Giới thiệu
Về tác giả
Nelson Rolihlahla Mandela (18 tháng 7, 1918 – 5 tháng 12, 2013) sinh ra tại một ngôi làng truyền thống ở Transkei vùng Nam Phi. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Sau khi được trả tự do vào năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Ông trở thành tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu từ năm 1994 đến 1999. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.
Sơ lược về cuốn sách
“Long Walk to Freedom” có bố cục đơn giản nhưng được trau chuốt từng câu chữ. Qua 750 trang sách, độc giả sẽ có cái nhìn rõ hơn vào cuộc đời một con người vĩ đại của thế kỷ 20. Cuốn sách mang lại những cảm xúc và sự thán phục trong mỗi bạn đọc với một Nelson không bạc tóc, không từ tốn như mọi người thường thấy. Trong cuốn sách, vị tổng thống Nam Phi chia sẻ về 27 năm tù đày của mình, về cả đời cống hiến cho sứ mệnh dẫn dắt Nam Phi thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc để bước tới nền dân chủ đa sắc tộc. Bên cạnh đó, ông đã để lại nhiều câu nói bất hủ:
“Tôi đã cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi luôn khát khao một xã hội dân chủ và tự do, nơi mọi người sống hòa thuận và bình đẳng với nhau. Tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng cho lý tưởng đó”- tuyên bố tại phiên tòa ở Rivonia ngày 20/4/1964.
“Chúng ta không bao giờ để vùng đất xinh đẹp này phải chịu sự áp bức thêm một lần nữa. Những vết thương trong quá khứ đã đến lúc cần được chữa lành. Đây là lúc chúng ta thu hẹp khoảng cách tưởng như vô tận. Chúng ta vừa bước vào giai đoạn xây dựng xã hội mới để tất cả người dân Nam Phi, cả người da trắng và da màu, có thể đứng vững mà không phải sợ hãi bất cứ điều gì. Xã hội này đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm đối với mọi người, ánh sáng mới cho hòa bình của dân tộc và thế giới”- phát biểu nhậm chức ngày 10/5/1994.
Đối tượng hướng tới
Cuốn sách không nhắm tới một đối tượng củ thể nào, nhưng chắc chắn nó sẽ tiếp thêm lửa cho khát vọng vươn lên và chinh phục thử thách của mỗi cá nhân.
Kinh nghiệm trai trẻ
Khi còn nhỏ, Nelson là một cậu bé hướng nội và không mấy thông minh, bù lại ông làm việc rất chăm chỉ.
Ông học tại một trường cấp hai kiểu Anh dành riêng cho người dân da đen, ông gặp gỡ nhưng người ở các bộ lạc khác và dần dần có cảm giác là một người “gốc Phi” thay vì chỉ là công dân của Xhosa hoặc Thembu nhỏ bé.
Tại trường cao đẳng cộng đồng Fort Hare (giảng dạy bởi người da đen) Nelson tham gia học tiếng Anh, nhân loại học, chính trị học, chính quyền bản địa và đạo luật Hà Lan – La Mã.
Khát vọng của ông lúc này là trở thành một công chức cấp thấp, một nhân viên thư ký hoặc người phiên dịch tại Sở Nội vụ địa phương.
Sự giáo dục mà Nelson nhận được là đặc ân với một người da đen Nam Phi và tại thời điểm đó ông tin rằng tấm bằng cử nhân là tấm vé đi đến thành công.
Sau này, Nelson mới nhận ra rằng có rất nhiều người thông minh hơn ông nhưng không có tấm bằng; đó là yếu tố quan trọng hơn cả mà Nelson học được từ các cuộc thi và các lần ứng cử trong trường đại học.
“Trong quá trình học tập, tôi đã gặp rất nhiều bạn có khả năng nhưng lại không có tính kỷ luật và kiên nhẫn để tiến bước xây dựng tài năng thiên bẩm đó”.
“Trong quá trình học tập, tôi đã gặp rất nhiều bạn có khả năng nhưng lại không có tính kỷ luật và kiên nhẫn để tiến bước xây dựng tài năng thiên bẩm đó”.
Trở về nhà vào kỳ nghỉ, Nelson mới biết cha mẹ ông đã sắp đặt một cuộc hôn nhân cho ông từ trước. Không thể chấp nhận việc này, Nelson bỏ đến Johannesburg sống.
Sau khi cố gắng để được làm việc tại văn phòng ở mỏ vàng, ông đã dần trở thành một thư ký tại văn phòng luật của người Do Thái. Nhưng những gì ông nhận lại là đồng lương rẻ mạt và quãng đường đi làm rất xa từ trung tâm Johannesburg tới thị trấn.
Sau đó ông tiếp tục tham gia vào công tác chính trị ở Cộng hòa Nam Phi (ANC) với tư cách là một quan sát viên thay vì một nhà hoạt động. Ông gặp một đảng viên có tên Walter Sisulu – một nhà mua giới bất động sản vào thời điểm mà người da đen vẫn có quyền được nắm giữ một chút tài sản.
Vào thời đó, việc có một luật sư người da đen là hết sức “mới mẻ”. Khi Nelson nhập học Đại học Witwatersrand cho bằng Cử nhân Luật vào năm 1943, ông là sinh viên châu Phi duy nhất trong khoa.
Đối mặt với không ít những khó khăn và bất lợi trong quá trình giảng dạy, Nelson may mắn vẫn có một số người da trắng và cộng đồng người Ấn Độ ủng hộ ông; những người này về sau đã đóng góp công sức không nhỏ trong việc đấu tranh dành tự do của người da đen.
Quá trình đấu tranh
Dù bị người da trắng coi là mọi đen, Quốc dân Đảng đã lên nắm quyền tại Nam Phi vào năm 1948.
Khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai đã xuất hiện vài thế kỉ, những người theo chủ nghĩa Nam Phi gốc châu Âu đã củng cố thêm bằng hàng trăm đạo luật áp bức nhằm tạo ra một hệ thống thứ bậc tàn ác: Người da trắng thống trị, người da đen là đáy cùng xã hội, tầng lớp ở giữa là người Ấn độ và dân da màu.
Tiếng Hà Lan soán ngôi tiếng Anh để trở thành Afikaans, ngôn ngữ chính thống của Nam Phi. Các “tiêu chí” kỹ lưỡng được lập ra để phân loại các gia đình Nam Phi theo chủng tộc. “Tới mức độ xoăn của tóc hay bề dày của môi cũng trở thành những căn cứ phân biệt hết sức vô lý cho việc họ được sống và làm việc ở đâu.”
“Tới mức độ xoăn của tóc hay bề dày của môi cũng trở thành những căn cứ phân biệt hết sức vô lý cho việc họ được sống và làm việc ở đâu.”
Những chiến dịch mang tính chất khiêu khích của ANC bao gồm việc ở nhà và tập chung để phản đối các đạo luật mới chỉ càng làm chính phủ cương quyết hơn trong việc chà đạp dân da đen.
Hệ thống giáo dục bị bó hẹp, toàn bộ một thị trấn bị san bằng để xây nhà cho dân da trắng và hệ thống luật được thông qua khiến những người “không phải da trắng” sinh sống rất khó khăn.
Quá trình đàn áp các hành động mang tính cộng sản năm 1950 thực sự chỉ xuất phát rất ít từ động cơ đàn áp đảng cộng sản; mục đích thật của nó là cho phép chính phủ bỏ tù bất kì ai dù là với lý do bịa đặt.
Bất chấp bầu không khí căng thẳng này, vào năm 1952, Nelson và Oliver Tambo thành lập bộ luật đầu tiên chính thức ở Nam Phi với rất nhiều các trường hợp cụ thể và được áp dụng cực kì thành công.
Mandela thừa nhận ngày đó ông là một “nhà cách mạng nóng vội”, không có kỷ luật, rất thích vest, và hay được bắt gặp đang lái một chiếc xe lớn kiểu Mỹ xung quanh Johannesburg. Ông còn mua một mảnh đất ở Transkei với mong muốn được trở về sinh sống tại quê hương. .
Nhưng định mệnh không nghe theo ai bao giờ. Năm 35 tuổi, Nelson bị khai trừ hoàn toàn khỏi ANC và các sự kiện liên quan, điều này đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ ông làm cho tổ chức đều được giữ bí mật và Nelson đang đối đầu với hình phạt dài hạn sau song sắt nhà tù.
Trở thành một nhà đấu tranh tự do và một người đàn ông vì gia đình không bao giờ đi đôi với nhau, Nelson phải đối mặt với một nỗi đau đớn dai dẳng là khiến những thành viên trong gia đình ông bị kìm kẹp, mất tự do.
Tội danh và “ngoài vòng phát luật”
Trong phiên xét xử mưu đồ tạo phản nổi tiếng vào những năm từ 1958 tới 1961, nhà nước chủ nghĩa dân tộc buộc Nelson và những người khác tội danh mưu đồ lật đổ chính quyền.
Nhưng vì bên khởi tố thiếu nhiều bằng chứng xác thực nên phiên xét xử phải kéo dài tới vài năm. Vào thời điểm này, Nelson bị tước quyền thi hành luật dưới danh nghĩa là một luật sư, thêm vào đó, cuộc hôn nhân của ông cũng đổ vỡ.
Khi được tha bổng, lại một lần nữa Nelson và những người bạn của ông quyết tâm khởi nghĩa vì bất đồng với chế độ của chính quyền. Từ năm 1960 tới 1970, nhiều người biểu tình da đen bị bắn chết khi vậy quanh những đồn cảnh sát với tinh thần thiện chí, nhiều người bị bắn từ phía sau khi cố gắng chạy trốn khỏi làn đạn lạc. Tình hình ở Nam Phi càng đáng báo động hơn khi quyền lợi của người da đen liên tục bị cắt giảm.
Nelson biết rằng rồi ông cũng sẽ bị bắt vì bất kỳ lý do nào mà chính quyền có thể đặt ra, vì thế ông quyết định hoạt động ngầm bằng cách cải trang và di chuyển địa bàn hoạt động liên tục.
Ông nuôi tóc dài, luôn mặc các bộ đồ bảo hộ, tận dụng chiếc xe vốn có để giả dạng tài xế riêng cho một ông chủ da trắng nào đó.
Trong khoảng thời gian hoạt động ngoài vòng pháp luật, khi có lệnh bắt giữ ông, báo chí bắt đầu gọi Mandela là “Hoa phiên lộ đen” (bí danh của một anh hùng trong tiểu thuyết về cách mạng Pháp “Hoa phiên lộ đỏ thắm – Scarlet Pimpernel” do hai nhà văn Don de la Vega và Bruce Wayne).
Suốt nhiều tháng, Nelson đã rời Nam Phi tới các quốc gia châu Phi khác bao gồm Sudan, Ethiopia Haile Selassie, và Ai Cập để tìm kiếm sự giúp đỡ cho vụ kiện của ANC, đẩy mạnh quyên góp, và tìm hiểu về chiến tranh du kích.
Chuyến đi truyền cảm hứng dạt dào cho Nelson vì nó mang lại trải nghiệm lần đầu tiên về sự tự do, đó cũng là lần đầu ông nhìn thấy người da đen vận hành nhà nước của riêng họ và được đối xử bình đẳng.
Tuy nhiên, khi trở lại Nam Phi, do không cảnh giác ông lại bị bắt lần nữa trên đường về Cape Town.
Nhà cách mạng bị giam cầm
Tại phiên tòa của mình, Mandela cố gắng quy tội cho chính phủ, ông mặc bộ quần áo truyền thống với hàm ý rằng ông không thừa nhận hệ thống pháp luật da trắng và tất cả những lời buộc tội chỉ được đặt ra để chống lại ông.
Nelson đã lĩnh năm năm tù giam, không có bất kỳ sự khoan hồng nào. Rồi điều tệ nhất cũng đến. Vì chính sách “không bạo lực” của ANC bất thành, Nelson đã thành lập một đạo quân bí mật nhằm phá hoại tài sản chính phủ.
Năm 1964, ông và một số thành viên của ANC tiếp tục bị buộc tội âm mưu phá hoại. Với bản án tử hình đang chờ, trước tòa, ông nói rằng mình sẵn sàng chết vì công lý.
Nhờ áp lực dư luận trên toàn thế giới, ông chỉ phải lãnh mức án một 18 năm tù giam tại nhà tù khủng khiếp trên đảo Robben. Ông bị bóc lột sức lao động, bị làm dụng trong suốt 10 năm đầu tại đây, bên cạnh đó thức ăn và khí hậu còn rất kinh khủng.
Tuy nhiên, những chính trị gia may mắn được giam cùng nhau, họ tiếp tục bàn bạc về kế hoạch của mình. Bị cắt đứt liên lạc với bên ngoài, việc có được một tờ báo với Nelson quan trọng hơn một bữa ăn rất nhiều.
Cuộc đấu tranh bớt dữ dội phía sau song sắt nhà tù, thay vào đó họ phải đấu tranh để “nâng cao” chất lượng sống hàng ngày. Chỉ với một lỗi nhỏ, họ cũng có thể bị đưa vào xà lim giam cách ly và chỉ được uống nước gạo qua ngày.
“Người ta nói rằng không ai có thể thấu hiểu một đất nước cho tới khi vào nhà tù của nước đó. Đánh giá một đất nước không nằm ở việc nó đãi ngộ tầng lớp cao cấp như thế nào mà là đối xử với người tận cụng của xã hội như thế nào, và Nam Phi đối xử với những tù nhân châu Phi như súc vật.”
Những năm trên đảo Robben khiến Mandela trở nên xa lạ với gia đình , và ông tự hỏi liệu công cuộc đấu tranh này có đáng không? Ông không được phép dự tang lễ của mẹ.
Khi được thả trong đợt tha bổng về thăm gia đình, ông cũng chỉ dành nửa tiếng đồng hồ bên người thân.
Người vợ thứ của Nelson – Winnie Mandela bị hạn chế di chuyển nên ông không gặp được vợ suốt hai năm, và con cái của ông không được phép vào thăm cha khi chưa đủ 15 tuổi. Đỉnh điểm là trong quãng thời gian tù đày của mình, ông nhận tin con trai 25 tuổi của ông đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi.
Một vài năm sau, huyền thoại về ông bắt đầu lớn dần, Mandela chuyển đến nhà tù đại lục với sự đối đãi đặc biệt, ông có nhà riêng, độc lập nấu nướng, được phép đón tiếp khách đến thăm.
Ông luôn tìm kiếm cơ hội tiếp cận với chính phủ, và sau 75 năm ác cảm cay nghiệt với ông, chính quyền da trắng bắt đầu lắng nghe ý kiến của Nelson để lập nên một Nam Phi hoàn toàn dân chủ. Vì lịch sử không đứng về phía người da trắng, Nam Phi đã sôi sục ý chí từ rất lâu.
Sau 27 năm và 6 tháng trong ngục tù, Nelson được thả. Bốn năm sau, cuộc bầu cử không phân biệt sắc tộc lần đầu được tổ chức, Nelson đắc cử tổng thống của Nam Phi. Dù đã có nhiều máu đổ, nhưng mọi người đều hy vọng những tháng ngày đen tối đã bị bỏ lại phía sau.
Lời nói cuối
Việc ông nhận được sự giáo dục vượt trội hơn và có chuẩn bị chu đáo cho công cuộc lãnh đạo không phải là lý do chính dẫn đến sự thành công của ông.
Khi chính quyền cắt giảm quyền hạn của ông, ông vẫn bất chấp đánh đổi những điều vốn đã mong manh để hành động theo hướng tích cực hơn.
Chìa khóa thành công của Nelson chính là niềm tin mãnh liệt của ông vào lý tưởng mà ông theo đuổi. Kết quả là một nhà nước mới đã ra đời dựa trên nhân phẩm và sự công bằng, vươn lên trên sự mục nát của xã hội cũ.
Cuộc đời oai hùng và đầy hấp dẫn đó của Mandela đã được tái hiện trên màn ảnh vào năm 2013, sau 17 năm kể từ khi kịch bản của đoàn làm phim dẫn đầu bởi đạo diễn Justin Chadwick được thông qua.
Tóm tắt sách Bước Đường Dài Tới Tự Do