì sao bạn không được dạy về tài chính ở trường học.

Hệ thống tài chính của Mỹ hoạt động dựa vào lạm phát và cướp đoạt sự giàu có của mọi người. 

Thuật ngữ “Người nghèo sẽ càng nghèo và người giàu sẽ càng giàu” nghe giống như điều gì đó từ một bộ phim cao bồi nhưng ở Mỹ thì nó không thể nào đúng hơn. 

Thường dân bị cướp đi khả năng giàu có bởi vì hệ thống dựa vào lạm phát. Lạm phát thực sự rất tồi tệ với một người bình thường – nó có nghĩa là tiền mà họ kiếm được sẽ đột nhiên mất đi giá trị vốn có. Để làm vấn đề này trở nên tồi tệ hơn, lạm phát lại khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều tiền hơn, đó cũng là một nguyên nhân gây nên lạm phát. Đây là lí do. 

Khi bạn gửi tiền tiết kiệm của mình vào một ngân hàng, ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó cho người khác vay. Tuy nhiên, ngân hàng cho vay nhiều hơn số tiền mà họ nhận được.

Trước cuộc khủng hoảng năm 2007, ngân hàng có giới hạn cho vay là $34, nghĩa là họ chỉ có thể cho vay $34 cho mỗi đô la mà họ thực sự có. Nhưng lượng cung tiền tăng lên gây nên lạm phát, khiến một đô la của bạn trở nên ít giá trị hơn.

Loại hình cho vay “hoang dã” này theo định kì đã dẫn đến những bong bóng tài chính, mà hệ thống tiền tệ sau đó đã đáp lại bằng các khoản cứu trợ. Tiền cứu trợ được lấy từ những người nộp thuế, nghĩa là những khoản cứu trợ thực ra đóng góp xây dựng nên hệ thống. Đó là một cách khác mà hệ thống tiền tệ gây nên sự nghèo khó. 

Tuy nhiên, tiền cứu trợ và một hệ thống lạm phát chỉ có hại với những người làm công ăn lương: người làm thuê, người làm nghề tự do, các công ty nhỏ. Đây là nhóm người chịu những khoản thuế cao nhất và có xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Đây là lí do vì sao mà tầng lớp trung lưu lại sụp đổ nhanh chóng. Năm 1970, 50.3% người Mỹ có thu nhập mức khá, nhưng năm 2010, giảm xuống chỉ còn 42.2%. 

Hầu hết mọi người không được giáo dục đầy đủ về những vấn đề tài chính. 

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự giàu sang nhưng có một điều chắc chắn rằng: tất cả mọi người đều muốn trở nên giàu có. Không may, thay vào đó, trường học lại dạy con người trở nên nghèo.

Nền giáo dục hiện đại hướng con người trở thành những người làm thuê, người nộp thuế và người tiêu dùng. Con người thường cho rằng giáo dục là chìa khóa để thoát nghèo: nếu bạn học thật chăm chỉ, bạn sẽ kiếm được một công việc tốt và hơn thế.

Không may mắn rằng điều đó không đơn giản như vậy. Bạn có thể có đến ba bằng cử nhân nhưng vẫn thất nghiệp và nghèo khó. Chắc chắn không có điều gì sai trái trong việc làm việc chăm chỉ, nhưng chỉ riêng điều đó thôi sẽ không thể giúp bạn trở nên giàu có. Trường học không trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để kiếm tiền, hay nói cách khác không đào tạo bài bản điều gì về tài chính.

Điều này để lại rất nhiều sơ suất trước những cuộc khủng hoảng tài chính. Ví dụ, rất nhiều người nghĩ rằng cuộc khủng hoảng năm 2007 là một sự sụp đổ của thị trường chứng khoán nhưng thực tế nó là sự sụp đổ của các chứng khoán phái sinh. Các chứng khoán phái sinh như  chính sách bảo hiểm đầy rủi ro và phức tạp lại chiếm một phần to lớn trong thị trường lúc bấy giờ.

Nếu như dân chúng nắm bắt về tài chính tốt hơn, họ có thể nhận thấy rằng sự gia tăng chứng khoán phái sinh trong giai đoạn 2000-2007 tiềm ẩn những mối họa lớn và cuối cùng sẽ sụp đổ, và họ sẽ được trang bị tốt để đối phó với những vấn đề tương tự trong tương lai.

Khiếm khuyết trong giáo dục cũng dẫn đến sự nhầm lẫn giữa tiền bạc và sự giàu có. Rất nhiều người lầm tưởng rằng người giàu rất độc ác và chủ tâm làm cho người khác nghèo khó. Ở một số trường hợp thì điều đó đúng, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Một số người trở nên giàu có là bởi họ rất hào phóng.

John D.Rockefeller là một ví dụ điển hình. Ông ấy trở nên giàu có nhờ bán khí ga ở một mức giá thấp hơn tất cả các đối thủ, giúp cho cuộc sống của hàng triệu người lao động trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Bạn không thể trở nên giàu có nếu không có sự giáo dục đầy đủ về tài chính.  

Khi mọi người nói bạn cần phải được giáo dục để trở nên giàu có, thường thì ý của họ là bạn cần phải vào đại học và có một tấm bằng. Tuy nhiên điều mà bạn thực sự cần là giáo dục về tài chính. 

Các trường học không dạy về tài chính bởi vì nó quá quyền lực. Giáo dục về tài chính đồng nghĩa với việc nhìn rộng hơn những lý giải truyền thống và tiếp thu thêm kiến thức cần thiết để tạo ra nhiều tài sản hơn – và nó có quyền năng giúp bạn trở nên giàu có. Trong quá khứ, nô lệ không được phép học đọc và viết, bởi như vậy không khác gì cho họ quyền năng để vượt lên người chủ của mình cả. Ngày nay, cũng rất nhiều người không được học về tài chính vì những lí do tương tự. 

Sự giàu có là nhận được khoản lương hậu hĩnh – đó lại là một sự hiểu nhầm. Sự giàu có là việc sở hữu tài sản có thể kiếm được tiền cho vào túi của bạn mà không cần làm việc với chúng. Bạn thực sự cần giáo dục để có thể tạo nên những điều này. 

Nếu bạn mua một ngôi nhà cũ, sửa chữa rồi cho thuê nó, bạn đã tạo nên một tài sản. Bạn sẽ có tiền thuê nhà từ người thuê của bạn mà không cần phải làm việc. Hơn nữa, việc này chính phủ thu một khoản thuế rất nhỏ, vậy nên sẽ càng giúp lợi nhuận của bạn tăng lên.

Những người mà không được giáo dục về tài chính chỉ xét đến thu nhập và chi tiêu. Đó là lí do vì sao họ hay nhầm lẫn giữa tài sản và tài sản nợ.

Ngày nay, rất nhiều người xem ngôi nhà của họ là tài sản. Đó thực ra là tài sản nợ bởi bạn vẫn có khả năng phải chi trả tiền thuế hoặc thế chấp.

Thẩm định khả năng tài chính của bạn và bắt đầu xây dựng tài sản của riêng mình. 

Có lẽ bạn nghĩ rằng việc đánh giá một ai đó giàu hay nghèo là rất dễ dàng mặc dù thực tế thì không đơn giản như vậy. Bạn vẫn có thể là một người nghèo dù bạn có ở trong một ngôi nhà đẹp hay đi một chiếc xe sang trọng và đắt tiền. 

Nếu bạn muốn thay đổi tình hình tài chính của mình, điều đầu tiên bạn cần phải biết đó là bạn đang đứng ở đâu. Bạn cần một bản báo cáo thu nhập, nơi bạn viết những khoản thu chi của mình, và một bảng cân đối kế toán nơi mà bạn theo dõi tài sản cũng như phần nợ.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn có một công việc đem lại cho bạn $10.000 mỗi tháng và một căn hộ bạn cho thuê với giá mỗi tháng là $1.000. Bạn cũng trả $2.000 thế chấp và “nuôi” một chiếc Ferrari với giá $1.000 mỗi tháng. 

Hầu hết mọi người sẽ cho rằng tất cả những điều trên là tài sản, nhưng thực chất, tài sản duy nhất là căn hộ của bạn. Những thứ khác đều tiêu tốn tiền của bạn hoặc yêu cầu bạn phải làm việc cho chúng.

Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho tương lai là lựa chọn giữa bốn  loại tài sản. Sau khi bạn đã đánh giá được tình hình tài chính của mình, đây là thời điểm để bạn tập trung vào việc tạo ra tài sản khác – thậm chí cả khi bạn chưa biết cách! 

Bốn loại tài sản trên chính là công việc kinh doanh, bất động sản, giấy tờ và hàng hóa. Chọn cái mà bạn có hứng thú nhất – chỉ khi bạn tập trung làm việc mình thích nhất, bạn mới tạo nên sự khác biệt.

Ví dụ như tác giả, ông có hứng thú nhất với bất động sản và hàng hóa bởi ông thực sự thích vàng, bạc, dầu mỏ và những công trình lịch sử. Sở thích của ông cũng thúc đẩy ông nghiên cứu về tài sản của mình và giữ chúng thay vì bán chúng khi giá lên cao.

Tạo nên những tài sản là bước đầu tiên dẫn bạn đến một tương lai thịnh vượng hơn. 

Chọn tương lai mà bạn muốn – sau đó tập trung vào nó. 

Như chúng ta đã thấy, việc có một tấm bằng không thực sự cần thiết trong việc giúp bạn trở nên giàu có hơn. Việc được giáo dục về mặt tài chính mới là chìa khóa đến thành công, nhưng khi nào là lúc bạn thực sự bắt đầu học?

Trước tiên, bạn cần phải xác định bạn muốn tương lai nào cho bản thân. Nhớ rằng: trở nên giàu có không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Nhiều người làm việc văn phòng nhàm chán nhưng cảm thấy hạnh phúc hơn việc mạo hiểm để có một sự nghiệp xán lạn hơn.

Nếu bạn thực sự muốn trở nên giàu có, thì những công việc văn phòng đều đặn một cách nhàm chán sẽ không thể giúp bạn có được điều ấy. Vậy nên hãy nghĩ về một tương lai mà phù hợp với bạn nhất, và phấn đấu cho nó. Nếu bạn muốn giàu có và tự chủ về tài chính, bạn cần phải dấn thân vào đầu tư chuyên sâu hoặc kinh doanh lớn.

Và tất nhiên, bạn không thể thành công ngay được, bạn cần phải có những kĩ năng và tố chất của một nhà kinh doanh.

Một điểm khác biệt mấu chốt giữa những nhà kinh doanh và người làm thuê là doanh nhân thì có thể biết rất ít về lĩnh vực mà họ kinh doanh, nhưng họ lại biết cách thuê những chuyên gia, những người giỏi nhất về làm cho họ. Đó là bởi vì những người kinh doanh khi khởi nghiệp, họ phải chịu trách nhiệm cho từng phần: từ việc phát triển sản phẩm cho đến dẫn dắt toàn đội. 

Vậy nên đừng quá chú tâm vào một lĩnh vực nào đó nếu bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh. Học một chút về tất cả những điều cần thiết để điều hành việc kinh doanh, như là xây dựng nhóm, kĩ năng lãnh đạo hay những nhiệm vụ của công ty.

Bạn nên cố gắng hợp tác thay vì cạnh tranh. Phẩm chất của những người làm thuê khiến người ta tin rằng họ cần phải cạnh tranh với tất cả đồng nghiệp để có thể tiến lên phía trước, nhưng đó sẽ không phải là suy nghĩ mà bạn muốn có trong nhóm của mình. Một nhà quản lí tài ba sẽ hướng nhóm của mình đến thành công. 

Học kĩ năng tư duy  thông qua kinh nghiệm và luyện tập.  

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là sự thông minh, nhưng không phải là kiểu thông minh ở trong trường học. Bạn sẽ được đánh giá là một người thông minh nếu như bạn có một trí nhớ tốt và tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng, nhưng trong thế giới thực, những kĩ năng khác mới là chìa khóa giúp bạn dẫn đầu.

Với những nhà kinh doanh, trí thông minh là tất cả những khả năng xử lí rủi ro và mất mát tài chính, học tập từ những thất bại và luôn là người dẫn đầu. Những nhà kinh doanh xây dựng nên đế chế của riêng mình từ con số 0, sử dụng những kĩ năng cần thiết hơn việc nhớ rõ tổng thống thứ 36 là ai.

Vậy bạn có thể có được những kĩ năng ấy như thế nào? Bạn có thể học từ lãnh đạo của mình hoặc từ bạn bè, hoặc tham gia những khóa học của các chuyên gia. Sau đó mài sắc các kĩ năng ấy bằng việc luyện tập. 

Bởi vì trên tất cả, chúng ta học được khi chúng ta thực hành – kinh nghiệm ở trong bộ nhớ của chúng ta, không phải những thông tin ta có được khi làm một bài kiểm tra. Làm việc cũng có nghĩa rằng đôi khi bạn có thể làm sai, tính toán lỗi, gây nên những sai lầm – những sai lầm mà bạn sẽ không mắc phải nữa nhờ những kinh nghiệm trong quá khứ. Ở trường học chúng ta bị phạt bởi sai lầm của mình; điều đó khiến chúng ta tin rằng chỉ những kẻ ngớ ngẩn mới mắc lỗi. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Tuy nhiên, bạn không thể học bằng cách thực hành nếu bạn không có đủ tiền để bắt đầu kinh doanh ngay, vậy nên bạn cần khơi gợi những kinh nghiệm thông qua việc luyện tập. Trước khi tác giả có thể tạo ra của cải, ông đã dành thời gian để học quảng cáo, thăm nhà và trò chuyện với những nhà môi giới. Đó là cách tốt nhất để học những kĩ năng kinh doanh cần thiết để thành công. 

Đừng sợ việc nợ nần – đâm thẳng vào nó và tạo nên tài sản của mình. 

Hầu hết mọi người đều đi theo những quy luật đơn giản liên quan đến việc nợ nần: làm việc chăm chỉ, tránh xa nợ và bạn sẽ ổn. Nhưng với tư cách là một nhà kinh doanh, nợ có thể trở thành một người bạn tốt.

Các khoản nợ có thể là một công cụ tạo nên đòn bẩy. Hầu hết mọi người cho rằng nếu như họ làm việc chăm chỉ hơn, họ sẽ học được nhiều hơn và trở nên giàu có. Thực tế, điều ngược lại thường xảy ra: họ phải trả thuế cao hơn và kiếm được ít hơn. 

Nếu bạn muốn trở nên giàu có, tìm những cách để “làm nhiều hơn nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn”. Hãy nghĩ về một nhạc sĩ, người mà chuyển từ chơi piano trực tiếp sang việc bán CD: Họ đang trở nên nổi tiếng hơn với công chúng dù làm ít hơn.

Các khoản nợ cũng có thể giúp bạn ở một cách tương tự. Trong thế giới tài chính, nợ có thể rất quyền lực bởi vì nó cho phép bạn thực hiện công việc dù không có khoản tiết kiệm.  

Ví dụ, tác giả bắt đầu bước vào giới bất động sản vào những năm 1980 bằng việc mua một căn hộ với giá $50.000. Ông trả một khoản đặt cọc $5.000, và vay một khoản với lãi suất 10% đối với $45.000 còn lại. Ông chỉ phải trả $450 một tháng (đã bao gồm lãi) trong khi số tiền đó sẽ là $750 nếu ông thuê căn hộ đó.  

Vậy nên hãy dùng những khoản vay nợ để tạo nên tài sản cho bạn. Những suy nghĩ truyền thống nói rằng bạn nên làm việc chăm chỉ, tiết kiệm tiền và mua tài sản không cần vay tiền, nhưng công cuộc làm giàu không hoạt động theo cách này, bởi vì hầu hết mọi người không thể tiết kiệm đủ tiền để mua những tài sản có giá trị. 

Một người bạn của tác giả đã gặt hái rất nhiều thành công từ việc áp dụng chiến lược này. Ông ta vay nợ để có thể mua được một nhà thờ cổ 150 tuổi ở Scotland, sau đó ông biến nó trở thành một khu căn hộ phức hợp. Trước đó, nhà thờ này như một đống đổ nát và người ta đi qua nó hằng ngày mà không mảy may quan tâm. Thế nhưng ông đã nhìn ra được tiềm năng và biến nó trở thành ngôi nhà mới cho nhiều người. 

Nội dung chính của cuốn sách 

Hệ thống tiền tệ hiện nay “cướp” khả năng làm giàu của tầng lớp lao động, và sự giáo dục về tài chính có thể giúp ta chặn đứng vấn đề này. Nếu bạn muốn trở nên giàu có, hãy tìm hiểu xem mình hợp với loại tài sản nào nhất, sau đó nghiên cứu kĩ và có thể vay nợ để sở hữu tài sản ấy. Hãy chọn tương lai cho chính mình – tương lai mà bạn muốn vững bước.

Lời khuyên hữu ích:

Mở rộng vốn từ vựng tài chính.

Hãy bắt đầu đọc những bài báo về tình hình tài chính như Tạp chí phố Wall và chú ý vào những từ ngữ bạn không biết. Nếu bạn học 2 từ mỗi ngày, một tháng bạn sẽ học được 60 từ! 

Tóm tắt sách Cơ Hội Thứ Hai