GIỚI THIỆU
William B.Irvine – người giảng dạy, nghiên cứu về triết học và là người thực hành chủ nghĩa khắc kỷ. Ông biết đến phong cách sống này trong quá trình tìm kiếm tài liệu để viết nên cuốn sách triết học cho riêng mình.Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
Khi dành thời gian tìm hiểu sâu về chủ nghĩa khắc kỷ, ông cảm thấy thán phục với những những đức tính cao đẹp và đời sống đầy nhiệt huyết của các nhà khắc kỷ người Hy Lạp và La Mã cổ đại (sinh sống vào thế kỷ thứ 1-3 trước công nguyên). Vì thế, ông đã áp dụng những kỹ thuật của phong cách sống này vào chính đời sống thường ngày của mình để thử nghiệm xem chúng có mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người hiện đại hay không. Kết quả ông nhận được ngoài mong đợi.Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
“Thực hành chủ nghĩa khắc kỷ, tôi luôn duy trì được niềm vui bền vững trong cuộc sống hằng ngày, bởi tôi không còn đổ lỗi, tôi biết cách biết ơn, tôi biết sống cho hiện tại thay vì mải mê lo lắng cho tương lai, tôi biết cách chuyển hoá những cảm xúc tiêu cực. Tôi không còn bám chấp vào hoàn cảnh, có thể dễ dàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy đến trong đời.”
Khi nhận thấy được lợi ích của chủ nghĩa khắc kỷ, ông đã chắt lọc lại những triết lý thực tiễn, hay còn gọi là những kỹ thuật tâm lý mà ông nhận thấy là hữu ích nhất và tổng hợp chúng vào trong cuốn sách này. Theo ông, đây là cuốn sách phù hợp nhất với người chưa tìm thấy 1 triết lý sống cho riêng mình – những người dễ sống 1 cuộc đời lầm lạc do không hiểu rõ đâu là thứ mang đến hạnh phúc & ý nghĩa thực sự cho cuộc đời họ.
Chủ nghĩa khắc kỷ là những kỹ thuật khắc chế bản thân mà con người chúng ta có thể rèn luyện để có được sự bình an và nhẹ nhàng và trong cuộc sống.
Theo triết lý sống này, 2 nguyên nhân chính gây nên đau khổ bất tận cho con người là sự tham lam vô độ và khuynh hướng bận tâm đến những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Để chế ngự được chúng, ta cần rèn luyện những kỹ thuật tâm lý dưới đây:
Kỹ thuật 1
Tưởng tượng điều tiêu cực.
Con người chúng ta luôn có xu hướng mơ ước đến những thứ vật chất mình chưa có và không trân trọng những thứ mình đang và đã có. Chính vì vậy, chúng ta dường như luôn bất mãn, không bao giờ hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Đạt được thứ này lại mong điều khác lớn lao hơn – đó chính là sự tham lam.Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
1 trong những kỹ thuật mà các nhà khắc kỷ đã áp dụng để chế ngự lòng tham, đó là định kỳ thực hành việc tưởng tượng tiêu cực đối với những gì mình đang có, nói cách khác, là nghĩ rằng những thứ mình đang có sẽ không còn là của mình nữa.
Ví dụ như, hãy định kỳ tưởng tượng rằng người bạn đời sắp lìa xa, chiếc xe mình đang có sắp bị mất cắp, bạn có thể bị mất việc, thậm chí là ngày mai ta có thể không còn trên thế gian. Cuộc đời này là vô thường, không ai biết trước được điều gì, nếu không may những điều đó xảy ra, thì hôm nay bạn sẽ làm gì để khi mất đi những điều bạn đang có, bạn sẽ không còn hối tiếc?
Suy ngẫm câu hỏi này sẽ khiến chúng ta có góc nhìn sâu sắc hơn về những gì thực sự có giá trị trong cuộc đời mình, dành sự biết ơn với những gì mình đang sở hữu, trân trọng những người đang ở bên, sống như hôm nay là ngày cuối của cuộc đời thay vì dành thời gian để mơ ước đến những thứ mà ta chưa có được – những thứ khiến ta áp lực, lo lắng & mệt mỏi. Vì sao ta lại phải sống trong sự bất mãn do chính mình tạo ra như vậy?
Lưu ý rằng, việc suy ngẫm & lo lắng là 2 khía cạnh khác nhau. Suy nghĩ là bài tập liên quan đến trí óc, ta thực hành mà không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, còn lo lắng thì lại có.
Ví dụ, người cha định kỳ tưởng tượng rằng con gái 1 ngày sẽ phải đi xa, không ở bên mình mãi nữa thì người cha đó có xu hướng quý trọng từng giây phút bên con, không đánh đổi thời gian cùng con bằng công việc hay những mối quan hệ khác (bởi ông không xem việc con ở bên là điều hiển nhiên và sẽ mãi kéo dài, vì vậy ông sẽ làm những điều để khi con rời xa, ông sẽ không hối tiếc) hơn là người cha không áp dụng kỹ thuật này, bởi ông ấy cho rằng con sẽ ở bên mình lâu dài.
Có thể bạn sẽ thấy, kỹ thuật này khiến chúng ta trở nên bi quan. Nhưng theo kinh nghiệm cua tác giả, nó khiến ông thấy lạc quan & vui vẻ hơn bởi ông biết cách tận hưởng, quý trọng những gì mình đang có, thay vì luôn luôn ca thán. Kỹ thuật này giúp chúng ta có khả năng thoả mãn với những điều nhỏ bé đời thường. Đó không phải là nhược điểm, mà chính là phúc phận.
Tác giả đưa ra lời khuyên, chúng ta chỉ nên áp dụng tưởng tượng tiêu cực vài lần trong tuần. Thời gian còn lại hãy tận hưởng cuộcđời, sống hết mình thay vì lo âu ủ rũ.
Bên cạnh lợi ích chế ngự lòng tham và ham muốn vô độ của mình, thì kỹ thuật này còn có thể giúp ta:
- Chuẩn bị tinh thần cho sự thay đổi tiêu cực bất chợt xảy đến. Dễ dàng chấp nhận những điều tiêu cực mà không để nó tác động quá mạnh mẽ đến mình, nói cách khác là không bám chấp vào những điều tốt đẹp mà ta đang có. Mọi việc dù xấu đến mấy, ta cũng có thể chấp nhận được.
- Trân trọng những điều nhỏ bé hằng ngày, không xem nó là điều hiển nhiên. Từ đó ta sẽ ít ca than, ít bất mãn hơn vì những điều mình chưa có.
- Suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì thực sự có giá trị trong cuộc đời mình.
- Kiềm chế được cơn nóng giận đối với những người thân – nhóm người thường hay phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta.
English
“>
Kỹ thuật 2
Tam quyền kiểm soát (Phân chia rõ ràng mọi việc xảy đến với mình).
Theo chủ nghĩa khắc kỹ, mọi việc trên đời đều rơi vào 1 trong 3 mục sau:
- Thứ ta có thể toàn quyền kiểm soát, như giá trị của bản thân, mục tiêu, cách phản ứng, cảm xúc, quan điểm, sở thích hoặc thói quen của mình.
- Thứ ta chỉ có thể kiểm soát 1 phần, như kết quả của 1 cuộc thi hay 1 mục tiêu được đề ra.
- Thứ ta ko thể kiểm soát, như hoàn cảnh, những lời nhận xét khen chê hay những điều xảy đến với mình.
Để có 1 cuộc sống bình thản, các nhà khắc kỷ đã rèn luyện kỹ năng tập trung vào thứ ta có thể kiểm soát và không để tâm đến 2 thứ còn lại. Đừng mong muốn những thứ mà kết quả không tuỳ thuộc vào ta. Chủ nghĩa khắc kỷ, đó là làm hết sức mình để đạt đến những thay đổi nhất định mà không màng đến kết quả. Điều này sẽ giúp ta giảm thiểu được nguồn cơn gây đau khổ khi không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.
Ví dụ trong 1 trận thi đấu, điều bạn nên tập trung vào là cố gắng hết sức mình chứ không phải thi đấu để dành chiến thắng bởi điều đó bạn không kiểm soát được. Thứ bạn có thể, đó là nỗ lực hết sức. Chỉ khi tâm bạn tập trung vào điều này, bạn mới không cảm thấy bực dọc, đau buồn khi kết quả không như mong muốn, bởi bạn đã làm hết sức có thể rồi.
Khi thành thục được kỹ thuật phân chia rõ ràng mọi việc xảy đến với mình, bạn sẽ biết cách sống tập trung vào bản thân mình, không còn bị ngoại cảnh hay những lời lời khen chê của người khác phá vỡ sự bình an trong bạn.
English
Kỹ thuật 3
Tin vào thuyết vận mệnh
Nếu muốn sống 1 cuộc đời bình thản, các nhà khắc kỷ khuyên chúng ta thay vì mong muốn mọi chuyện thuận theo ý mình, hãy làm mong muốn của mình thuận theo mọi sự trời đất đã an bài. Nói cách khác, ta cần học cách thích nghi với hoàn cảnh sống và hân hoan chập nhận mọi thứ mà vận mệnh đã an bài cho chúng ta. Cuộc sống cho ta vai nào, ta cần phải diễn hết mình vai đó.
Điều này không phải là sống buông xuôi theo số phận, mà là tự tin đón nhận mọi hạt giống dù tốt hay xấu và nỗ lực làm mọi cách để nó phát triển nhất có thể theo cách mà chúng ta tin rằng mang lại giá trị & ý nghĩa cho cuộc đời mình.Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
Làm chủ kỹ thuật này giúp ta sống bình thản bởi ta sẽ không còn xu hướng đổ lỗi, ca thán, oán trách số phận. Nếu bạn xem mình là nạn nhân, bạn sẽ không bao giờ có tương lai như bạn mong muốn, bởi việc ngồi đó đổ lỗi chẳng thay đổi được gì. Chỉ khi bạn hiểu thấu rằng, chính bạn là người chịu tránh nhiệm cho cuộc đời mình, thì khi đó bạn mới có những hành động nỗ lực tiến đến 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kỹ thuật 4
Tự tiết chế bản thân
Kỹ thuật này được cho là kỹ thuật khó nhất trong chủ nghĩa khắc kỹ. Các nhà khắc kỷ cho rằng, bằng cách định kỳ thực hành sống kham khổ & làm những điều khiến ta khó chịu, ví dụ như lựa chọn đi xe bus thay vì đi ô tô riêng, lựa chọn không bật điều hoà trong mùa hè, ăn uống đạm bạc đơn giản trong khi có điều kiện ăn ngon, hay thậm chí, ăn mặc phong phanh khi trời lạnh, v.v. sẽ tôi luyện sự mạnh mẽ của bản thân. Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
Nói cách khác, những phương thức trên có thể giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước mọi biến động, mọi tai hoạ có thể ấp đến bất chợt trong tương lai, từ đó ta sẽ ít bị tổn thương khi phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu hay thiếu thốn. Theo các nhà khắc kỷ, 1 người chỉ quen sống với những tiện nghi, thoải mái có thể không thể vượt qua đến những cú shock xảy đến với cuộc đời mình.
1 cách áp dụng khác trong kỹ thuật này, đó là chủ động từ chối lạc thú như nhục dục, tiêu pha, ăn uống vô độ. Chủ động hi sinh những thú vui tầm thường đó để thực hiện bổn phận làm những điều tạo ra giá trị cho cộng đồng. Càng trải nghiệm nhiều xa hoa, nhung lụa, càng kích thích ta thèm muốn những điều không cần thiết nhiều hơn.
Người theo chủ nghĩa khác kỷ không lo lắng về nghèo khó, cũng không chìm đắm vào thú lạc khi có cuộc sống đủ đầy, bởi họ luôn xem tiền bạc là công cụ phục vụ cho mục đích, sứ mệnh của họ chứ không phải chủ nhân nhấn chìm họ trong lạc thú, vậy nên họ không bám chấp vào nó.
Hãy nhớ rằng, 1 cuộc sống buông thả và nuông chiều bản thân, xem bản thân làm trung tâm sẽ chẳng bao giờ mang đến cho chúng ta 1 đời hạnh phúc, bình thản và ý nghĩa thực sự.
Khi thực hành tốt kỹ thuật định kỳ sống kham khổ hơn điều kiện hiện tại của bản thân & chủ động từ chối hưởng lạc thú, ta sẽ rèn luyện được sức mạnh của ý chí LÀM CHỦ BẢN THÂN. Cũng như sức mạnh cơ bắp, sức mạnh ý chí là thứ càng rèn luyện, càng trở nên kiên định.
Ta có thể làm những điều người khác không dám & từ chối làm những việc người khác không thể cưỡng lại. Sống 1 cuộc sống như ta mong muốn chứ không để phần con trong mình lấn át. Theo các nhà khắc kỷ, 1 cuộc sống có ý nghĩa cho cộng đồng & 1 cuộc sống trong sạch cho ta thời gian thảnh thơi, còn 1 cuộc sống phóng đãng sẽ không cho ta lấy 1 phút giây nghỉ ngơi.
English
“>
Kỹ thuật 5
Suy ngẫm và quan sát bản thân
Kỹ thuật này được thực hành bằng cách dành 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để suy ngẫm về những sự kiện diễn ra với bản thân. Xem xét cách chúng ta phản ứng với từng sự kiện & đối chiếu chúng với các nguyên tắc của chủ nghĩa khắc kỹ, từ đó sẽ giúp ta đánh giá được sự tiến bộ của bản thân khi thực hành lối sống này. Tóm tắt sách Chủ nghĩa khắc kỷ.
Bên cạnh đó, 1 nhận định mà các nhà khăc kỷ khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm, đó là ý nghĩa của những việc mình làm. Con người chúng ta sống có ý nghĩa nhất là khi tạo được những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. Việc dành những tháng ngày chỉ để vui chơi lạc thú hay chăm chăm đạt những điều chỉ có lợi cho bản thân khó lòng mang lại cho ta niềm vui hay sự bình thản tự trong tâm, về lâu dài.
English
“>
Kỹ thuật 6
Giữ tâm bình thản khi tương tác với người khác
Chúng ta không thể làm được việc gì nếu không có sự giúp đỡ của đồng loại, không ai có thể tồn tại 1 mình. Vậy nên, ta cần biết cách thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác 1 cách có chọn lọc và nghĩ về những biện pháp để đối phó với những lời lẽ từ người khác gây ảnh hưởng đến sự bình thản trong ta. Dưới đây là lời khuyên của các nhà khắc kỷ:
- Đối mặt với sự ghét bỏ: Luôn giữ tâm niệm rằng hạt giống ghen ghét sẽ phá sự bình thản & đức tính cao đẹp trong chính con người ta (như sự từ bi, rộng lượng). Vì vậy, hãy cố gắng để loại bỏ nó sớm nhất có thể, từ khi nó mới nhen nhóm trong ta. Nếu đối phương làm những việc khiến ta khó có thể tha thứ, thì cách trả thù thông minh nhất, đó là lãng quên và và không trở thành người giống như họ.
- Đối mặt với cơn giận: Mỗi khi tức giận về thiếu sót của người khác, hãy suy ngẫm về thiếu sót của chính mình. Ví dụ, như khi tức giận với thiếu sót của đồng nghiệp, hãy nhớ lại những sai sót mình từng gây nên, điều này sẽ giúp ta giảm thiểu được sự khó chịu. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen biến mọi dấu hiệu của cơn giận thành thứ đối lập. Ví dụ, thay vì biểu hiện cau có, hãy mỉm cười, thả lỏng gương mặt, nghĩ về thương yêu. 2 suy nghĩ đối cực không thể tồn tại cùng lúc, vì vậy cơn giận trong bạn sẽ dần được tiêu tan.
- Đối mặt với đau buồn khi mất đi người quan trọng: Lý trí là thứ tốt nhất giúp ta chống lại khổ đau. Thay vì hối tiếc khi mất đi 1 ai đó, hãy học cách cảm thấy biết ơn khi mình đã từng có được họ & nghĩ về việc người ấy mong muốn ta sống tiếp như thế nào? Vui vẻ hạnh phúc hay cứ mãi đau khổ?
- Đối mặt với sự xúc phạm: Theo các nhà khắc kỷ, có 2 cách để đáp trả khi bị lăng mạ mà vẫn giữ được sự bình thản
Cách 1: Im lặng, từ chối tham gia vào đôi co. Cách phản ứng này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn ở tầng lớp cao hơn & không chấp những lời nói vô ý thức của họ. Điều này có thể làm họ cảm thấy khó chịu hơn là bị tấn công lại.
Cách 2: Nếu càng im lặng, họ càng lấn tới, ta buộc phải đáp trả. Hãy tập cách đáp trả 1 cách hài hước bằng cách nói rằng mình thậm chí còn tồi tệ hơn lời lăng mạ của họ. Cách phản ứng này sẽ khiến họ thấy bạn có đủ tự tin để miễn nhiễm trước những lời bêu rếu, rằng bạn chỉ xem những lời lăng mạ đó là chuyện bỡn cợt.
English
Lời khuyên của tác giả
khi thực hành các kỹ thuật của chủ nghĩa khắc kỷ
- Hãy thực hành 1 cách trầm lặng, không cho ai biết để không phải nghe sự phán xét
- Đừng cố thành thạo tất cả kỹ thuật khắc kỷ 1 lúc. Hãy áp dụng nhuần nhuyễn 1 kỹ thuật rồi mới chuyển sang kỹ thuật khác.
- Các thứ tự kỹ thuật khi áp dụng (từ dễ đến khó): tưởng tượng tiêu cực (nên áp dụng trong cả lúc cuộc sống đang thuận lợi & khó khăn) -> kỹ thuật tin vào thuyết vận mệnh -> kỹ thuật tam quyền kiểm soát -> Kỹ thuật giữ tâm bình thản khi tương tác với người khác -> kỹ thuật tự tiết chế bản thân. Trong suốt thời gian thực hành tất cả các kỹ thuật này, hãy luôn luôn nhớ áp dụng kỹ thuật định kỳ suy ngẫm về bản thân.
English
Tóm tắt sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
Người tóm tắt: Ngọc Vũ