
Who Moved My Cheese? An Amazing Way to Deal with Change in Your Work and in Your Life dịch sát nghĩa là Ai đã lấy miếng pho mát của tôi? Phương cách tuyệt vời nhất để đối phó với sự thay đổi trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Tóm tắt sách AI LẤY MIẾNG PHO MÁT CỦA TÔI?
Thông qua câu chuyện ngụ ngôn về bốn nhân vật – đại diện cho những phần đơn giản và phức tạp trong con người của chúng ta – cuốn sách đưa ra thông điệp: “Miếng pho mát – những gì chúng ta đang sở hữu – sẽ luôn thay đổi và di chuyển. Chúng ta hãy di chuyển cùng với miếng pho mát và tận hưởng nó.”Cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích và đánh giá cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng một số công ty đã lợi dụng ý nghĩa của cuốn sách để khuyến khích nhân viên tìm công việc mới nhằm giảm áp lực nhân sự của họ.Tóm tắt sách AI LẤY MIẾNG PHO MÁT CỦA TÔI?
Tác giả Spencer Johnson chuyên viết những truyện cá nhân dành cho trẻ em. Tác giả cũng là đồng tác giả của loạt sách One Minute Manager (Nhà quản lý một phút). Những cuốn sách bán chạy của Spencer Johnson đã được dịch ra 26 thứ tiếng trên thế giới.
Ai lấy miếng pho mát của tôi? kể về bốn nhân vật: hai chú chuột Sniff và Scurry cùng hai người tí hon Haw và Hem. Họ có tính cách và suy nghĩ khác nhau nhưng cùng chung sống trong một mê cung. Chú chuột Sniff luôn nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi. Chú chuột Scurry luôn phản ứng, hành động nhanh chóng trước mọi sự việc. Người tí hon Haw tuy chậm nhưng lại biết thích nghi đúng lúc khi nhận thấy thay đổi. Người tí hon Hem luôn phản đối, chống lại những thay đổi vì sợ rằng điều đó có thể sẽ dẫn đến những sự việc tồi tệ hơn. Mỗi ngày, bốn nhân vật này tìm kiếm pho mát – đó vừa là món ăn, vừa là niềm vui và hạnh phúc của họ.
Thời gian đầu họ chia thành hai nhóm – một nhóm gồm hai chú chuột và nhóm còn lại là hai người tí hon – để đi tìm pho mát. Hai chú chuột Sniff và Scurry chỉ có bộ não đơn giản nhưng lại có bản năng nhanh nhạy và chính xác. Chúng thường sử dụng phương cách thử sai đơn giản “Có-hay-Không?” để tìm pho mát. Chú chuột Sniff sử dụng chiếc mũi cực kỳ thính của mình để nhắm đến nơi nào có thể có miếng pho mát, còn Scurry thì chạy và lùng sục rất nhanh. Có những khi chúng bị lạc hướng và va đầu vào tường, nhưng rồi lại nhanh chóng tìm được hướng đi mới của mình. Trong khi đó, hai người tí hon Haw và Hem dùng khả năng tư duy của mình để rút kinh nghiệm từ các sai lầm họ đã trải qua. Khi thất bại trong việc tìm pho mát, họ hay dùng bộ não và cảm xúc để suy diễn ra những chuyện rắc rối trong hành trình. Điều này làm cuộc sống của họ trong mê cung trở nên phức tạp và đầy thách thức.
Vào một ngày đẹp trời, bằng cách tìm kiếm riêng của mình, cả bốn nhân vật đều tìm thấy loại pho mát mà họ yêu thích tại kho pho mát P. Kể từ đó, ngày nào họ cũng mặc đồ thể thao và chạy theo con đường riêng của mình đến kho pho mát P. Khác với hai chú chuột Sniff và Scurry – luôn chuẩn bị gọn gàng và chạy ra kho P từ sáng sớm để ăn pho mát và lùng sục, quan sát chung quanh – hai người tí hon Haw và Hem mỗi ngày lại dậy muộn hơn một chút, mặc quần áo chậm hơn một chút rồi thong thả đi bộ đến kho pho mát P. Họ nghĩ rằng những miếng pho mát sẽ luôn còn ở đó cho họ ăn hằng ngày. Một thời gian sau, hai người tí hon chuyển hẳn vào kho pho mát P để ở. Họ mời bạn bè đến chơi và khoe những miếng pho mát mà họ đang tận hưởng. Lúc này cuộc sống đối với Haw và Hem thật là hạnh phúc, và họ trở nên tự mãn với những gì mình đang có.
Một ngày nọ, hai chú chuột Sniff và Scurry phát hiện không còn miếng pho mát nào trong kho P cả. Chúng rất ngạc nhiên nhưng không hề lúng túng, vì đã dự cảm trước điều này nhờ quan sát sự sụt giảm hàng ngày của kho pho mát. Sau khi nhận ra sự thật, thay vì phân tích sâu, suy nghĩ nhiều, chúng nhanh chóng quyết định phải khẩn trương thích ứng với hoàn cảnh và bắt đầu chạy đi tìm kho pho mát mới.
Thái độ của hai người tí hon hoàn toàn ngược lại. Haw buồn bã không muốn tin vào điều trước mắt, còn Hem thì rất lo lắng và hoảng hốt. Hem giận dữ la lớn: “Ai đã lấy miếng pho mát của tôi?” Đêm hôm đó, hai người tí hon quay trở về nhà với bụng đói meo. Haw viết lên tường dòng cảm nghĩ của mình: “Miếng pho mát càng quan trọng bao nhiêu thì chúng ta càng muốn giữ chặt nó bấy nhiêu.”


Ngày hôm sau, Haw và Hem quay lại kho P để xác nhận sự thật không thể chối cãi: Không còn miếng pho mát nào trong kho cả. Hem vẫn không chấp nhận chuyện này. Hem nhất quyết tin rằng nếu ai đã đem những miếng pho mát đi thì phải trả lại cho cậu ta, vì cậu là người phát hiện ra kho pho mát P và có quyền được những miếng pho mát thơm ngon. Những ngày tiếp theo, Hem đã thuyết phục Haw ở lại kho P với mình để tiếp tục tìm kiếm. Tìm mãi không ra, họ bắt đầu đục, đập vỡ các bức tường với hy vọng ai đó giấu pho mát trong đó. Ngày qua ngày, bao nhiêu tường đã bị đục lỗ, bị đập vỡ nhưng những miếng pho mát vẫn không chịu xuất hiện. Tóm tắt sách AI LẤY MIẾNG PHO MÁT CỦA TÔI?
Trong khi đó, sau một thời gian tìm kiếm cực nhọc, hai chú chuột cuối cùng đã tìm ra kho pho mát M. Kho này có nhiều pho mát hơn bất cứ nơi nào mà chúng từng biết.
Tìm hoài không ra pho mát, Haw tự hỏi bản thân tại sao lại không xông pha vào mê lộ để tìm kiếm pho mát như hai chú chuột. Hem, ngày càng giận dữ và mệt mỏi, không ủng hộ ý tưởng này của Haw. Tuy vậy Haw vẫn nhất quyết rời bỏ kho P để dấn thân vào mê cung tìm kho pho mát mới. Haw viết lên tường câu sau với mong muốn Hem sẽ thay đổi suy nghĩ và cũng đi tìm như cậu sắp bắt đầu:
Lúc khởi hành với những ý chí mới, Haw cảm thấy rất hứng khởi. Nhưng sau khi tìm kiếm một thời gian mà không thấy pho mát, Haw lại cảm thấy sợ hãi vì đã rời khỏi nơi chốn quen thuộc và có thể sẽ không bao giờ tìm được pho mát. Nỗi sợ hãi này cứ lặp đi lặp lại trong suốt hành trình. Cứ mỗi lần nản chí, sợ hãi, Haw lại lên dây cót cho chính mình bằng những suy nghĩ tích cực:
- Để vượt qua sợ hãi: “Khi vượt lên nỗi sợ hãi của chính mình, chúng ta sẽ có những cảm nhận tốt.”
- Khi tìm được kho pho mát nhưng chỉ có vài miếng: “Càng nhanh chóng quên đi pho mát cũ, chúng ta càng sớm tìm thấy những miếng pho mát mới.”
- Để có thêm sức mạnh trên đường tìm kiếm: “Việc tưởng tượng ra mình đang thưởng thức những miếng pho mát mới – ngay cả khi chưa tìm ra – cũng sẽ giúp ta đến đích nhanh hơn.”
- Chặn đứng nỗi sợ hãi và tăng thêm cảm hứng: “Đi vào mê cung và tìm kiếm những miếng pho mát mới thú vị hơn nhiều so với việc chỉ ngồi yên và chờ đợi trong tình trạng không có pho mát.”
- Khi tìm theo phương pháp cũ mà chưa ra pho mát mới: “Cứ bám vào những suy nghĩ, phân tích cũ sẽ không thể nào tìm được pho mát mới.”
- Khi nhận ra rằng thay đổi niềm tin sẽ tạo ra những hành động tích cực: “Khi người ta nhận thấy họ có thể tìm và thưởng thức những miếng pho mát mới, người ta sẽ thay đổi hành động của mình.”
Cuộc hành trình dài và đầy cam go của Haw đã kết thúc một cách bất ngờ. Một ngày nọ, Haw vào đúng ngay kho M, nơi có rất nhiều các loại pho mát ngon. Sau khi chào hai chú chuột, cậu tháo giày ra và đeo lên cổ để có thể thoải mái chạy vào. Sau khi chén no nê các loại pho mát mới, cậu hô to: “Cám ơn sự thay đổi.” Cậu cũng tự phân tích những gì đã xảy ra với mình và hai chú chuột rồi rút ra hai kết luận: “Hãy lưu ý đến những thay đổi nhỏ để có thể chuẩn bị và thích ứng tốt hơn với thay đổi lớn” và “Hãy đơn giản hóa mọi sự việc để linh động và phản ứng nhanh chóng hơn. Đừng phức tạp hóa vấn đề và làm rối trí mình với những suy nghĩ sợ hãi.” Tóm tắt sách AI LẤY MIẾNG PHO MÁT CỦA TÔI?
Với mong ước sẽ thay đổi được suy nghĩ của Hem và hy vọng một ngày nào đó Hem cũng tự dấn thân đi tìm kho pho mát mới. Haw đã viết những thông điệp sau cho Hem trên một miếng pho mát:

Haw đang có một lượng pho mát lớn, và cậu tiếp tục ra ngoài mê cung để khám phá những khu vực mới và tìm hiểu những gì đang xảy ra. Haw hy vọng rằng một ngày nào đó Hem sẽ hiểu được thông điệp: “Hãy di chuyển cùng với miếng pho mát và tận hưởng nó.”
Tóm tắt sách Ai Lấy Pho Miếng Pho Mát Của Tôi?
Người tóm tắt: Lâm Minh Chánh